Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 11 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 2


Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. Đọc hiểu (4đ)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

                                                ( Trích Bài thơ Hắc Hải, tuyển thơ Nguyễn Đình Thi)

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?

A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương
Việt Nam.

B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt Nam.

C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương, ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.

D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.

Câu 3: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương?

A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.

B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của
dân tộc.

C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.

Câu 4: Khi chọn hình ảnh "đỉnh Trường Sơn", tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của thiên nhiên?

A. Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc.

B. Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ.

C. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

D. Vẻ đẹp cao sang, lộng lẫy.

Câu 5: Hình ảnh "biển lúa" sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. Hoán dụ.

Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì?

"Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."

A. Bức chân dung của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó.

B. Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.

C. Bức chân dung của con người Việt Nam nỗ lực, kiên trì.

D. Bức chân dung của con người Việt Nam thuỷ chung, bất khuất.

Câu 7. Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý nghĩa gì?

A. Chỉ những người thuộc lớp trẻ phải vất vả, chịu thương chịu khó.

B. Chỉ những người già yếu phải vất vả, chịu thương chịu khó.

C. Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó.

D. Chỉ những người nông dân nghèo khổ.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 9: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu 10: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải
làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Trả lời câu hỏi bằng một chuỗi câu từ 3-5 câu) 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Câu 1:

QUÊ MẸ

                                                             (Thanh Tịnh)

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

                                                                            (Ca dao)

Cô Thảo ra lấy chồng đã ba năm. Anh Vận chồng cô hiện làm hương thơ ở làng Mỹ Lý. Anh Vận trước kia có theo học chữ Quốc ngữ, nhưng đã hai năm thi yếu lược không đậu nên anh ta lại thôi. Qua năm sau dân trong xóm bầu anh ta lên làm hương thơ trong làng. Ngày nào anh ta cũng đi nhà này qua nhà khác phát thư, rồi chiều đến lại phải ra tận đình để lấy hòm thư đem lên huyện.

Công việc của anh tuy vất vả, nhưng lương tháng - hay nói cho đúng, lương năm - của anh trông ít quá. Làng chỉ trích cho anh ta ba mẫu ruộng và năm đồng bạc làm tiền lộ phí. Nhưng năm đồng ấy thì không bao giờ anh nhận được. Vì các viên chức đã khéo léo trừ với món tiền phải đóng sưu này thuế khác gần hết.

Nhưng ở vùng quê, được một chức nghiệp như thế, anh Vận cũng cho là danh giá lắm. Và bà Lại, mẹ anh Vận, lúc nói chuyện với những người quen, cũng không quên tự hào được một người con ra đảm đương việc làng việc nước.

Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào một mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

(Gần đến ngày giỗ ông, cô Thảo muốn xin chồng về làng, lại không muốn nói thẳng.

Nhưng mãi đến chiều cũng không nghe chồng nói gì, nên cô phải mượn cây thanh trà để nhắc xa xôi cho chồng nhớ. Anh Vận xin mẹ cho vợ về làng ăn giỗ. Mẹ chồng bảo cô mang buồng chuối mật trong vườn về giỗ ông, lại cho cô một hào để đi đò. Anh Vận cũng chạy quanh xóm mượn chỗ này, chỗ khác cho cô Thảo thêm bốn hào nữa)

Tối hôm ấy cô Thảo không đi ngủ sớm. Cô đặt con ngủ yên bên chồng xong lại lật đật xách dao ra sau vườn chuối. Loay hoay một lúc lâu cô mới đem được buồng chuối mật vào nhà. Cô đem để vào một góc thật kín vì cô sợ nửa đêm chuột đến khới. Xong rồi cô mới qua bên nhà cô Thị mượn đôi hoa tai vàng và cái nón lá mới. Sắp đặt đâu đó xong xuôi cô mới lên giường nằm ngủ.

Trời tờ mờ sáng cô Thảo đã trở dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách xa làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy nên mỗi năm cô chỉ được về làng chừng hai ba lượt là nhiều. Xưa kia cô từng qua lại  làng  Mỹ Lý ngày một để bán gạo, nhưng sau lúc cô ra lấy chồng thì quê nhà đối với cô đã là nơi xa lạ.

Qua những con đường mòn chạy nấp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước. Trong trí cô hiện ra lần lần hình ảnh của cô Thu, cô Nguyệt, cô Hương, những cô bạn mà trước kia cô cho là thân nhất. Nhưng đời các cô ấy cũng như cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng lặng như nhau hết.

Đi chưa được bốn cây số cô Thảo đã thấy mỏi. Cô tự nhận thấy sức cô yếu hơn trước nhiều lắm. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

[…]

Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm nở. Lòng cô lúc ấy nhẹ nhàng và vui sướng lắm. Còn họ gặp cô đi đằng xa đã kêu réo om sòm như gặp được người sống lại. Họ hỏi thăm cô chuyện này chuyện khác, mục đích là để xem cô ăn mặc độ này có khá hơn trước không. Cô Thảo thấy người làng chào hỏi mình vồn vã nên đáp lại rất vui vẻ. Cô ta không quên lấy cái nón xuống, giả vờ quạt vào mình để mấy người đứng chung quanh được thấy đôi hoa tai vàng của cô.

Đến trưa hôm ấy thì cô về đến nhà. Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt. Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt. Một lúc sau cô đưa thằng Lụn cho mẹ ẵm rồi đi thẳng vào nhà để chào những người quen biết.

Bà Vạn cứ quấn quít bên cháu, bên con quên cả ngày giờ. Bà giới thiệu cô Thảo với người này người khác, bà nhắc đến chuyện cô Thảo lúc cô còn năm sáu tuổi. Bà kể đến đoạn nào bà cũng có ý khoe cô Thảo đức hạnh và khôn ngoan đủ thứ. Bà nói mãi mà không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết.

Sung sướng nhất là cô con gái có chồng về nhà mẹ. Cô Thảo tuy về giỗ ông nhưng không làm gì hết. Cô vào phòng mẹ nằm ngủ cả buổi chiều, mãi đến lúc gần cúng cô mới chịu đi ra ngoài.

Lúc cô đứng lễ thì ông Vạn, thân sinh cô, vuốt râu cười nói:

- Con phải lễ thế phần chồng con nữa. Nó làm gì bên ấy mà không đến

Cô Thảo sau khi thụt lùi ra khỏi chiếu, mới khẽ đáp:

- Dạ, nhà con mắc việc quan.

Cô Khuê, chị em chú bác với cô Thảo, đứng gần đấy trề môi nói tiếp:

- Thứ đồ làm hương thơ mỗi năm ăn ba mẫu ruộng mà cũng gọi là việc quan.

- Ai nấy đều nghe thấy nhưng không ai cãi lại. Ông Vạn đứng cúi đầu xuống hơi ngượng. Còn cô Thảo gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp. Nhưng ngay lúc ấy cô lại gặp cặp mắt của mẹ đang nhìn cô chòng chọc. Cô đau lòng quá đến để hai dòng lệ chảy dài trên má.

- Sáng hôm sau, cúng cơm sáng xong xuôi, cô Thảo lại sắm sửa đi qua làng Mỹ Lý. Cô gọi mấy đứa em đến gần rồi cho mỗi đứa năm xu. Trong nhà ai cũng khen cô rộng rãi và biết thương em, nên cô vui sướng lắm. Đang lúc cao hứng cô còn hứa sẽ gửi cho mẹ hai cặp quần áo mới để mặc Tết nữa. Nhưng chính cô cũng không biết sẽ lấy đâu ra hai cặp quần áo ấy. Chỉ trong nháy mắt cô Thảo đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm.

- […]

- Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo một gạch đen dài trên ven đồi xa thẳm.

-(Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 33, NXB Khoa học xã hội, 2000,Tr.819-823)

Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá về đoạn trích trên.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3(0.5đ)

Câu 4(0.5đ)

Câu 5(0.5đ)

Câu 6(0.5đ)

Câu 7(0.5đ)

C

A

A

B

B

B

C

 

Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Tự do

 Phương pháp giải:

Đếm số chữ trong một câu và số câu trong bài

Lời giải chi tiết:

Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ: Lục bát

→ Đáp án C

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương Việt Nam.

B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt Nam.
C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương, ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của bài thơ trên là: Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương Việt Nam.

→ Đáp án A

Câu 3: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương?
A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của
dân tộc.
C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ đã gợi nên niềm tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
→ Đáp án A

Câu 4: Khi chọn hình ảnh "đỉnh Trường Sơn", tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của thiên nhiên?

A. Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc.

B. Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ.

C. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

D. Vẻ đẹp cao sang, lộng lẫy.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Khi chọn hình ảnh "đỉnh Trường Sơn", tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên.

→ Đáp án B

Câu 5: Hình ảnh "biển lúa" sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. Hoán dụ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ

 Lời giải chi tiết:

Hình ảnh "biển lúa" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

→ Đáp án B

Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì?

"Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."

A. Bức chân dung của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó.

B. Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.

C. Bức chân dung của con người Việt Nam nỗ lực, kiên trì.

D. Bức chân dung của con người Việt Nam thuỷ chung, bất khuất.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Xác định nội dung

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của đoạn thơ là: Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.

→ Đáp án B

Câu 7. Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý nghĩa gì?

A. Chỉ những người thuộc lớp trẻ phải vất vả, chịu thương chịu khó.

B. Chỉ những người già yếu phải vất vả, chịu thương chịu khó.

C. Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó.

D. Chỉ những người nông dân nghèo khổ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý nghĩa: Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó.

→ Đáp án C

Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước

Lời giải chi tiết:

Tình  cảm yêu mến, quý trọng với quê hương, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam.

Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

- Các biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: ơi

+ Ẩn dụ: Biển lúa

+ So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

- Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.

Câu 10: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Viết đoạn văn từ 7- 10 dòng) 

 Phương pháp giải:

HS vận dụng kiến thức của bản thân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

- H nêu quan điểm của bản thân

- Gợi ý:

+ Giữa chúng ta và đất nước có liên hệ mật thiết như liên hệ giữa ta và gia đình ta.
+ Cần học hành chăm chỉ, giữ thân thể khỏe mạnh, giữ đầu óc sáng suốt, giúp người già yếu nghèo khổ, giữ sạch nhà cửa/đường phố…

+ Không làm điều xấu: Không hút sách, không trộm cắp, không dối trá, không đánh nhau, không nhũng lạm…

+ Luôn làm cho mình giàu mạnh thêm, luôn làm cho mình giỏi giang thêm, luôn hỗ trợ các anh em của mình để họ giàu mạnh thêm và giỏi giang thêm…

II. VIẾT (4đ)

Câu 1:

QUÊ MẸ

                                                             ( Thanh Tịnh)

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

                                                                            (Ca dao)

Cô Thảo ra lấy chồng đã ba năm. Anh Vận chồng cô hiện làm hương thơ ở làng Mỹ Lý. Anh Vận trước kia có theo học chữ Quốc ngữ, nhưng đã hai năm thi yếu lược không đậu nên anh ta lại thôi. Qua năm sau dân trong xóm bầu anh ta lên làm hương thơ trong làng. Ngày nào anh ta cũng đi nhà này qua nhà khác phát thư, rồi chiều đến lại phải ra tận đình để lấy hòm thư đem lên huyện.

Công việc của anh tuy vất vả, nhưng lương tháng - hay nói cho đúng, lương năm - của anh trông ít quá. Làng chỉ trích cho anh ta ba mẫu ruộng và năm đồng bạc làm tiền lộ phí. Nhưng năm đồng ấy thì không bao giờ anh nhận được. Vì các viên chức đã khéo léo trừ với món tiền phải đóng sưu này thuế khác gần hết.

Nhưng ở vùng quê, được một chức nghiệp như thế, anh Vận cũng cho là danh giá lắm. Và bà Lại, mẹ anh Vận, lúc nói chuyện với những người quen, cũng không quên tự hào được một người con ra đảm đương việc làng việc nước.

Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào một mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

(Gần đến ngày giỗ ông, cô Thảo muốn xin chồng về làng, lại không muốn nói thẳng.

Nhưng mãi đến chiều cũng không nghe chồng nói gì, nên cô phải mượn cây thanh trà để nhắc xa xôi cho chồng nhớ. Anh Vận xin mẹ cho vợ về làng ăn giỗ. Mẹ chồng bảo cô mang buồng chuối mật trong vườn về giỗ ông, lại cho cô một hào để đi đò. Anh Vận cũng chạy quanh xóm mượn chỗ này, chỗ khác cho cô Thảo thêm bốn hào nữa)

Tối hôm ấy cô Thảo không đi ngủ sớm. Cô đặt con ngủ yên bên chồng xong lại lật đật xách dao ra sau vườn chuối. Loay hoay một lúc lâu cô mới đem được buồng chuối mật vào nhà. Cô đem để vào một góc thật kín vì cô sợ nửa đêm chuột đến khới. Xong rồi cô mới qua bên nhà cô Thị mượn đôi hoa tai vàng và cái nón lá mới. Sắp đặt đâu đó xong xuôi cô mới lên giường nằm ngủ.

Trời tờ mờ sáng cô Thảo đã trở dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách xa làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy nên mỗi năm cô chỉ được về làng chừng hai ba lượt là nhiều. Xưa kia cô từng qua lại  làng  Mỹ Lý ngày một để bán gạo, nhưng sau lúc cô ra lấy chồng thì quê nhà đối với cô đã là nơi xa lạ.

Qua những con đường mòn chạy nấp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước. Trong trí cô hiện ra lần lần hình ảnh của cô Thu, cô Nguyệt, cô Hương, những cô bạn mà trước kia cô cho là thân nhất. Nhưng đời các cô ấy cũng như cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng lặng như nhau hết.

Đi chưa được bốn cây số cô Thảo đã thấy mỏi. Cô tự nhận thấy sức cô yếu hơn trước nhiều lắm. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

[…]

Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm nở. Lòng cô lúc ấy nhẹ nhàng và vui sướng lắm. Còn họ gặp cô đi đằng xa đã kêu réo om sòm như gặp được người sống lại. Họ hỏi thăm cô chuyện này chuyện khác, mục đích là để xem cô ăn mặc độ này có khá hơn trước không. Cô Thảo thấy người làng chào hỏi mình vồn vã nên đáp lại rất vui vẻ. Cô ta không quên lấy cái nón xuống, giả vờ quạt vào mình để mấy người đứng chung quanh được thấy đôi hoa tai vàng của cô.

Đến trưa hôm ấy thì cô về đến nhà. Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt. Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt. Một lúc sau cô đưa thằng Lụn cho mẹ ẵm rồi đi thẳng vào nhà để chào những người quen biết.

Bà Vạn cứ quấn quít bên cháu, bên con quên cả ngày giờ. Bà giới thiệu cô Thảo với người này người khác, bà nhắc đến chuyện cô Thảo lúc cô còn năm sáu tuổi. Bà kể đến đoạn nào bà cũng có ý khoe cô Thảo đức hạnh và khôn ngoan đủ thứ. Bà nói mãi mà không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết.

Sung sướng nhất là cô con gái có chồng về nhà mẹ. Cô Thảo tuy về giỗ ông nhưng không làm gì hết. Cô vào phòng mẹ nằm ngủ cả buổi chiều, mãi đến lúc gần cúng cô mới chịu đi ra ngoài.

Lúc cô đứng lễ thì ông Vạn, thân sinh cô, vuốt râu cười nói:

- Con phải lễ thế phần chồng con nữa. Nó làm gì bên ấy mà không đến

Cô Thảo sau khi thụt lùi ra khỏi chiếu, mới khẽ đáp:

- Dạ, nhà con mắc việc quan.

Cô Khuê, chị em chú bác với cô Thảo, đứng gần đấy trề môi nói tiếp:

- Thứ đồ làm hương thơ mỗi năm ăn ba mẫu ruộng mà cũng gọi là việc quan.

- Ai nấy đều nghe thấy nhưng không ai cãi lại. Ông Vạn đứng cúi đầu xuống hơi ngượng. Còn cô Thảo gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp. Nhưng ngay lúc ấy cô lại gặp cặp mắt của mẹ đang nhìn cô chòng chọc. Cô đau lòng quá đến để hai dòng lệ chảy dài trên má.

- Sáng hôm sau, cúng cơm sáng xong xuôi, cô Thảo lại sắm sửa đi qua làng Mỹ Lý. Cô gọi mấy đứa em đến gần rồi cho mỗi đứa năm xu. Trong nhà ai cũng khen cô rộng rãi và biết thương em, nên cô vui sướng lắm. Đang lúc cao hứng cô còn hứa sẽ gửi cho mẹ hai cặp quần áo mới để mặc Tết nữa. Nhưng chính cô cũng không biết sẽ lấy đâu ra hai cặp quần áo ấy. Chỉ trong nháy mắt cô Thảo đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm.

- […]

- Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo một gạch đen dài trên ven đồi xa thẳm.

-(Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 33, NXB Khoa học xã hội, 2000,Tr.819-823)

Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá về đoạn trích trên.

 

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

a. Bức ảnh 1: Hình ảnh vũ trụ do NASA phóng vào một tiểu hành tinh ngoài vũ trụ, làm chệch quỹ đạo để không ảnh hưởng tới trái đất

Bức ảnh 2: Hình ảnh tên lửa, bệ phóng,… thăm dò vũ trụ. Như vậy, bức 1 có nhiều tương đồng với chủ đề văn bản

b.

Viết bài Nghị luận xã hội về “Khát vọng chinh phục vũ trụ của con người”

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề

Thân bài

2,5

- Nhan đề và lời đề từ của truyện có thể gợi ra những suy nghĩ như: Quê là nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn sinh sống, nơi gắn bó thân thương với mỗi người. Nói đến quê mẹ là nói đến nơi ta sinh ra, lớn lên, gắn bó suốt tuổi thơ, khi đi xa thì quê mẹ là nơi chốn yêu thương để ta nhớ, lúc buồn khổ ta hướng về để được chia sẻ.

- Lời đề từ của truyện là ca dao về nỗi niềm và tâm trạng của người con gái lấy chồng xa.

- Nhân vật cô Thảo trong truyện ngắn Quê mẹ được khắc hoạ qua những chi tiết cụ thể gắn với tâm trạng, hành động, cử chỉ : đêm trước khi về dỗ ông, trên đường về quê, khi về đến làng, khi về đến nhà mẹ, khi trở lại nhà chồng.

à Nhân vật cô Thảo là mẫu phụ nữ tiêu biểu cho gia đình, cô là ngươi “ít hay chữ” nhưng nặng lòng với quê hương, gia đình. Cô con dâu chăm chỉ luôn biết giữ gìn nề nếp gia phong; “cô gái có chồng về nhà mẹ” luôn nở nụ cười với hàng xóm, với những đứa em thơ cô sẵn sàng phân phát cho các em “ cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm”… Hình ảnh cô Thảo đã nói lên nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, nói lên mong ước của Thanh Tịnh về cuộc sống bình dị, chân thành, ca ngợi những con người quê hương luôn giàu tình người, tình quê.

* Qua câu chuyện, có thể rút ra những thông điệp: tình yêu quê hương, gia đình và nỗi nhớ quê trong lòng người con gái.

* Nhận xét về cách ửng xử của các nhân vật trong truyện ngắn Quê mẹ:

- Anh Vân hơi vô tâm nhưng yêu thương vợ.

- Mẹ chồng cô Thảo ân cần, quan tâm đến con dâu.

- Cô Thảo luôn lễ phép, khéo léo trong các mối quan hệ, thân thiện với bà con lối xóm.

à Đó là những ứng xửu đẹp và rất đời thường, vừa truyền thống vừa hiện đại.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

 

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc

 

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí