Đề thi học kì 2 Ngữ Văn 11 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Văn 11 - Đề số 7


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan (là hai em của Kiều) đi chơi xuân. Khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan (là hai em của Kiều) đi chơi xuân. Khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh.

Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hoá công,

Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.

Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay thác xuống làm ma không chồng.

Nào người phượng chạ loan chung,

Nào người tích lục tham hồng là ai?

Đã không kẻ đoái người hoài,

Sẵn đây ta thắp một vài nén nhang.

Gọi là gặp gỡ giữa đàng,

Họa là người dưới suối vàng biết cho.

Lầm rầm khấn vái nhỏ to,

Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.

Một vùng cỏ áy bóng tà,

Gió hiu hiu thổi một và bông lau.

Rút trâm giắt sẵn mái đầu,

Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.

Lại càng mê mẩn tâm thần

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXBS Dân Trí, Hà Nội, 2013)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản

Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong 4 câu thơ sau:

Lại càng mê mẩn tâm thần

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài

Câu 4 (1.0 điểm). Theo Anh/chị, quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà; Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung có còn đúng với xã hội hiện nay không? Lí giải?

Câu 5 (1.0 điểm). Anh/chị có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi đọc đoạn thơ? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

II. VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp tinh thần sáng lên trong gian khó của những người lính đảo ở đoạn thơ sau:

Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (trích)

…Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời...

(Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Câu 2. (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ câu nói: “Hạnh phúc giữ trong tay chỉ còn là hạt; hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa” (Ernest Hemingway).

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Thể thơ: lục bát

Câu 2

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức kết hợp: Tự sự và biểu cảm

Câu 3

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về tác dụng của phép điệp

Lời giải chi tiết:

Hiệu quả của phép điệp:

- Điệp từ “lại”

- Hiệu quả:

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi thăm mộ Đạm Tiên.

+ Thể hiện sự đồng cảm, niềm xót thương sâu sắc của nàng Kiều dành cho Đạm Tiên.

+ Nhịp thơ thay đổi, chậm lại; câu thơ sinh động, hấp dẫn.

Câu 4

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ và lí giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

- Quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung không còn đúng với xã hội hiện đại.

- Lí giải: Vì trong xã hội hiện đại, nam nữ đã bình đẳng, bình quyền, người phụ nữ không còn bị ràng buộc hay phụ thuộc vào nam giới, họ đã có quyền tự chủ, tự quyết định cuộc đời và số phận của mình.

Câu 5

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ và lập luận phù hợp

Lời giải chi tiết:

- Với quan điểm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ trong xã hội phong kiến thường không có tiếng nói, không tự quyết định được cuộc đời của mình.

- Là phái đẹp, họ vừa được nâng niu, nhưng đồng thời cũng dễ trở thành món đồ chơi, vật đổi trao trong tay người khác

- Khi còn hương sắc, họ được yêu mến, nhưng khi hương sắc tàn phai, họ lại bị chà đạp, hắt hủi, ruồng rẫy, bỏ rơi…

PHẦN II. VIẾT

Câu 1

Phương pháp giải:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.

Trình bày đoạn văn theo các cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Đoạn thơ có sử dụng các biện pháp tu từ như phép điệp, phép liệt kê, phép so sánh kết hợp với những từ ngữ giản dị, đời thường, đậm chất lính (kháo nhau) có tác dụng diễn tả niềm mơ ước cháy bỏng của người lính đảo: trời có mưa, có nước ngọt, để cả thiên nhiên và con người trên đảo thỏa khát khao được hồi sinh từ nguồn nước ngọt.

- Từ ước mơ có mưa giữa bốn bề nước biển mặn cho thấy cuộc sống khó khăn vô vàn của người lính giữa đảo xa. Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người lính đảo trong sự lạc quan, trẻ trung.

- Đoạn thơ sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc...

Câu 2

Phương pháp giải:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Liên hệ kiến thức về vấn đề

Vận dụng thao tác lập luận, kĩ năng viết bài

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài

- Giới thiệu và nêu khái quát tư tưởng: quan niệm về hạnh phúc và sự cần thiết phải san sẻ, trao đi hạnh phúc. Trích dẫn câu cách ngôn.

2. Thân bài

* Giải thích câu nói

- Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc vui mừng và thỏa mãn khi con người đạt được những điều mong ước trong cuộc sống: tiền tài, danh vị, sự nghiệp, học vấn, gia đình, tình yêu…

- Hạt: nhỏ bé, là yếu tố ban đầu, là khởi nguồn, đáng quý nhưng chỉ mãi ở tiềm năng…; hoa: là sự ngọt ngào, đẹp đẽ, đáng trân trọng, nâng niu, làm đẹp cho đời…; giữ trong tay: giữ cho riêng mình; mang ra san sẻ: chia sẻ cho người khác, biết trao đi…

Câu nói có nghĩa là: Hạnh phúc chưa thực sự có ý nghĩa, có giá trị khi ta chỉ giữ nó cho riêng mình. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa, có giá trị và làm đẹp cho đời khi ta biết trao đi, biết chia sẻ với mọi người.

* Bày tỏ quan điểm và bàn luận

- Hạnh phúc giữ trong tay chỉ còn là hạt:

+ Biểu hiện của hạnh phúc “giữ trong tay”: người có nhiều may mắn, thành công nhưng sống cá nhân, vị kỉ, vô tình với người kém may mắn hơn mình.

+ Hậu quả: Đó là hạnh phúc nhỏ nhoi, hạn hẹp, chỉ thỏa mãn cá nhân, chưa mạng lại ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời; cuộc sống chưa thực sự có ý nghĩa (Dẫn chứng)

- Hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa:

+ Biểu hiện của hạnh phúc “san sẻ” “trổ hoa”: luôn quan tâm và sẵn sàng chia sẻ những giá trị vật chất, tinh thần mà mình có với những người bất hạnh quanh mình.

+ Ý nghĩa của hạnh phúc “trổ hoa”: Hạnh phúc được chia sẻ sẽ đem đến niềm vui và những giá trị cho mọi người; làm vơi bớt những bất hạnh trong cuộc sống; người biết chia sẻ hạnh phúc sẽ có được niềm vui, tình yêu thương, sự biết ơn, quý mến….; cuộc sống mới thực sự ý nghĩa; xã hội trở nên tốt đẹp, nhân ái, đầy tính nhân văn… (Dẫn chứng)

* Mở rộng, phản đề

- Phê phán những người chỉ giữ hạnh phúc cho riêng mình…

- Hạnh phúc cần trao cho người xứng đáng…

* Bài học: biết quan tâm, chia sẻ, đem đến niềm vui và những điều tốt đẹp cho nọi người, cuộc sống của ta sẽ có hạnh phúc đích thực...

3. Kết bài

- Tổng kết vấn đề


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí