Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 11 - Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 7


Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VIỆT BẮC

(Trích)

- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, 10 – 1954, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

Chú thích: Tháng 10-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại Hà Nội. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở người đi.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do.

B. Thể thơ lục bát.

C. Thể thơ bảy chữ.

D. Thể thơ tám chữ.

Câu 2. Trong bài thơ Việt Bắc, hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ nào?

A. Hoa chuối đỏ tươi.

B. Măng mai.

C. Mận nở trắng rừng.

D. Áo chàm.

Câu 3. Dòng nào sau đây chưa đúng với bài thơ "Việt Bắc"?

A. Bài thơ sử dụng lối kết cấu quen thuộc của ca dao dân ca – theo lối đối đáp của mình – ta.

B. Hình thức là đối thoại, nhưng là sự phân thân của cái "tôi" trữ tình để bộc lộ tâm trạng đầy đủ sâu sắc.

C. Giọng thơ có nét gần với hát ru – ngọt ngào, nhịp nhàng, thấm đượm nghĩa tình.

D. Các hình ảnh thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ và đậm chất triết lý.

Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của bản chất ca dao trong bài thơ "Việt Bắc" là ở phương diện nào?

A. Thể thơ lục bát.

B. Hình ảnh thiện nhiên và con người đậm màu sắc dân tộc.

C. Hình thức đối đáp của mình và ta.

D. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ phong phú.

Câu 5. Cấu tứ của bài thơ là cuộc chia tay của "mình – ta". Dòng nào dưới đây hiểu đúng cuộc chia tay đó?

A. Là cuộc chia tay đầy lưu luyến của 2 người yêu nhau.

B. Là cuộc chia tay của những người bạn từng gắn bó sâu nặng dài lâu.

C. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc.

D. Mình, ta đều là chủ thể trữ tình - đều là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao năm ở Việt Bắc. Đó là phần đời này trò chuyện quyến luyến với phần đời kia.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 6 . Tìm những hình ảnh, chi tiết gợi lên một thời gian khổ, gợi nhớ tình đồng bào trong đoạn trích.

Câu 7. Chỉ ra biện pháp tu từ đối trong đoạn trích. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 8. Phân tích ý nghĩa cách sử dử dụng cặp đại từ “mình” - “ta”.

Câu 9. Thông qua đoạn trích em hãy lý giải nhận định “Thơ Tố Hữu mang phong cách thơ trữ tình chính trị”.

II. VIẾT

 Phân tích cuộc chia tay lịch sử được thể hiện trong đoạn thơ sau. Từ đó, anh/chị nhận xét gì về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5 (0.25đ)

B

D

D

C

D

 

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do.

B. Thể thơ lục bát.

C. Thể thơ bảy chữ.

D. Thể thơ tám chữ.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Chú ý dấu hiệu hình thức (số chữ trong câu, số câu trong bài)

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát

→ Đáp án: B

Câu 2. Trong bài thơ Việt Bắc, hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ nào?

A. Hoa chuối đỏ tươi.

B. Măng mai.

C. Mận nở trắng rừng.

D. Áo chàm.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ Việt Bắc, hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ Áo chàm

→ Đáp án: D

Câu 3. Dòng nào sau đây chưa đúng với bài thơ "Việt Bắc"?

A. Bài thơ sử dụng lối kết cấu quen thuộc của ca dao dân ca – theo lối đối đáp của mình – ta.

B. Hình thức là đối thoại, nhưng là sự phân thân của cái "tôi" trữ tình để bộc lộ tâm trạng đầy đủ sâu sắc.

C. Giọng thơ có nét gần với hát ru – ngọt ngào, nhịp nhàng, thấm đượm nghĩa tình.

D. Các hình ảnh thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ và đậm chất triết lý.

Phương pháp:

Đọc kĩ các đáp án

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Dòng nào chưa đúng với bài thơ "Việt Bắc": Các hình ảnh thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ và đậm chất triết lý

→ Đáp án: D

Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của bản chất ca dao trong bài thơ "Việt Bắc" là ở phương diện nào?

A. Thể thơ lục bát.

B. Hình ảnh thiện nhiên và con người đậm màu sắc dân tộc.

C. Hình thức đối đáp của mình và ta.

D. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ phong phú.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức về đặc điểm của ca dao

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện rõ nhất của bản chất ca dao trong bài thơ "Việt Bắc" là ở phương diện: Hình thức đối đáp của mình và ta

→ Đáp án: C

Câu 5. Cấu tứ của bài thơ là cuộc chia tay của "mình – ta". Dòng nào dưới đây hiểu đúng cuộc chia tay đó?

A. Là cuộc chia tay đầy lưu luyến của 2 người yêu nhau.

B. Là cuộc chia tay của những người bạn từng gắn bó sâu nặng dài lâu.

C. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc.

D. Mình, ta đều là chủ thể trữ tình - đều là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao năm ở Việt Bắc. Đó là phần đời này trò chuyện quyến luyến với phần đời kia.

Phương pháp:

Đọc kĩ các đáp án

Vận dụng phương pháp đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Mình, ta đều là chủ thể trữ tình - đều là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao năm ở Việt Bắc. Đó là phần đời này trò chuyện quyến luyến với phần đời kia.

→ Đáp án: D

Câu 6 . Tìm những hình ảnh, chi tiết gợi lên một thời gian khổ, gợi nhớ tình đồng bào trong đoạn trích.

 Phương pháp giải 

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết

- Việt Bắc gợi nhớ một thời gian khổ: “suối lũ”, “mưa nguồn”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối” là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân.

- Gợi nhớ tình đồng bào:

+ Chi tiết “Trám bùi....để già” diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.

+ “Hắt hiu...lòng son” Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.

+ “Mình đi, mình có nhớ mình" Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

Câu 7. Chỉ ra biện pháp tu từ đối trong đoạn trích. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Phương pháp giải

Đọc đoạn trích, suy luận.

Lời giải chi tiết

Gợi ý:

Biện pháp tu từ đối: Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

 Tác dụng: Gợi nhớ về mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thủy chung với cách mạng.

Câu 8. Phân tích ý nghĩa cách sử dử dụng cặp đại từ “mình” - “ta”.

Phương pháp

Phân tích, lý giải.

Lời giải chi tiết

Gợi ý:

Ý nghĩa cách sử dụng cặp đại từ “mình” – “ta”:

+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.

Lối xưng hô gần gũi đó từng xuất hiện trong ca dao, dân ca.

+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ.

Câu 9. Thông qua đoạn trích em hãy lý giải nhận định “Thơ Tố Hữu mang phong cách thơ trữ tình chính trị”.

 Phương pháp

Phân tích, lý giải.

Lời giải chi tiết

Học sinh trình bày theo ý hiểu của mình. Có phân tích, lý giải.

Gợi ý:

- Tính chính trị:

+ Đoạn thơ đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn với cả dân tộc

+ Cảm hứng chủ yếu của đoạn thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với Đảng, Bác Hồ, với căn cứ địa Việt Bắc. Kỉ niệm được nhắc đến là kỉ niệm về một thời cách mạng, một vùng cách mạng.

- Tính trữ tình:

+ Đoạn thơ được viết với kết cấu đối đáp giữa mình và ta trong một cuộc chia tay quyến luyến bịn rịn.

+ Nội dung đoạn thơ: là tiếng nói trữ tình tha thiết của người đi - kẻ ở.

PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)

Phân tích cuộc chia tay lịch sử được thể hiện trong đoạn thơ sau. Từ đó, anh/chị nhận xét gì về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận có kết hợp các phương thức biểu đạt khác.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích cuộc chia tay lịch sử được thể hiện trong đoạn thơ.

Gợi ý:

1. Giới thuyết chung.

- Tác giả: Lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng.

- Tác phẩm: Được viết nhân một sự kiện đặc biệt.

- Vị trí đoạn trích: Đoạn thơ mở đầu.

- Cuộc chia tay lịch sử:

Mình – Ta

Việt Bắc – Cách mạng

+ Quá khứ - Hiện tại, tương lai

+ Cái đã qua – Cái sắp tới

2. Lời người ở lại:

- Hai câu hỏi gần như lặp lại nhau: vấn đề ám ảnh.

- mười lăm năm ấy: Thời gian tâm lý hóa.

- Cây – Núi

Sông – Người

→ Không gian tâm lý hóa.

2. Lời người ra đi:

- “Tiếng ai”: Tiếng hát phân thân → Ta – Mình, Mình – ta.

- Cách ngắt nhịp lẻ: 3/5.

- Hai trạng thái:

+ Bâng khuâng, bồn chồn.

+ Nhớ quá khứ, hướng tương lai.

- Áo chàm:

+ Truyền thống.

+ Hiện đại.

3. Đánh giá:

- Cuộc chia tay lịch sử được tái hiện thông qua cảm nhận của Tố Hữu – một nhà thơ trữ tình chính trị tài hoa.

- Cuộc chia tay thể hiện tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

- Cuộc chia tay được tái hiện thông qua giọng thơ thiết tha, ngọt ngào.

- Tính trữ tình được thể hiện qua:

+ Cặp đại từ mình – ta.

+ Lời đối đáp.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 8

    Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 6

    Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 5

    Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 4

    Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều - Đề số 3

    Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí