Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 8>
Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi kế tiếp
THƯƠNG VỢ - BÀI THƠ TRỮ TÌNH, TRÀO PHÚNG ĐẬM SẮC DÂN GIAN CỦA TÚ XƯƠNG
(Nguyễn Quốc Túy)
Thương vợ (Trần Tế Xương)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
[...]
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha me thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Tình cảm thương vợ của Tú Xương trước hết được biểu hiện ở câu thơ đầu tức là ở hai câu để qua việc nhà thơ tạo dựng hình ảnh một bà vợ buôn bán, tần tảo nuôi chồng nuôi con.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi dù năm con với một chồng
Hai câu mở đầu của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường là hai câu vào để, thế mà hai câu đề của bài thơ này lại mang sắc thái của hai câu thực”: cho bạn đọc thấy nỗi vất vả, khó nhọc của người vợ. Về thời gian nỗi vất vả đó là “quanh năm”, nghĩa là ngày nào, tháng nào cũng như vậy. Về không gian đó là địa điểm sầm uất Bà Tú cũng không có nốt một cái lều, một gian hàng buôn bán ổn định ở cửa chợ, đình chợ. Bà buôn bán ở nơi có thế đất chênh vênh, hiểm trở.
Cũng ở ngay hai câu thơ đầu, nhà thơ đã nói được một cách cụ thể về công lao to lớn của bà Tú:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Chúng ta chú ý các từ ngữ : nuôi đủ, năm, một. Như vậy là bà Tú đã nuôi đủ 6 người. Chúng ta thấy thấp thoáng nụ cười trào lộng hay đúng hơn là nụ cười tự trào của nhà thơ qua cách tính đếm của ông : Năm con với một chồng. Chồng cũng như con phải để vợ nuôi.
Ta biết Tú Xương là nho sĩ, là học trò chữ nho thời xưa đi thị và hỏng mãi, cuối cùng mới đậu được tú tài.
Nụ cười tự trào của Tú Xương, cách đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con : “năm con với một chồng” có cái gì rất gần gũi với câu ca dân gian “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Biết đánh giá đúng thực trạng kém cỏi của mình, biết công lao vợ phải nuôi mình và cả năm đứa con, đó là nét đẹp của nhân cách Tú Xương được biểu hiện qua nụ cười tự trào của ông.
Đây là hai câu “thực” đã khắc họa thành công hình ảnh bà Tú vất vả ở chi tiết nghệ thuật hình ảnh : “lặn lội thân cò”.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Nó gợi ta nhớ đến câu ca dao :
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Rồi các câu: “Con cò mà đi ăn đêm”, “cò dò bắt tép”... Cả câu thơ: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” làm hiện lên trong trí tưởng tượng của ta hình ảnh một bà Tú lặn lội đêm hôm buôn bán vật và để nuôi con, nuôi chồng giống như biểu tượng hình ảnh những con cò trong thơ ca dân gian. Biểu tượng đó còn sâu đậm thêm khi ta đọc tiếp câu thơ : “Eo sèo mặt nước buổi đò đồng”, Hình ảnh bà Tú “lặn lội”
gắn với “quãng văng”, gắn với “mặt nước” cũng giống như hình ảnh con có trong thơ ca dân gian gắn với “ăn đêm”, “cò dò bắt tép”, “lặn lội bờ sông”. Tóm lại, ở hai câu thơ này, Tú Xương đã sử dụng một số “tín hiệu nghệ thuật” thơ để nói về nỗi vất vả, khó nhọc của người phụ nữ nông thôn trước đây.
Chính nhờ những phương tiện biểu hiện nghệ thuật của văn học dân gian nên ở một phương diện và mức độ nào đó, hình ảnh của bà Tú ở hai câu thơ này cũng
mang ý nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang.
Đây là hai câu “luận”, “bàn” về nỗi vất vả khó nhọc, đức tính chịu đựng của bà Tú. Nó cũng là lời thơ biểu hiện tâm trạng của bà Tú :Chịu đựng, không phàn
nàn, oán trách, kêu ca.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Bài thơ không phải là lời “tự bạch” của bản thân bà Tú mà là lời kể, lời tả bà Tú của Tú Xương. Nhưng tác giả Tú Xương sau khi tả, kể, dựng lại hình ảnh của vợ đã chửi ai vậy ? Nhà thơ chửi “thói đời ăn ở bạc”, “có chồng hờ hững cũng như không”, nghĩa là nhà thơ chửi thói đời vì cái thói đời ấy mà bà Tú có chồng cũng như không, chồng chẳng giúp được gì thậm chí bà còn phải nuôi chồng. Cái thời đời ấy là cái tập tục ngày xưa : vợ phải nuôi chồng ăn học. Cái thói đời ấy đã đưa lại cho bà Tú một ông chồng vô tích sự mà bà phải nuôi. Hóa ra Tú Xương tự chửi mình là vô tích sự. Ở đây, một lần nữa ta lại thấy thấp thoáng nụ cười tự trào của Tú Xương và thấy nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
Bài thơ Thương vợ là một bài thơ trữ tình - trữ tình trào phúng - một phong cách nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái dân gian.
Câu hỏi
(Giảng văn văn học Việt Nam - Nhiều tác giả. NXB Giáo Dục 1999)
Câu hỏi
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết (0,5đ)
Câu 2. Nhan đề văn bản Thương vợ - Bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian của Tú Xương cung cấp cho người đọc thông tin nào? (0,5đ)
Câu 3. Đoạn: “Nụ cười tự trào của Tú Xương, cách đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con: “năm con với một chồng” có cái gì rất gần gũi với câu ca giao dân gian “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” thuộc thành phần nào của văn bản, để làm nổi bật điều gì ở Thương vợ?(0,5đ)
Câu 4. Luận điểm 2 (bàn về 2 câu thực của bài thơ) có vai trò như thế nào đối với luận đề của văn bản? (0,5đ)
Câu 5. Xác định ý nghĩa của văn bản, thái độ và tình cảm của người viết dành cho nhà thơ Tú Xương (1đ)
Câu 6. Em đồng ý với nhận định: Bài thơ Thương vợ là một bài thơ trữ tình – trữ tình trào phúng – một phong cách nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái dân gian không, vì sao? (1đ)
II. VIẾT (6 điểm)
Câu 1. Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
CHÂN QUÊ
(Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộng ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
a. Xác định yếu tố văn học dân gian trong bài thơ Chân quê – Nguyễn Bính
b. Từ văn bản đọc hiểu và bài thơ Chân quê – Nguyễn Bính, em hãy cho biết những bài thơ hiện đại dùng chất liệu dân gian có chung đặc điểm gì?
Câu 2. Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương (dài từ 1,5 đến 2 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 8
Câu 1 (0.5 điểm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ
Câu 2 (0.5 điểm)
Câu 2. Nhan đề văn bản Thương vợ - Bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian của Tú Xương cung cấp cho người đọc thông tin nào? (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ nhan đề và đọc lướt văn bản
Lời giải chi tiết:
Cung cấp: Đối tượng, phạm vi, nội dung luận bàn của văn bản
Câu 3 (0.5 điểm)
Câu 3. Đoạn: “Nụ cười tự trào của Tú Xương, cách đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con: “năm con với một chồng” có cái gì rất gần gũi với câu ca giao dân gian “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” thuộc thành phần nào của văn bản, để làm nổi bật điều gì ở Thương vợ?(0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn
Nhớ lại kiến thức về các thành phần trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Thuộc thành phần: lí lẽ, dẫn chứng; Làm nổi bật chất trữ tình đậm sắc thái dân gian
Câu 4 (0.5 điểm)
Câu 4. Luận điểm 2 (bàn về 2 câu thực của bài thơ) có vai trò như thế nào đối với luận đề của văn bản? (0,5đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ luận điểm 2 và luận đề
Lời giải chi tiết:
Làm sáng tỏ sắc thái dân gian qua hình ảnh bà Tú
Câu 5 (1.0 điểm)
Câu 5. Xác định ý nghĩa của văn bản, thái độ và tình cảm của người viết dành cho nhà thơ Tú Xương (1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết thể hiện thái độ và tình cảm của người viết
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa: Khẳng định yếu tố trữ tình, trào phúng trong bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương đậm sắc dân gian; Khẳng định giá trị của bài thơ; Sự ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học viết
- Tình cảm của người viết dành cho nhà thơ Tú Xương: Trân trọng tài năng của nhà thơ; Trân trọng, yêu mến nhân cách của nhà thơ (yêu thương, biết ơn vợ và đánh giá đúng khả năng của mình)
Câu 6 (1.0 điểm)
Câu 6. Em đồng ý với nhận định: Bài thơ Thương vợ là một bài thơ trữ tình – trữ tình trào phúng – một phong cách nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái dân gian không, vì sao? (1đ) |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và đối chiếu với nhận định
Nêu quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
- HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân
- Gợi ý: Làm rõ 2 lí do (chú ý: tính thuyết phục của lí lẽ, dẫn chứng ở từng luận điểm)
II. VIẾT (6 điểm)
Câu 1. Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Xác định yếu tố văn học dân gian trong bài thơ Chân quê – Nguyễn Bính
b. Từ văn bản đọc hiểu và bài thơ Chân quê – Nguyễn Bính, em hãy cho biết những bài thơ hiện đại dùng chất liệu dân gian có chung đặc điểm gì?
Phương pháp giải
Đọc kĩ khổ thơ và yêu cầu đề bài
a. Chú ý những chi tiết mang màu sắc dân gian
b. Tìm hiểu một số đặc điểm của chất liệu dân gian
Lời giải chi tiết
a. Thể thơ lục bát; hình ảnh quen thuộc của đời sống thôn quê xưa: Khăn nhung, quần lĩnh, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen…
b. Bài thơ hiện đại dùng chất liệu dân gian đặc điểm: đọc bài thơ luôn có cảm giác gần gũi, thân quen, dễ thuộc, dễ nhớ; làm sâu sắc hơn những cảm xúc tình cảm sẵn có trong mỗi người; gợi ra không gian quen thuộc…
Câu 2. Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương (dài từ 1,5 đến 2 trang)
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết
Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương (dài từ 1,5 đến 2 trang) |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,25 |
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu giá trị nổi bật của tác phẩm |
Thân bài |
2,0 |
Gồm 3 luận điểm chính: - Luận điểm 1: Giới thiệu chung về tác phẩm (chủ đề, thể loại) - Luận điểm 2: Giá trị nội dung (thương vợ, thấu hiểu nỗi vất vả của vợ; đánh giá bản thân) - Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật (đặc sắc thể loại, hình ảnh, ngôn ngữ thơ… âm sắc dân gian) Lưu ý: Vận dụng kiến thức từ văn bản đọc vào bài viết. Tránh sao chép |
Kết bài |
0,5 |
- Khái quát giá trị tác phẩm - Tác động của tác phẩm tới cảm xúc nhận thức cá nhân |
Yêu cầu khác |
0,25 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận) - Vận dụng linh hoạt các yếu tố hỗ trợ: biểu cảm, miêu tả… |
Loigiaihay.com
- Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 7
- Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
- Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 4
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay