Đề thi học kì 2 Ngữ Văn 11 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 2 Văn 11 - Đề số 6


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐÂY THÔN VĨ DẠ Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vướn ai mướt quá, xanh như ngọc

Là trúc che ngang mặt chữ điền

 

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa.

Áo em trắng quá nhìn không ra.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?
(Trích Đau thương, Hàn Mặc Tử, NXB Hội Nhà văn, 1995)

Câu 1 (0.5 điểm). Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên thôn Vĩ lúc bình minh.

Câu 2 (0.5 điểm). Ngắt nhịp những câu thơ sau:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Câu 3 (1.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ và tác dụng nghệ thuật trong câu thơ sau: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Gió theo lối gió, mây đường mây

Câu 5 (1.0 điểm). Anh/chị cảm nhận như thế nào về khát vọng, thái độ của nhà thơ trong những dòng thơ sau:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?

II. VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Câu 2. (4.0 điểm)

Tình thương là hạnh phúc của con người

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên thôn Vĩ lúc bình minh: nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn ai mướt quá, xanh như ngọc, trúc che ngang mặt chữ điền.

Câu 2

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

Ngắt nhịp câu thơ:
Gió theo lối gió / mây đường mây (4/4)
Dòng nước buồn thiu / hoa bắp lay (4/4)

Câu 3

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ (câu hỏi tu từ)

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: Gợi lên nỗi nhớ nhung, khát khao được trở về thôn Vĩ, đồng thời bộc lộ sự nuối tiếc, trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.

Câu 4

Phương pháp giải:

Trình bày ý hiểu của em

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” diễn tả sự chia lìa, xa cách giữa thiên nhiên, con người và cảm xúc. Hình ảnh gió và mây không đi cùng nhau tượng trưng cho sự chia cắt trong tâm trạng của nhân vật trữ tình – một nỗi buồn cô đơn, lẻ loi và khát khao được gắn kết nhưng không thể.

Câu 5

Phương pháp giải:

Phân tích hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh → thể hiện sự xa cách, mờ ảo, không rõ ràng trong tình cảm.

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà?” thể hiện sự mông lung, vô định của nhân vật trữ tình. Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử vừa thiết tha vừa đầy hoài nghi, lo âu. Sự mờ ảo của sương khói gợi lên cảm giác xa cách, nỗi sợ rằng tình cảm của mình có thể không được đáp lại hoặc bị lãng quên. Đây cũng là sự tiếc nuối và khao khát về một tình yêu chân thành, sâu sắc.

PHẦN II. VIẾT

Câu 1

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, nắm nội dung chính

Xác định yêu cầu: phân tích chủ đề

Vận dụng kĩ năng lập luận, phân tích

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử thể hiện nỗi khắc khoải về tình yêu, cuộc sống và khao khát được trở về với vẻ đẹp thanh bình của quê hương. Thông qua bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ dịu dàng, sáng trong, nhà thơ gợi lên nỗi nhớ nhung sâu sắc về một nơi chốn đã xa và một người từng thân thương. Bài thơ còn chất chứa tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của tác giả trong những ngày cuối đời, khi ông sống giữa ranh giới mong manh của thực tại và mộng tưởng. Câu hỏi tu từ da diết, những hình ảnh gợi cảm và mờ ảo như “sương khói mờ nhân ảnh”, “gió theo lối gió, mây đường mây” càng làm nổi bật sự chia lìa, xa cách trong tâm hồn thi sĩ. Từ đó, Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ là khúc tình ca đau đáu về một mối duyên lỡ dở mà còn là tiếng vọng tha thiết từ một trái tim nghệ sĩ cô độc, đầy yêu thương nhưng tuyệt vọng trước cuộc đời.

Câu 2

Phương pháp giải:

Xác định vấn đề cần bàn luận

Vận dụng kiến thức của em về vấn đề

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Mở bài

- Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.

- Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.

2. Thân bài

a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.

- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)

- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)

- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?

+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

- Trong phạm vi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

- Trong phạm vi xã hội:

+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

- Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

c. Phê phán, bác bỏ:

Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác ...

d. Liên hệ bản thân:

Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

3. Kết bài

- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa ... để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng ...


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi học kì 2 Văn 11 - Đề số 7

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan (là hai em của Kiều) đi chơi xuân. Khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh.

  • Đề thi học kì 2 Văn 11 - Đề số 8

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa.

  • Đề thi học kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 5

    Đề thi học kì 2 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi học kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 4

    Đề thi học kì 2 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi học kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 3

    Đề thi học kì 2 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí