

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 CD - Đề số 2>
Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không?
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!"
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
A. Lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn.
B. Hoạt động tình báo.
C. Rải truyền đơn.
D. Giả đi bán ác.
Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
D. Chị đi rải truyền đơn ngay trong đêm.
Câu 3. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Chị giả đi bán cá như mọi hôm.
D. Rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Câu 4. Vì sao chị Út muốn được thoát li?
A. Vì chị Út muốn được tự do.
B. Vì chị Út muốn đóng góp công sức của mình cho cách mạng.
C. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc.
D. Vì chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng.
Câu 5. Em thấy nhân vật chị Út là người như thế nào?
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước.” là:
A. Một hôm, anh Ba Chẩn
B. anh Ba Chẩn gọi tôi
C. anh Ba Chẩn
D. tôi
Câu 7. Câu “Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.” có mấy vế câu?
A. Hai vế câu
B. Ba vế câu
C. Bốn vế câu
D. Không phải câu ghép.
Câu 8. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cây cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài cây khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.”
A. Lặp từ ngữ
B. Dùng từ ngữ nối
C. Thay thế từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
Câu 9. Điền vế câu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau:
a. Gió thổi ù ù, .............................................................................................................................................
b. Nếu trời mưa to, .............................................................................................................................................
Câu 10. Em mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì để góp phần xây dựng đất nước? Vì sao?
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn tả một ngày nắng đẹp.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. C |
2. A |
3. B |
4. D |
6. C |
7. A |
8. C |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
A. Lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn.
B. Hoạt động tình báo.
C. Rải truyền đơn.
D. Giả đi bán ác.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
Đáp án C.
Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
D. Chị đi rải truyền đơn ngay trong đêm.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn giữa để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên là: Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn..
Đáp án A.
Câu 3. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Chị giả đi bán cá như mọi hôm.
D. Rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn giữa để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Để rải hết truyền đơn Chị Út đã giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Đáp án B.
Câu 4. Vì sao chị Út muốn được thoát li?
A. Vì chị Út muốn được tự do.
B. Vì chị Út muốn đóng góp công sức của mình cho cách mạng.
C. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc.
D. Vì chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chị Út muốn được thoát li vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng.
Đáp án D.
Câu 5. Em thấy nhân vật chị Út là người như thế nào?
Phương pháp giải:
Qua hành động và lời nói của chị Út, em thấy được những tính cách, phẩm chất tốt đẹp gì ở chị.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật chị Út là người:
- Trẻ tuổi nhưng có lòng yêu nước, muốn cống hiến sức mình cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Là người gan dạ, dũng cảm không sợ hiêm nguy, không lùi bước trước khó khăn.
- Là người có trách nhiệm trong công việc, biêt sáng tạo, linh hoạt trong công việc.
- Có tinh thân tự lập, không phụ thuộc, ý lại vào người khác.
- Là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập.
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước.” là:
A. Một hôm, anh Ba Chẩn
B. anh Ba Chẩn gọi tôi
C. anh Ba Chẩn
D. tôi
Phương pháp giải:
Em đặt câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ.
Lời giải chi tiết:
Chủ ngữ trong câu: “Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước.” là anh Ba Chẩn.
Đáp án C.
Câu 7. Câu “Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.” có mấy vế câu?
A. Hai vế câu
B. Ba vế câu
C. Bốn vế câu
D. Không phải câu ghép.
Phương pháp giải:
Em xác định thành câu và vế câu.
Lời giải chi tiết:
Tôi (CN1) / rảo bước (VN1) và truyền đơn (CN2) / cứ từ từ rơi xuống đất (VN2).
Vậy câu có 2 vế câu.
Đáp án A.
Câu 8. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cây cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài cây khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.”
A. Lặp từ ngữ
B. Dùng từ ngữ nối
C. Thay thế từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các cách liên kết câu.
Lời giải chi tiết:
Hai câu sau được liên kết với nhau bằng thay thế từ ngữ “cây cơm nguội” được thay thế bằng “nó”.
Đáp án C.
Câu 9. Điền vế câu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau:
a. Gió thổi ù ù, .............................................................................................................................................
b. Nếu trời mưa to, .............................................................................................................................................
Phương pháp giải:
Em xác định nội dung vế câu và điền vế câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Gió thổi ù ù, cây cối nghiêng ngả.
b. Nếu trời mưa to thì em về nhà muộn.
Câu 10. Em mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì để góp phần xây dựng đất nước? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em nêu ước mơ nghề nghiệp của mình và giải thích lí do.
Lời giải chi tiết:
Khi lớn lên, em ước mơ sẽ trở thành bác sĩ. Vì em muốn cứu sống nhiều người. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một bác sĩ giỏi, góp phần chăm sóc sức khỏe cho mọi người và xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
- Em xác định đối tượng miêu tả và lập dàn ý về đối tượng đó với bố cục 3 phần.
- Dựa trên dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý :
1. Mở bài: Giới thiệu chung
– Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu?
– Vào dịp nào?
2. Thân bài: Tả cảnh mặt trời mọc:
+ Trước khi mọc:
– Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng…
+ Lúc đang mọc:
– Phía Đông, bầu trời màu xám trắng chuyển dần sáng màu hồng nhạt. Mặt trời như một chiếc lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên từ lòng biển.
+ Sau khi mọc:
– Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh trên mặt biển.
– Bầu trời quang đãng, gió sớm mát lành.
– Mặt nước mênh mông, xanh thẳm…
– Bà con ngư dân tấp nập chuyển cá từ thuyền xuống bến.
3. Kết bài: Suy nghĩ và cảm xúc của em về ngày đó
– Vô cùng say mê, thích thú.
– Cảnh mặt trời mọc trên biển như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, để lại ấn tượng khó quên.
Bài tham khảo 1:
Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế! Mùa hè với ngập tràn những ngày nắng đẹp.
Buổi sáng thức dậy, khí trời trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm. Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bởi ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt này. Những mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô thêm cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn sắp bước vào mùa đông.
Em yêu biết bao những ngày nắng đẹp quê em.
Bài tham khảo 2 :
Cuối hè năm ngoái, em được mẹ gửi về ở nhà ngoại ít ngày. Nhà ngoại em nép mình trong một ngôi làng nhỏ trên đảo Cô Tô. Thú vui của em khi ấy là sớm sớm chạy ra biển săn bình minh, rồi ngày ngày tha thẩn khắp mọi nơi để khám phá những vẻ đẹp kỳ diệu nơi đây. Nhờ thế mà em có thể thu vào trong tầm mắt mình hình ảnh về những ngày nắng đẹp nơi đây.
Một ngày nắng đẹp trên đảo Cô Tô mang lại những trải nghiệm tuyệt vời với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và thanh bình. Khi ánh bình minh bắt đầu ló rạng, những tia nắng vàng nhẹ nhàng tỏa sáng, lan tỏa khắp bầu trời, phản chiếu trên mặt biển xanh biếc, tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo.
Buổi sáng trên đảo Cô Tô thật trong trẻo và mát mẻ. Tiếng sóng biển vỗ rì rào hòa quyện cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tạo nên một bản giao hưởng thiên nhiên đầy say mê. Em đi dạo dọc bờ biển, cảm nhận từng làn gió mát lành thổi qua, mang theo hương vị mặn mòi của biển cả. Bờ cát trắng mịn màng, trải dài dưới ánh nắng vàng, khiến em cảm thấy mình như đang bước đi trên một tấm thảm vàng óng ánh.
Mặt trời lên cao, ánh nắng trở nên rực rỡ hơn nhưng không quá gay gắt nhờ cơn gió mát từ biển thổi vào. Biển Cô Tô lúc này trong xanh, từng con sóng nhẹ nhàng lăn tăn vỗ vào bờ. Những chiếc thuyền đánh cá lấp lánh dưới nắng, xa xa là những dãy núi xanh ngắt, tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và sống động. Du khách cũng tranh thủ lúc chưa nắng gắt để vui chơi, tắm biển và chụp ảnh. Tiếng cười nói rộn rã khắp bãi biển, mang lại không khí vui tươi và sôi động.
Buổi chiều, ánh nắng dịu dàng hơn, mặt trời ngả bóng về phía sau rừng cây, phủ một lớp ánh vàng ấm áp lên mọi vật. Em theo anh họ và mấy bạn trong xóm trèo lên ngọn hải đăng Cô Tô để ngắm nhìn toàn cảnh đảo. Từ trên cao nhìn xuống, Cô Tô hiện lên như một bức tranh thủy mặc, với biển xanh, cát trắng, núi non trùng điệp và những ngôi làng chài nhỏ xinh. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và lãng mạn.
Khi màn đêm buông xuống, thủy triều lên, làn gió thổi vào mát rượi và lắng nghe tiếng sóng vỗ đều đều. Ánh trăng vàng tỏa sáng, chiếu xuống mặt biển lấp lánh, tạo nên một khung cảnh huyền ảo và thơ mộng. Những ngọn đèn từ những chiếc thuyền đánh cá xa xa chập chờn trên mặt nước, như những ngọn đèn lồng lung linh trong đêm.
Một ngày trên đảo Cô Tô thật bình dị mà nên thơ. Những tháng ngày êm đềm cứ thế trôi qua, rồi em yêu thích nhịp sống nơi đây từ lúc nào không hay. Vì thế, em đã hẹn các bạn hè năm tới chắc chắn sẽ quay trở lại và cùng nhau khám phá thêm nhiều điều thú vị ở miền quê này.

