Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 11 - Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 2


Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

XUÂN Ý

(Hồ Dzếnh)

 Trời đẹp như trời mới tráng gương,

Chim ca, tiếng sáng rộn ven tường

Có ai bên cửa ngồi hong tóc

Cho chảy tan thành một suối hương.

 

Sắc biếc giao nhau cành lan cành

Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh

Chim bay cành trĩu trong xuân ý

Em đợi chờ ai khuất bức mành?

 

Giữa một giờ thiêng tình rất đẹp

Rất buồn và rất rất thanh thanh

Mày ai bén nguyệt, người ai nhỏ

Em ạ, yêu nhau chết cũng đành!

(Trích Tổng tập văn học Việt Nam, Tập27,  NXB Khoa học Xã hội, 1995, tr.397)  

 

 

Hồ Dzếnh (1916–1991), tên thật:  Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam. Ông được biết  đến với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát, phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa.

Xuân ý là thi phẩm tiêu biểu của Hồ Dzếnh với những “vần thơ duyên dáng, ngọt ngào” thể hiện hiện những tình cảm kín đáo mà rất thắm thiết”; giọng thơ đằm thắm, nhạc thơ uyển chuyển du dương.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định thể thơ trong bài Xuân ý.

A. Tự do

B. Bảy chữ

C. Song thất lục bát

D. Lục bát

Câu 2. Khổ thứ hai trong bài Xuân ý gieo vần ở âm tiết cuối của những dòng thơ nào?

A. Dòng số 1,3,4

B. Dòng số 2,3,4

C. Dòng số 1,2,4

D. Dòng số 1,2,3

Câu 3. Câu thơ Trời đẹp như trời mới tráng gương sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nói quá

B. So sánh

C. Điệp từ

D. Ẩn dụ

Câu 4. “Em” trong bài thơ là:

A. Người con gái đẹp

B. Nhân vật trữ tình

C. Đối tượng trữ tình

D. Người yêu của tác giả.

Câu 5. Giọng điệu chính của bài thơ:

A. Trầm lắng, suy tư

B. Lạnh lùng, khách quan

C. Buồn thương, tiếc nuối

D. Đằm thắm, tha thiết

Câu 6. Tác dụng của câu hỏi tu từ Em đợi chờ ai khuất bức mành?

A. Thể hiện sự băn khoăn, hồ nghi của nhân vật trữ tình

B. Lời tỏ tình ý nhị của nhân vật trữ tình

C. Thể hiện tâm trạng buồn bã, mong ngóng của nhân vật “em”

D. Thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật trữ tình.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về câu thơ: Sắc biếc giao nhau cành lan cành?

A. Câu thơ đã thể hiện sức sống của thiên nhiên mùa xuân

B. Câu thơ miêu tả màu xanh giao hòa trên cành lá

C. Câu thơ miêu tả cành lá đan cài vào nhau

D. Câu thơ miêu tả hình ảnh thiên nhiên lụi tàn

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

Câu 9. Em có đồng tình với suy nghĩ của nhân vật trữ tình trong câu thơ “Em ạ, yêu nhau chết cũng đành!” không? Vì sao?

Câu 10. So sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ:

-Đoạn 1

Trời đẹp như trời mới tráng gương,

Chim ca, tiếng sáng rộn ven tường

Có ai bên cửa ngồi hong tóc

Cho chảy tan thành một suối hương.

             (Xuân ý-Hồ Dzếnh)

 

- Đoạn 2

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?

- Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

                        (Xuân-Chế Lan Viên)

 

II. VIẾT (4,0 điểm)

“Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớt mọi nỗi sợ hãi.” (Marie Curie)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

B

C

B

C

D

D

D

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định thể thơ trong bài Xuân ý.

A. Tự do

B. Bảy chữ

C. Song thất lục bát

D. Lục bát

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định thể thơ

Lời giải chi tiết:

Thể thơ: Bảy chữ

→ Đáp án B

Câu 2 (0.5 điểm)

Khổ thứ hai trong bài Xuân ý gieo vần ở âm tiết cuối của những dòng thơ nào?

A. Dòng số 1,3,4

B. Dòng số 2,3,4

C. Dòng số 1,2,4

D. Dòng số 1,2,3

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ 2

Xác định cách gieo vần.

Lời giải chi tiết:

Khổ thứ hai trong bài Xuân ý gieo vần ở âm tiết cuối của những dòng thơ:  1,2,4

→ Đáp án C

Câu 3 (0.5 điểm)

Câu thơ Trời đẹp như trời mới tráng gương sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nói quá

B. So sánh

C. Điệp từ

D. Ẩn dụ

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ

Xác định biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ Trời đẹp như trời mới tráng gương sử dụng biện pháp tu từ so sánh

→ Đáp án B

Câu 4 (0.5 điểm)

Em” trong bài thơ là:

A. Người con gái đẹp

B. Nhân vật trữ tình

C. Đối tượng trữ tình

D. N gười yêu của tác giả

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Xác định nhân vật “em”.

Lời giải chi tiết:

Em” trong bài thơ là: Đối tượng trữ tình

→ Đáp án C

Câu 5 (0.5 điểm)

Giọng điệu chính của bài thơ:

A. Trầm lắng, suy tư

B. Lạnh lùng, khách quan

C. Buồn thương, tiếc nuối

D. Đằm thắm, tha thiết

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định giọng điệu chính của bài thơ.

 Lời giải chi tiết:

Giọng điệu chính của bài thơ: Đằm thắm, tha thiết.

 → Đáp án D

Câu 6 (0.5 điểm)

Tác dụng của câu hỏi tu từ Em đợi chờ ai khuất bức mành?

A. Thể hiện sự băn khoăn, hồ nghi của nhân vật trữ tình

B. Lời tỏ tình ý nhị của nhân vật trữ tình

C. Thể hiện tâm trạng buồn bã, mong ngóng của nhân vật “em”

D. Thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật trữ tình.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của câu hỏi tu từ Em đợi chờ ai khuất bức mành là: Thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật trữ tình.

→ Đáp án D

Câu 7 (0.5 điểm)

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về câu thơ: Sắc biếc giao nhau cành lan cành?

A. Câu thơ đã thể hiện sức sống của thiên nhiên mùa xuân

B. Câu thơ miêu tả màu xanh giao hòa trên cành lá

C. Câu thơ miêu tả cành lá đan cài vào nhau

D. Câu thơ miêu tả hình ảnh thiên nhiên lụi tàn

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nội dung câu thơ

Lời giải chi tiết:

Nhận định không đúng khi nói về câu thơ: Sắc biếc giao nhau cành lan cành: Câu thơ miêu tả hình ảnh thiên nhiên lụi tàn.

→ Đáp án D

Câu 8 ( 0.5 điểm)

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

HS nêu được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

Gợi ý:

-  Bức tranh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng (trời như tráng gương, chim ca, tiếng rộn, nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh…)

- Bức tranh tràn đầy sức sống (sắc biếc, cành lan cành, chim bay cành trĩu…)

Câu 9: (1.0 điểm)

Em có đồng tình với suy nghĩ của nhân vật trữ tình trong câu thơ “Em ạ, yêu nhau chết cũng đành!” không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng phải có lí giải thuyết phục, hợp lí.

Gợi ý:

- Đồng tình: Câu thơ thể hiện một tình yêu tha thiết, mãnh liệt, sẵn sàng đánh đổi tất cả để dành lấy tình yêu của đời mình, dù có thể hy sinh cả bản thân.

- Không đồng tình: Vì câu thơ thể hiện tình yêu mù quáng, ích kỉ.  “Yêu nhau chết cũng đành” coi trọng cảm xúc cá nhân không đặt mình vào cảm xúc của người khác, đặc biệt là người thân.Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu mãnh liệt, không nhất thiết là phải chọn cái chết, làm những điều dại dột.

Câu 10: (1.0 diểm)

So sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ:

-Đoạn 1:

Trời đẹp như trời mới tráng gương,

Chim ca, tiếng sáng rộn ven tường

Có ai bên cửa ngồi hong tóc

Cho chảy tan thành một suối hương.

             (Xuân ý-Hồ Dzếnh)

 

- Đoạn 2:

   Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

   Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?

  - Với tôi, tất cả như vô nghĩa

  Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

           (Xuân-Chế Lan Viên)

 

 

 Phương pháp giải:

HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- HS so sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ.

Gợi ý:

- Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều viết về đề tài mùa xuân.Qua đó, bộc lộ cảm xúc tinh tế của nhân vật trữ tình.

- Khác nhau:

Đoạn 1: Tâm trạng say mê, tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết.

Đoạn 2: Tâm trạng buồn bã, hoài nghi khi xuân về.

II. VIẾT (4 điểm)

“Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớt mọi nỗi sợ hãi.” (Marie Curie)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên.

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến: “Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớt mọi nỗi sợ hãi.” (Marie Curie)

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- “Cuộc sống không phải để sợ mà là để hiểu”: cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều bí mật, những bất ngờ, bất ổn khiến con người nhiều khi không thể lí giải được, không đối phó và cũng  không chống đỡ được. Những lí do đó dẫn đến thái độ sợ hãi của rất nhiều người.

- Nhưng “cuộc sống .. là để hiểu”: Chúng ta cần phải có những hiểu biết, những cách lí giải về sự bí ẩn, phức tạp của cuộc sống.

→ ý nghĩa cả câu nói: Cuộc sống vốn vô cùng phong phú và phức tạp; nó có thể khiến cho con người sợ hãi và lo lắng. Vì vậy mà mỗi con người chúng ta cần phải “tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống” để có khả năng“chung sống”, chủ động trước những tình huống, biến cố xảy ra và làm chủ cuộc sống của mình.

b. Giải quyết vấn đề nghị luận

Ý kiến của nhà bác học Marie Cuire đúng đắn, sâu sắc, bởi vì:

- Thực tế cuộc sống luôn luôn có những bí ẩn, bất ngờ, biến động phức tạp, nhất là trong giai đoạn hiện nay (thiên tai, biến động kinh tế, tranh chấp, xung đột vũ trang, những nguy cơ mất an toàn về an ninh...) khiến mọi người luôn sống trong tâm lí lo sợ.

- Để đối diện với thực tế đó, cách tốt nhất theo Marie Cuire là phải hiểu hiểu nhiều hơn với cuộc sống. Đó là giải pháp đúng đắn vì chỉ khi hiểu, ta mới có tâm lí bình tĩnh, chủ động để có thể lí giải, xử lí, giải quyết hay thuận theo nó, có cách chống lại nó ... một cách có hiệu quả được.

- Mục đích của cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc làm vơi bớt nỗi sợ hãi mà còn làm chủ và cải thiện cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Mục tiêu giáo dục của tổ chức Unesco cũng là “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Vì vậy, để hiểu nhiều hơn về cuộc sống, cần phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu cuộc sống ở mọi phương diện, bằng một thái độ sống bình tĩnh, tích cực.

(Trong quá trình bình luận, học sinh phải lấy dẫn chứng để chứng minh)

c. Bàn luận:

- Nếu không nỗ lực tìm hiểu, khám phá quy luật của cuộc sống thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ làm chủ được cuộc đời của mình, luôn lo sợ và ở trong thế bị động trước những biến đổi khôn lường của nó. Như vậy nhìn ở mặt tích cực thì những bí ẩn, những bất trắc của cuộc sống luôn khiến con người sợ hãi nhưng chính nó lại là phép thử để con người  vươn lên và vượt qua chính mình, thấu hiểu lẽ đời và quy luật của cuộc sống.

- Tuy nhiên để vượt qua nỗi sợ hãi để làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc sống của mình không phải là điều dễ dàng bởi năng lực của con người không phải là vô hạn mà có những giới hạn nhất định hoặc còn tiềm ẩn; con người cần dấn thân, trải nghiệm qua những nghịch cảnh, những tình huống khác nhau thì mới khám phá, bộc lộ, bản thân, hiểu mình và hiểu rõ những gì mình đang muốn vươn tới; càng muốn đạt được những cái quý giá con người càng phải nỗ lực gấp bội.

=> Như vậy, để làm chủ cuộc sống, để không sợ mà thấu hiểu nó thì con người phải chấp nhận những bất trắc, những biến động khôn lường của nó. Qua đó, con người mới có thể hiểu rõ mình, hiểu rõ sức chịu đựng cũng như được rèn luyện, hoàn thiện thêm bản thân.

d. Bài học nhận thức:

- Câu nói khuyến khích, nhắc nhở con người cần có thái độ dấn thân nhập cuộc, rèn luyện cho mình bản lĩnh dám đối mặt với khó khăn thử thách, đặc biệt là khi còn trẻ.

- Câu nói khuyên ta phải biết chủ động, luôn luôn khám phá, tìm hiểu cuộc sống để tự xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp.

- Nỗi sợ hãi cũng có thể được vơi đi nhờ việc xây dựng những mối quan hệ, giúp đỡ mọi người để cùng có cuộc sống tốt đẹp.

- Bản thân cần có những định hướng rõ ràng và sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và tâm lí cho mọi tình huống trong cuộc sống.

 Trong cuộc sống con người cần hình dung, hiểu rõ mục tiêu cũng như cái mình muốn trước khi định làm việc, có như vậy mới mang tâm thế chủ động, sẵn sàng hoặc ít nhiều có sự chuẩn bị tốt hơn.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

 

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 3

    Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 4

    Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 5

    Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 6

    Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 7

    Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!