Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 5


Đường đua của niềm tin Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Búc Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà còn là để hoàn thành cuộc đua.”

(Theo Bích Thủy)

 

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng.

B. Anh bị đau chân.

C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi và lễ trao giải đã kết thúc từ lâu.

D. Anh đã không hoàn thành cuộc đua vì chân bị thương.

Câu 2. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy?

A. Vì đó là quy định của ban giám khảo.

B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên đối với đất nước mình: tham gia và hoàn thành cuộc đua.

C. Vì anh muốn gây ấn tượng cho mọi người.

D. Vì anh hoàn thành chặng đua của mình.

Câu 3. Ác-va-ri chạy về đích trong tình trạng cơ thể như thế nào?

A. Chạy tập tễnh với một chân băng bó.

B. Chạy tập tễnh với một tay băng bó.

C. Đang thiếu nước trầm trọng.

D. Kiệt sức vì chạy đường dài.

Câu 4. Gạch chân dưới động từ trong câu văn sau:

Sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Sự quan trọng của việc chiến thắng trong cuộc thi.

B. Giá trị của giải thưởng và huy chương.

C. Việc tập luyện để trở thành vận động viên xuất sắc.

D. Tinh thần trách nhiệm, kiên trì và ý chí không từ bỏ.

Câu 6. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”.

Câu 7. Theo em, trong cuộc sống hàng ngày, niềm tin có quan trọng không? Nó giúp ích gì cho chúng ta? Hãy viết 3 – 4 câu để nói lên ý kiến của mình.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Chuyện một người thầy

Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương, bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.

II. Tập làm văn Em hãy viết bài văn tả một thầy/cô giáo đã từng dạy em.

Câu 2

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng.

B. Anh bị đau chân.

C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi và lễ trao giải đã kết thúc từ lâu.

D. Anh đã không hoàn thành cuộc đua vì chân bị thương.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích khi cuộc thi và lễ trao giải đã kết thúc từ lâu.

Đáp án C.

Câu 2. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy?

A. Vì đó là quy định của ban giám khảo.

B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên đối với đất nước mình: tham gia và hoàn thành cuộc đua.

C. Vì anh muốn gây ấn tượng cho mọi người.

D. Vì anh hoàn thành chặng đua của mình.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri phải hoàn thành cuộc đua vì Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên đối với đất nước mình

Đáp án B.

Câu 3. Ác-va-ri chạy về đích trong tình trạng cơ thể như thế nào?

A. Chạy tập tễnh với một chân băng bó.

B. Chạy tập tễnh với một tay băng bó.

C. Đang thiếu nước trầm trọng.

D. Kiệt sức vì chạy đường dài.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Ác-va-ri chạy tập tễnh về đích với một chân bọ băng bó.

Đáp án A.

Câu 4. Gạch chân dưới động từ trong câu văn sau:

Sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Động từ.

Lời giải chi tiết:

Sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Sự quan trọng của việc chiến thắng trong cuộc thi.

B. Giá trị của giải thưởng và huy chương.

C. Việc tập luyện để trở thành vận động viên xuất sắc.

D. Tinh thần trách nhiệm, kiên trì và ý chí không từ bỏ.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện khuyên chúng ta hãy luôn nỗ lực hết sức mình, kiên trì và đừng bao giờ bỏ cuộc. Cũng hãy luôn là người trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc mà mình đang làm.

Đáp án D.

Câu 6. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Các từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” là: vui vẻ, sung sướng, mãn nguyện.

Câu 7. Theo em, trong cuộc sống hàng ngày, niềm tin có quan trọng không? Nó giúp ích gì cho chúng ta? Hãy viết 3 – 4 câu để nói lên ý kiến của mình.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Theo em, niềm tin là rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó giúp chúng ta có động lực để vượt qua khó khăn và thử thách. Khi có niềm tin vào bản thân, chúng ta dám mơ ước và theo đuổi những mục tiêu lớn hơn. Ngoài ra, niềm tin cũng tạo ra sự gắn kết trong các mối quan hệ, giúp chúng ta tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn.

- Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ.

II. Tập làm văn

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Hạnh vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Hạnh — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học Trung Yên, năm lớp Một.

Cô Hạnh có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầy đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chỉ biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời, lúc thì hồng phấn hay tím nhạt, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô. Mái tóc cô đen huyền, óng ả, mềm mại như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt to tròn với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt cô. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu mà em xem trên tivi. Hàm răng trắng được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng cô nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Hạnh. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 4

    Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 3

    Quà tặng của chim non Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 2

    Cậu bé xứ Ca-la-bri-ca Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết về tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian – thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt, đôi lông mày rậm gần giao lại với nhau; quần áo màu sẫm, thắt một dây lưng bằng da đen.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 1

    Tại sao mẹ lại khóc? Một cậu bé hỏi mẹ: - Tại sao mẹ lại khóc? Người mẹ đáp: - Vì mẹ là một phụ nữ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí