Đề thi học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 8>
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi kế tiếp Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi kế tiếp
Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.
“Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?
(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)
Câu hỏi:
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?
Câu 3 (0.5 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao?
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nêu ít nhất 02 cách
PHẦN VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.
Câu 2 (5.0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm suy nghĩ của em về biến đổi khí hậu.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Câu 1 (1 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, rút ra những đặc điểm của thể loại trong văn bản
Dựa vào kết luận về thể loại để trả lời về phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2 (0,5 điểm)
Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình? |
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm kiếm thông tin
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình vì: họ sợ thất bại
Câu 3 (0,5 điểm)
Câu 3 (0.5 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm kiếm thông tin
Dựa vào trải nghiệm và kiến thức của bản thân để đưa ra quan điểm và lý giải hợp lý
Lời giải chi tiết:
- HS nêu quan điểm của bản thân. Có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nêu lý giải hợp lý
- Gợi ý: Đồng tình với quan điểm.
- Vì:
+ Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những khó khăn thách thức, cuộc đời mỗi người là hành trình vượt qua những thử thách đó.
+ Những rủi ro, thách thức chính là những khó khăn mà chúng ta phải trải qua để tích lũy tri thức, kinh nghiệm sẵn sàng khi cơ hội đến.
+ Không đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố thủ trong vùng an toàn chúng ta mãi không thể thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội để vươn đến thành công.
Câu 4 (1 điểm)
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nêu ít nhất 02 cách |
Phương pháp giải
Tìm kiếm thông tin liên quan đến vùng an toàn trong văn bản
Dựa vào tri thức tiếp nhận được và kiến thức của bản thân, đưa ra 2 cách
Lời giải chi tiết:
- “Vùng an toàn” là: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.
- Những cách thức giúp mọi người bước ra khỏi “vùng an toàn”:
+ Can đảm đối mặt với sự sợ hãi để tìm cách vượt qua và chiến thắng những nỗi lo lắng, sợ hãi đó.
+ Tự đặt cho mình những thử thách để cố gắng vượt qua.
+ Bắt tay vào làm những dự án nhỏ, để trải nghiệm và tích lũy tri thức cho bản thân.
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra. |
Phương pháp giải:
Xác định yêu cầu về hình thức và nội dung đoạn văn
Vận dụng kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Lời giải chi tiết:
* Giải thích vấn đề.
- Vùng an toàn: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.
* Bàn luận vấn đề:
- Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?
+ Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau.
+ Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công.
- Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn?
+ Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bởi vậy dũng cảm trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.
+ Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách.
- Bạn sẽ được gì khi bước khỏi vùng an toàn:
+ Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo.
+ Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp.
+ Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân.
+ Cơ hội để bạn đạt đến thành công.
- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.
* Tổng kết vấn đề: thay đổi môi trường sống, bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.
Câu 2.
Câu 2 (5.0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm suy nghĩ của em về biến đổi khí hậu. |
Phương pháp giải:
Xác định yêu cầu về hình thức, nội dung của bài văn
Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài
Dẫn dắt, nêu sơ lược những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu. Khái quát ý kiến, nhận định của em về vấn đề này ( nghiêm trọng, cần có biện pháp giải quyết hữu hiệu, ảnh hưởng rộng khắp,...)
2. Thân bài
- Trình bày cụ thể hơn nhận định, hiểu biết của em về hiện trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay:
- Nêu khái niệm biến đổi khí hậu (theo cách em hiểu)
- Những biểu hiện cụ thể:
+ Thời tiết thay đổi thất thường: nhiệt độ tăng cao, mưa trái mùa, tuyết rơi sớm,...
+ Sự biến đổi của khí quyển: tầng ozon ngày càng mỏng, một số nơi mất lớp bảo vệ khiến các tia phóng xạ có hại lọt vào bầu khí quyển,...
+ Động thực vật biến đổi để thích nghi (động di chuyển sang môi trường sống mới; thực vật biến đổi bề ngoài như: hệ rễ, cấu tạo, chức năng bộ phận,...)
* Ảnh hưởng đến con người
- Nguyên nhân: (phần lớn do tác động của con người)
+ Khai thác khoáng sản quá mức( các loại quặng mỏ quý hiếm, các loại thường dùng trong công nghiệp,...) sinh ra lượng bụi và nước thải lớn, các nguyên tố phóng xạ.
+ Chặt phá rừng phòng hộ, săn giết động vật trái phép ( nêu một số ví dụ cụ thể nếu biết)
+ Lãng phí nguồn nước ( nước ngọt trong sinh hoạt, sản xuất,...dẫn chứng)
+ Không kiểm soát chặt chẽ rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ( cho ví dụ cụ thể: các bãi rác tự phát, các nhà máy xả chất thải chưa qua xử lý,...) dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng(môi trường sinh hoạt, nguồn nước, đất,...)
+ Ý thức cá nhân và cộng đồng chưa cao (xem nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu, xem việc gìn giữ môi trường sống là việc của riêng một cá nhân hay đoàn thể nào đó, vì lợi ích nhất thời nên cố ý bỏ qua,...)
+ Các nguyên nhân khác ( rủi ro trong công nghiệp hạt nhân, công nghiệp vũ trụ, quốc phòng,...)
- Hậu quả:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Thảm thực vật xói mòn, động vật diệt tuyệt nhiều loài : môi trường sống thay đổi đột ngột khiến nhiều loài không thích ứng được dẫn đến suy thoái, tuyệt diệt ( dẫn chứng cụ thể một vài loài mà em biết. ví dụ: chim cánh cụt ở Nam Cực, các loài bướm ở Tây Ban Nha, các loài san hô, cây Lobelia, chuột Bramble Cay…)
+ Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.
+ Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người(lũ quét, sạt lở, các cơn bão lớn,...)
+ Môi trường sống con người ngày càng thu hẹp và khắc nghiệt( hiện tượng băng tan ở 2 cực, sa mạc hóa do biến đổi khí hậu,...)
+ Bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh chóng, sức khỏe con người ngày càng kém (môi trường ô nhiễm mang theo nhiều mầm bệnh)
+ Các hậu quả khác
- Biện pháp:
+ Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm phá rừng, cấm săn giết động vật bừa bãi.
+ Khai thác hợp lý các nguồn khoáng sản
+ Mỗi cá nhân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường (tham gia trồng cây, trồng rừng phòng hộ, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải hợp lý,...)
+ Các biện pháp khác
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề đã khái quát ở phần mở bài ( cái nhìn, mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của cá nhân, công đồng, xã hội,...). Đưa ra ý kiến, phương hướng, lời khuyên.
Loigiaihay.com
- Đề thi học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 7
- Đề thi học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
- Đề thi học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 3
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay