Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 3


Tiếng đồng quê Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu…

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Tiếng đồng quê

            Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu… Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

            Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay.

            Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát cái gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế ?

            Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lượn như một chiếc tàu lượn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp.

            Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta… ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không?

Theo Băng Sơn

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Tác giả miêu tả tiếng đồng quê vào mùa nào?

A. Mùa đông

B. Mùa xuân

C. Mùa thu

D. Mùa hè

Câu 2. Những âm thanh nào ở đồng quê được miêu tả trong bài?

A. Tiếng gà gáy vang mỗi sáng, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn gà con líu ríu.

B. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng chim sáo vi vu, tiếng thoi dệt vải lách cách.

C. Tiếng mấy bà đi chợ râm ran, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn ca, tiếng, tiếng đàn gà con líu ríu.

D. Tiếng đàn chim sáo ríu rít, tiếng chim vịt khoan thai dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích rích, tiếng sơn ca lảnh lót.

Câu 3. Tiếng chim sáo được miêu tả thế nào?

A. Tiếng hót vút lên lảnh lót như có sợi tơ nối bầu trời và mặt đất.

B. Tiếng khoan thai, dìu dặt như tiếng đàn.

C. Ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.

D. Như tiếng đồng, tiếng thép; lúc đầu vang to, sau nhỏ dần rồi tắt lịm.

Câu 4. Tiếng hót của chim tu hú gợi hình ảnh gì?

A. Ruộng ngô xanh um

B. Một phương trời xa lắc.

C. Nắng về, rặng vải ven sông chín đỏ.

D. Ruộng lúa chín vàng ruộm.

Câu 5. Em hãy cho biết đoạn cuối bài văn nói lên điều gì?

Câu 6. Nội dung của bài văn là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của vùng quê vào buổi sáng mùa xuân ấm áp.

B. Miêu tả cánh đồng mùa xuân với những âm thanh quen thuộc.

C. Miêu tả bản làng vào ngày Tết.

D. Miêu tả tiếng hót của các loài chim vào mùa xuân.

Câu 7. Câu “Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.” có mấy vế câu?

A. Một vế câu

B. Hai vế câu

C. Ba vế câu

D. Bốn vế câu

Câu 8. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh.

b. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục.

Câu 9. Điền vế câu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau:

a. Vì trời rét đậm......................................................................................................................................

b. Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông .............................................................................................................................................

Câu 10. Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện mà em đã học trong sách Tiếng Việt 5.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. D

3. C

4. C

6. A

7. C

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Tác giả miêu tả tiếng đồng quê vào mùa nào?

A. Mùa đông

B. Mùa xuân

C. Mùa thu

D. Mùa hè

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tác giả miêu tả tiếng đồng quê vào mùa xuân.

Đáp án B.

Câu 2. Những âm thanh nào ở đồng quê được miêu tả trong bài?

A. Tiếng gà gáy vang mỗi sáng, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn gà con líu ríu.

B. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng chim sáo vi vu, tiếng thoi dệt vải lách cách.

C. Tiếng mấy bà đi chợ râm ran, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn ca, tiếng, tiếng đàn gà con líu ríu.

D. Tiếng đàn chim sáo ríu rít, tiếng chim vịt khoan thai dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích rích, tiếng sơn ca lảnh lót.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1, 2, 3, 4 để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Những âm thanh ở đồng quê được miêu tả trong bài là tiếng đàn chim sáo ríu rít, tiếng chim vịt khoan thai dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích rích, tiếng sơn ca lảnh lót.

Đáp án D.

Câu 3. Tiếng chim sáo được miêu tả thế nào?

A. Tiếng hót vút lên lảnh lót như có sợi tơ nối bầu trời và mặt đất.

B. Tiếng khoan thai, dìu dặt như tiếng đàn.

C. Ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.

D. Như tiếng đồng, tiếng thép; lúc đầu vang to, sau nhỏ dần rồi tắt lịm.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tiếng chim sáo được miêu tả ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.

Đáp án C.

Câu 4. Tiếng hót của chim tu hú gợi hình ảnh gì?

A. Ruộng ngô xanh um

B. Một phương trời xa lắc.

C. Nắng về, rặng vải ven sông chín đỏ.

D. Ruộng lúa chín vàng ruộm.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tiếng hót của chim tu hú gợi hình ảnh nắng về, rặng vải ven sông chín đỏ.

Đáp án C.

Câu 5. Em hãy cho biết đoạn cuối bài văn nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả đối với quê hương.

Lời giải chi tiết:

Đoạn cuối bài nói về tình yêu, nỗi nhớ nhung tha thiết của tác giả đối với tiếng đồng quê.

Câu 6. Nội dung của bài văn là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của vùng quê vào buổi sáng mùa xuân ấm áp.

B. Miêu tả cánh đồng mùa xuân với những âm thanh quen thuộc.

C. Miêu tả bản làng vào ngày Tết.

D. Miêu tả tiếng hót của các loài chim vào mùa xuân.

Phương pháp giải:

Em đọc cả bài xác định đối tượng được tác giả miêu tả là gì.

Lời giải chi tiết:

Nội dung của bài văn là miêu tả vẻ đẹp của vùng quê vào buổi sáng mùa xuân ấm áp.

Đáp án A.

Câu 7. Câu “Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.” có mấy vế câu?

A. Một vế câu

B. Hai vế câu

C. Ba vế câu

D. Bốn vế câu

Phương pháp giải:

Em xác định thành câu và vế câu.

Lời giải chi tiết:

Tôi (CN1) / rảo bước (VN1) và truyền đơn (CN2) / cứ từ từ rơi xuống đất (VN2).

Vậy câu có 2 vế câu.

Đáp án C.

Câu 8. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh.

b. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các cách liên kết câu.

Lời giải chi tiết:

a. Con sơn ca (VN1) / vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất (VN1), đó là tiếng hót (CN2) / không có gì có thể so sánh (VN2).

b. Nó (CN) / khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục (VN).

Câu 9. Điền vế câu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau:

a. Vì trời rét đậm......................................................................................................................................

b. Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông .............................................................................................................................................

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung vế câu và điền vế câu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Vì trời rét đậm nên cây cối trơ trụi.

b. Nếu mọi người chấp hành tốt Luật giao thông thì tai nạn giao thông sẽ giảm đi.

Câu 10. Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.

Phương pháp giải:

Em lưu ý hình thức câu ghép cần đặt.

Lời giải chi tiết:

- Trong giờ ra chơi, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây.

- Trong khu vườn, những bông hoa thi nhau khoe sắc, những chú chim cùng nhau hót líu lo chào ngày mới. 

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

- Em xác định câu chuyện định nêu cảm nghĩ và lập dàn ý về đối tượng đó với bố cục 3 phần.

- Dựa trên dàn ý đã lập để viết đoạn văn hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý :

1. Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện hoặc nêu ấn tượng chung của em về câu chuyện.

2. Triển khai:

- Chi tiết, hình ảnh khiến em ấn tượng là gì? Vì sao?

- Nhân vật em em yêu thích?

- Em học được gì qua câu chuyện?

3. Kết thúc: Suy nghĩ và cảm xúc của em về câu chuyện đó.

Bài tham khảo 1:

Câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ là một trang sử hào hùng, là nguồn cảm hứng không ngừng và là bài học lịch sử sâu sắc. Trong tâm hồn của tôi, câu chuyện này không chỉ là một bức tranh về một nhà lãnh đạo kiệt xuất, mà còn là biểu tượng của lòng trung hiếu, lòng nhân ái, và sự dũng cảm đối diện với những khó khăn. Thái sư Trần Thủ Độ, với sự khôn khéo chiến lược và lòng trung hiếu sâu sắc, đã định hình và bảo vệ đất nước trước những thách thức lớn. Hình ảnh ông trong tâm trí tôi không chỉ là một người lãnh đạo xuất sắc mà còn là một người cha, người thầy kiệt xuất. Tâm huyết và niềm tin vào sứ mệnh bảo vệ triều đại của ông đã làm cho tôi tự hào về dòng họ Trần. Tôi cảm nhận rằng câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ giúp chúng ta nhớ về những giá trị truyền thống và lòng tự tôn dân tộc. Ông không chỉ là người hùng trong cuộc chiến tranh, mà còn là biểu tượng của sự khôn ngoan và sự hi sinh vì lợi ích cộng đồng. Nhìn nhận về câu chuyện này, tôi tin rằng lịch sử Việt Nam là một nguồn lực tuyệt vời, đầy ắp những bài học quý báu về lòng yêu nước và truyền thống tốt đẹp. Câu chuyện về Thái sư Trần Thủ Độ là một phần không thể tách rời của văn hóa Việt Nam, và nó góp phần làm giàu tinh thần cộng đồng.

Bài tham khảo 2:

Câu chuyện “Cậu bé và con heo đất” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ Hải, một cậu bé biết tiết kiệm, biết quan tâm đến người khác và có lòng nhân ái. Hành động của Hải khi quyết định dùng tiền tiết kiệm để giúp đỡ những người bị thiên tai thật đáng khen ngợi. Điều đó đã giúp em hiểu rằng, dù chúng ta có ít hay nhiều, việc chia sẻ với những người khó khăn xung quanh là điều rất quý giá.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 4

    Vai diễn cuối cùng Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

  • Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 5

    Một người hùng thầm lặng Câu chuyện bắt đầu vào một ngày của tháng 12 năm 1938 tại nước Anh. Uyn-tơn quyết định bay sang Tiệp Khắc khi một người bạn nhờ ông tìm cách đưa những đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh. Vì chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra, cơ hội cho những người Do Thái trốn thoát khỏi thành phố hầu như không có, đặc biệt là với trẻ em.

  • Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 2

    Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không?

  • Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 1

    Có những dấu câu Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí