40 bài tập trắc nghiệm phương trình mức độ nhận biết
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho phương trình \(\left( {{x^2} + 9} \right)\left( {x - 9} \right)\left( {x + 9} \right) = 0\). Phương trình nào sau đây tương đương với phương phương trình đã cho?
- A
\(x + 9 = 0\)
- B \(x - 9 = 0\)
- C \(\left( {x - 9} \right)\left( {x + 9} \right) = 0\)
- D \({x^2} + 9 = 0\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm.
Lời giải chi tiết:
\(\left( {{x^2} + 9} \right)\left( {x - 9} \right)\left( {x + 9} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 9} \right)\left( {x + 9} \right) = 0\) (do \({x^2} + 9 \ne 0,\,\,\forall x\)).
Chọn: C
Câu hỏi 2 :
Điều kiện xác định của phương trình \(x - 1 + \dfrac{1}{{x - 1}} = \dfrac{x}{{\sqrt x }}\) là:
- A \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\)
- B \(x \ge 1\)
- C \(x > 1\)
- D \(x > 0;\,\,x \ne 1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
\(\dfrac{1}{A}\) xác định \( \Leftrightarrow A \ne 0\).
\(\sqrt A \) xác định \( \Leftrightarrow A \ge 0\).
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ne 0\\x > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x \ne 1\end{array} \right.\).
Chọn D.
Câu hỏi 3 :
Tìm điều kiện của ẩn số x của phương trình \(\sqrt {x + 1} = 2 - x\) xác định:
- A \(x \le - 1\)
- B \(x \le 2\)
- C \(x \ge - 1\)
- D \(x \ge 2\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\(\sqrt {f\left( x \right)} \) xác định \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 0\).
Lời giải chi tiết:
Điều kiện xác định: \(x + 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge - 1\).
Chọn C.
Câu hỏi 4 :
Hãy chỉ ra phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:
- A \(\dfrac{1}{x} + x = 2\).
- B \( - {x^2} + 4 = 0\).
- C \(\sqrt 2 x - 7 = 0\).
- D \(x.(x + 5) = 0\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình bậc nhất là phương trình có dạng \(ax + b = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\sqrt 2 x - 7 = 0\) là phương trình bậc nhất.
Chọn C.
Câu hỏi 5 :
Cho phương trình \(\left( 1 \right):f\left( x \right) = g\left( x \right)\) là hệ quả của phương trình (2): \(h\left( x \right) = p\left( x \right)\). Gọi \({S_1},{S_2}\) lần lượt là 2 tập nghiệm của 2 phương trình (1) và (2). Mệnh đề nào luôn đúng trong các mệnh đề sau
- A \({S_2} = \emptyset \)
- B \({S_1}\) là tập con của \({S_2}\)
- C \({S_2}\) là tập con của \({S_1}\)
- D \({S_2} = {S_1}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nếu mọi nghiệm của phương trình \(f\left( x \right) = g\left( x \right)\) đều là nghiệm của phương trình \({f_1}\left( x \right) = {g_1}\left( x \right)\) thì phương trình \({f_1}\left( x \right) = {g_1}\left( x \right)\) được gọi là phương trình hệ quả của phương trình \(f\left( x \right) = g\left( x \right)\)
Lời giải chi tiết:
Nếu mọi nghiệm của phương trình \(h\left( x \right) = p\left( x \right)\) đều là nghiệm của phương trình \(f\left( x \right) = g\left( x \right)\) thì phương trình \(f\left( x \right) = g\left( x \right)\) được gọi là phương trình hệ quả của phương trình \(h\left( x \right) = p\left( x \right)\)
Hay \(p\left( x \right) = h\left( x \right) \Rightarrow f\left( x \right) = g\left( x \right)\)
\( \Rightarrow {S_2}\) là tập con của \({S_1}\)
Chọn C.
Câu hỏi 6 :
Hai phương trình được gọi là tương đương khi:
- A Có cùng dạng phương trình
- B Có cùng tập xác định
- C Có cùng tập hợp nghiệm
- D Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa: Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Hai phương trình được gọi là tương đương khi: Có cùng tập hợp nghiệm.
Chọn C.
Câu hỏi 7 :
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 2x} = \sqrt {2x - {x^2}} \) là :
- A \(S = \left\{ 0 \right\}\)
- B \(S = \emptyset \)
- C \(S = \left\{ {0;2} \right\}\)
- D \(S = \left\{ 2 \right\}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\(\sqrt A \) xác định \( \Leftrightarrow A \ge 0\).
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ : \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 2x \ge 0\\2x - {x^2} \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 2x \ge 0\\{x^2} - 2x \le 0\end{array} \right. \Leftrightarrow {x^2} - 2x = 0 \Leftrightarrow x\left( {x - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 2\end{array} \right.\).
Thử lại :
\(x = 0 \Rightarrow 0 = 0\) (luôn đúng).
\(x = 2 \Rightarrow 0 = 0\) (luôn đúng).
Vậy \(S = \left\{ {0;2} \right\}\).
Chọn C.
Câu hỏi 8 :
Phương trình \(x + \sqrt {x - 1} = \sqrt {1 - x} \) có bao nhiêu nghiệm ?
- A 0
- B 1
- C 2
- D 3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
\(\sqrt A \) xác định \( \Leftrightarrow A \ge 0\).
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\1 - x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\x - 1 \le 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\).
Thử lại : Khi \(x = 1\) ta có : \(1 + 0 = 0\) (Vô lí)
Vậy \(S = \left\{ \emptyset \right\}\).
Chọn A.
Câu hỏi 9 :
Cho phương trình \(\left| {x - 2} \right| = 2x - 1\,\,\,\left( 1 \right).\) Phương trình nào sau đây là phương trình hệ quả của phương trình \(\left( 1 \right).\)
- A \({\left( {x - 2} \right)^2} = {\left( {2x - 1} \right)^2}.\)
- B \({\left( {x - 2} \right)^2} = 2x - 1.\)
- C \(x - 2 = 2x - 1.\)
- D \(x - 2 = 1 - 2x.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương trình \(\left( 2 \right)\) được gọi là phương trình hệ quả của phương trình \(\left( 1 \right)\) nếu tập nghiệm của \(\left( 1 \right)\) là tập con của tập nghiệm của \(\left( 2 \right)\).
Phép biến đổi hệ quả cho ta phương trình hệ quả.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: Phép bình phương là phép biến đổi hệ quả nên ta được phương trình hệ quả.
Chọn A.
Câu hỏi 10 :
Tích các nghiệm của phương trình \(\sqrt {(x + 1)(x + 2)} = {x^2} + 3{\rm{x}} - 4\) bằng:
- A 3
- B -7
- C -3
- D 7
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Phương trình có dạng: \({\rm{af}}(x) + b\sqrt {f(x)} + c = 0\) điều kiện : \(f(x) \ge 0\)
+ Đặt \(\sqrt {f(x)} = t\,\,\,\left( {t \ge 0} \right)\) , phương trình \( \Leftrightarrow a{t^2} + bt + c = 0\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right) \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \le - 2\\x \ge - 1\end{array} \right.\)
Đặt: \(\sqrt {\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)} = t\,\,\,\,\left( {t \ge 0} \right) \Leftrightarrow {x^2} + 3x + 2 = {t^2} \Leftrightarrow {x^2} + 3x - 4 = {t^2} - 6\)
Khi đó, phương trình trở thành: \(t = {t^2} - 6 \Leftrightarrow {t^2} - t - 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 2\,\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\\t = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)
Với t = 3 \( \Leftrightarrow {x^2} + 3x + 2 = 9 \Leftrightarrow {x^2} + 3x - 7 = 0\)
Tích 2 nghiệm của phương trình là -7
Chọn B.
Câu hỏi 11 :
Tổng các nghiệm của phương trình \( 4{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} - 5\sqrt {4{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 11} + 15 = 0\) bằng:
- A \(\dfrac{5}{4}\)
- B 3
- C -3
- D \(-\dfrac{5}{4}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Phương trình có dạng: \({\rm{af}}(x) + b\sqrt {f(x)} + c = 0\) điều kiện : \(f(x) \ge 0\)
+ Đặt \(\sqrt {f(x)} = t\,\,\left( {t \ge 0} \right)\) , phương trình \( \Leftrightarrow a{t^2} + bt + c = 0\)
Lời giải chi tiết:
Vì : \(4{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 11 = 4{\left( {x - \dfrac{3}{2}} \right)^2} + 2 > 0,\forall x\) nên phương trình xác định với mọi x
Đặt: \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 11} = t(t \ge \sqrt 2 )\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 4{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 11 = {t^2}\\ \Leftrightarrow 4{{\rm{x}}^2} - 12{\rm{x}} + 15 = {t^2} + 4\end{array}\)
Khi đó, phương trình trở thành: \({t^2} - 5t + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1\,\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\\t = 4\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)
+) Với t = 4 \( \Leftrightarrow 4{x^2} - 12x + 11 = 16 \Leftrightarrow 4{x^2} - 12x - 5 = 0\)
Tổng 2 nghiệm của phương trình là 3.
Chọn B.
Câu hỏi 12 :
Số nghiệm của phương trình: \(\sqrt {{x^2} + x + 7} + \sqrt {{x^2} + x + 2} = \sqrt {3{x^2} + 3x + 19} \) là:
- A 3
- B 0
- C 1
- D 2
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Đặt \(t = \sqrt {{x^2} + x + 2} (t \ge 0)\) ta được phương trình ẩn t
Lời giải chi tiết:
Đặt \(t = \sqrt {{x^2} + x + 2} \,\,\,\left( {t \ge 0} \right) \Leftrightarrow {t^2} = {x^2} + x + 2 \Leftrightarrow {t^2} - 2 = {x^2} + x\)
Phương trình trở thành: \(\sqrt {{t^2} + 5} + t = \sqrt {3{t^2} + 13} \)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {t^2} + 5 + {t^2} + 2t\sqrt {{t^2} + 5} = 3{t^2} + 13\\ \Leftrightarrow 2t\sqrt {{t^2} + 5} = {t^2} + 8\\ \Leftrightarrow 4{t^2}\left( {{t^2} + 5} \right) = {\left( {{t^2} + 8} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 4{t^4} + 20{t^2} = {t^4} + 16{t^2} + 64\\ \Leftrightarrow 3{t^4} + 4{t^2} - 64 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{t^2} = 4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\{t^2} = - \dfrac{{16}}{3}\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
+) Với \({t^2} = 4 \Leftrightarrow {x^2} + x + 2 = 4 \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 2\end{array} \right.\)
Vậy phương trình có 2 nghiệm
Chọn D
Câu hỏi 13 :
Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {x - 5} = 2\).
- A \(S = \left\{ 3 \right\}\).
- B \(S = \left\{ 9 \right\}\).
- C \(S = \emptyset \).
- D \(S = \left\{ 7 \right\}\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Bình phương hai vế.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}DK:\,\,x - 5 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 5\\\sqrt {x - 5} = 2 \Leftrightarrow x - 5 = 4 \Leftrightarrow x = 9\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ 9 \right\}\).
Chọn đáp án B.
Câu hỏi 14 :
Xác định tập nghiệm của phương trình : \({x^2} - \left( {3m + 1} \right)x + 3m = 0\).
- A \(S = \left\{ {1; - 3m} \right\}\).
- B \(S = \left\{ { - 1;3m} \right\}\).
- C \(S = \left\{ {1;3m} \right\}\).
- D \(S = \left\{ { - 1; - 3m} \right\}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình \(a\,{x^2} + bx + c = 0,\,\,a \ne 0\) với \(a + b + c = 0\) có nghiệm: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = 1\\{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\) .
Lời giải chi tiết:
Xét \({x^2} - \left( {3m + 1} \right)x + 3m = 0\) có: \(1 + \left( { - \left( {3m + 1} \right)} \right) + 3m = 0 \Rightarrow \)Phương trình có 2 nghiệm \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = 1\\{x_2} = 3m\end{array} \right.\).
Chọn: C
Câu hỏi 15 :
Số nghiệm của phương trình \(\dfrac{x}{{2\sqrt {x - 3} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {x - 3} }}\) là :
- A 2
- B 0
- C 1
- D 3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Tìm ĐKXĐ.
+) Quy đồng bỏ mẫu và giải phương trình.
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ: \(x - 3 > 0 \Leftrightarrow x > 3\)
\(\dfrac{x}{{2\sqrt {x - 3} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {x - 3} }} \Leftrightarrow \dfrac{x}{{2\sqrt {x - 3} }} = \dfrac{2}{{2\sqrt {x - 3} }} \Leftrightarrow x = 2\,\,\left( {ktm} \right)\)
Vậy phương trình vô nghiệm.
Chọn đáp án B.
Câu hỏi 16 :
Giải phương trình \(\left| {1 - 3x} \right| - 3x + 1 = 0\)
- A \(\left( {\frac{1}{3}; + \infty } \right)\)
- B \(\left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
- C \(\left( { - \infty ;\frac{1}{3}} \right]\)
- D \(\left[ {\frac{1}{3}; + \infty } \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
\(\left| A \right| = \left[ \begin{array}{l}A\,\,khi\,\,A \ge 0\\ - A\,\,khi\,\,A < 0\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
\(\left| {1 - 3x} \right| - 3x + 1 = 0 \Leftrightarrow \left| {1 - 3x} \right| = 3x - 1 \Leftrightarrow 1 - 3x < 0 \Leftrightarrow x > \frac{1}{3}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là \(\left( {\frac{1}{3}; + \infty } \right)\).
Chọn đáp án A.
Câu hỏi 17 :
Phương trình \((m - 4)x + 3 = 0\) là phương trình bậc nhất khi m thỏa mãn điều kiện:
- A \(m = 4\)
- B \(m = 3\)
- C \(m \ne 3\)
- D \(m \ne 4\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức \(y = ax + b\;\;\left( {a \ne 0} \right).\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình \((m - 4)x + 3 = 0\) là phương trình bậc nhất \( \Leftrightarrow m - 4 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 4\)
Chọn D.
Câu hỏi 18 :
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(\left( {{m^2} - 4} \right)x = 3m + 6\) vô nghiệm.
- A \(m = 1\)
- B \(m = 2\)
- C \(m = \pm 2\)
- D \(m = - 2\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình dạng \(ax + b = 0\) vô nghiệm \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0\\b \ne 0\end{array} \right.\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\left( {{m^2} - 4} \right)x = 3m + 6\) vô nghiệm \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 4 = 0\\3m + 6 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m = 2\\m = - 2\end{array} \right.\\m \ne - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 2\).
Vậy \(m = 2\).
Chọn B.
Câu hỏi 19 :
Phương trình \(x + 2 = 3x - 4\) có nghiệm là:
- A \( - 2\)
- B \(\frac{4}{3}\)
- C \(3\)
- D \(2\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Chuyển vế đổi dấu giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Lời giải chi tiết:
\(x + 2 = 3x - 4 \Leftrightarrow 2x = 6 \Leftrightarrow x = 3\)
Chọn C.
Câu hỏi 20 :
Nếu hai số u và v có tổng bằng -8 và tích bằng 15 thì chúng là nghiệm của phương trình:
- A
\({x^2} - 8x - 15 = 0\)
- B
\({x^2} - 8x + 15 = 0\)
- C
\({x^2} + 8x - 15 = 0\)
- D \({x^2} + 8x + 15 = 0\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
\(u + v = S,\,\,uv = P\,\,\left( {{S^2} \ge 4P} \right) \Rightarrow u,v\) là nghiệm của phương trình \({X^2} - SX + P = 0\).
Lời giải chi tiết:
Nếu hai số u và v có tổng bằng -8 và tích bằng 15 thì chúng là nghiệm của phương trình: \({x^2} + 8x + 15 = 0\).
Chọn: D
Câu hỏi 21 :
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(\left( {2m - 4} \right)x = m - 2\) có nghiệm duy nhất.
- A \(m = - 1\)
- B \(m = 2\)
- C \(m \ne - 1\)
- D \(m \ne 2\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình dạng \(ax + b = 0\) có nghiệm duy nhất \( \Leftrightarrow a \ne 0\). Khi đó phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{ - b}}{a}\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\left( {2m - 4} \right)x = m - 2\) có nghiệm duy nhất \( \Leftrightarrow 2m - 4 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 2\).
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Phương trình \(\left( {m - 1} \right){x^2} + 6x - 1 = 0\) có hai nghiệm phân biệt khi:
- A \(m > - 8\)
- B \(m > \dfrac{{ - 5}}{4}\)
- C \(m > - 8,\,\,m \ne 1\)
- D \(m > \dfrac{{ - 5}}{4},\,\,m \ne 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có 2 nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta > 0\end{array} \right.\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\left( {m - 1} \right){x^2} + 6x - 1 = 0\) có 2 nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 1 \ne 0\\\Delta ' = {\left( { - 3} \right)^2} + m - 1 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 1\\m > - 8\end{array} \right.\).
Vậy \(m > - 8,\,\,m \ne 1\).
Chọn C.
Câu hỏi 23 :
Phương trình \(\left( {m - 2} \right){x^2} + 2x - 1 = 0\) có nghiệm kép khi:
- A \(m = 1,\,\,m = 2\)
- B \(m = 1\)
- C \(m = 2\)
- D \(m = - 1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có nghiệm kép \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \ne 0\\\Delta = {b^2} - 4ac = 0\end{array} \right.\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\left( {m - 2} \right){x^2} + 2x - 1 = 0\) có nghiệm kép \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 2 \ne 0\\\Delta ' = {1^2} + m - 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 2\\m = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 1\).
Chọn B.
Câu hỏi 24 :
Điều kiện xác định của phương trình \({x^2} + 2x = \sqrt {x - 3} - 1\) là
- A \(x \ge 1.\)
- B \(x \ge 3.\)
- C \(x > 3.\)
- D \(x \ge 2.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Biểu thức: \(\sqrt {f\left( x \right)} \) xác định \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 0.\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện xác định của phương trình \({x^2} + 2x = \sqrt {x - 3} - 1\) là \(x - 3 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 3.\)
Chọn B.
Câu hỏi 25 :
Cho phương trình \(\sqrt {x + 1} = x - 1\,\,\,(1)\). Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:
- A Phương trình \((1)\)có tập xác định là \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
- B Phương trình \((1)\)tương đương với phương trình \(x + 1 = {\left( {x - 1} \right)^2}\)
- C Tập xác định của phương trình \((1)\)chứa đoạn \(\left[ { - 1;1} \right]\)
- D Phương trình \((1)\)vô nghiệm.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Biểu thức \(\sqrt {f\left( x \right)} \) xác định \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 0.\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện xác định \(x + 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge - 1 \Rightarrow D = \left[ { - 1; + \infty } \right).\)
\( \Rightarrow \) Đáp án C đúng.
Chọn C.
Câu hỏi 26 :
Trong các phương trình dưới đây, phương trình nào tương đương với phương trình \({x^2} = 4?\)
- A \(\left| x \right| = 2\)
- B \({x^2} - 2x + 4 = 0\)
- C \({x^2} + \sqrt x = \sqrt x + 4\)
- D
\({x^2} - 2x - 4 = 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({x^2} = 4 \Leftrightarrow \left| x \right| = 2\)
\( \Rightarrow \) Đáp án A đúng.
Đáp án A.
Câu hỏi 27 :
Tổng các nghiệm của phương trình \(\sqrt{{{x}^{2}}-2x-8}=\sqrt{3}\left( x-4 \right)\) bằng:
- A -11
- B 28
- C 11
- D 0
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Phương trình có dạng: \(\sqrt{f(x)}=g(x)\), điều kiện là \(g(x)\ge 0\)
+ Khi đó: \(f(x)={{g}^{2}}(x)\), giải phương trình ta tìm được x
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(x-4\ge 0\Leftrightarrow x\ge 4\)
Phương trình: \(\Leftrightarrow {{\text{x}}^{2}}-2x-8=3{{\left( x-4 \right)}^{2}}\Leftrightarrow {{\text{x}}^{2}}-2x-8=3{{x}^{2}}-24\text{x}+48\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2{{\rm{x}}^2} - 22x + 56 = 0 \Leftrightarrow {{\rm{x}}^2} - 11x + 28 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = 7\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
\(\Rightarrow\) Tổng các nghiệm của phương trình là 4 + 7 = 11.
Chọn C.
Câu hỏi 28 :
Số nghiệm của phương trình\(\sqrt{{{\text{x}}^{4}}-2{{\text{x}}^{2}}+1}=1-x\) là:
- A 0
- B 3
- C 2
- D 1
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Phương trình có dạng: \(\sqrt{f(x)}=g(x)\), điều kiện là \(g(x)\ge 0\).
+ Khi đó: \(f(x)={{g}^{2}}(x)\), giải phương trình ta tìm được x.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(1-x\ge 0\Leftrightarrow x\le 1\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\sqrt {{x^4} - 2{{\rm{x}}^2} + 1} = 1 - x \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {{{\rm{x}}^2} - 1} \right)}^2}} = 1 - x\\ \Leftrightarrow {\left( {{x^2} - 1} \right)^2} = {\left( {1 - x} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2}.{\left( {x + 1} \right)^2} = {\left( {1 - x} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2}\left( {{x^2} + 2{\rm{x}} + 1 - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\{x^2} + 2{\rm{x}} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = 0\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = - 2\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy phương trình có 3 nghiệm
Chọn B.
Câu hỏi 29 :
Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) với \(\Delta ' = {(b')^2} - ac\)
- A Nếu \(\Delta ' > 0\) thì phương trình có nghiệm kép \(x = - \frac{b}{a}\)
- B Nếu \(\Delta ' < 0\) thì phương trình vô số nghiệm
- C Nếu \(\Delta ' \ge 0\) thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt
- D Nếu \(\Delta ' = 0\) thì pt có nghiệm kép \(x = - \frac{{b'}}{a}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) có
Hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(\Delta > 0\,\,\left( {\Delta ' > 0} \right).\)
Nghiệm kép khi và chỉ khi \(\Delta = 0\,\,\left( {\Delta ' = 0} \right).\)
Vô nghiệm khi và chỉ khi \(\Delta < 0\,\,\left( {\Delta ' < 0} \right).\)
Lời giải chi tiết:
Chọn D
Câu hỏi 30 :
Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\). Mệnh đề nào đúng
- A \({x_1} + {x_2} = \frac{c}{a},{x_1}{x_2} = \frac{{ - b}}{a}\)
- B \({x_1} + {x_2} = \frac{b}{a},{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\)
- C \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a},{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\)
- D \({x_1} + {x_2} = \frac{b}{a},{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng nội dung của định lí Vi-et.
Lời giải chi tiết:
Chọn C
Câu hỏi 31 :
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {x + 3} - \sqrt {6 - x} = 3 + \sqrt {\left( {x + 3} \right)\left( {6 - x} \right)} \)là:
- A {-3; 6}
- B {3}
- C {6}
- D \(\left\{ \emptyset \right\}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+Phương trình có dạng: \(\alpha \left( {\sqrt {x + a} - \sqrt {b - x} } \right) + \beta \sqrt {\left( {x + a} \right)\left( {b - x} \right)} = \gamma \)
Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}x + a \ge 0\\b - x \ge 0\end{array} \right.\)
Đặt:\(\sqrt {x + a} - \sqrt {b - x} = t\,\, \Rightarrow \sqrt {\left( {x + a} \right)\left( {b - x} \right)} \) theo t
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}x + 3 \ge 0\\6 - x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 3\\x \le 6\end{array} \right. \Leftrightarrow - 3 \le x \le 6\)
Đặt: \(\sqrt {x + 3} - \sqrt {6 - x} = t\,\,\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left( {\sqrt {x + 3} - \sqrt {6 - x} } \right)^2} = {t^2} \Leftrightarrow x + 3 + 6 - x - 2\sqrt {\left( {x + 3} \right)\left( {6 - x} \right)} = {t^2}\\ \Leftrightarrow 2\sqrt {\left( {x + 3} \right)\left( {6 - x} \right)} = 9 - {t^2} \Leftrightarrow \sqrt {\left( {x + 3} \right)\left( {6 - x} \right)} = \dfrac{{9 - {t^2}}}{2}\,\,\,\left( { - 3 \le t \le 3} \right)\end{array}\)
Khi đó, phương trình trở thành: \(t = 3 + \dfrac{{9 - {t^2}}}{2} \Leftrightarrow {t^2} + 2t - 15 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\t = - 5\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}
t = 3 \Leftrightarrow \sqrt {x + 3} - \sqrt {6 - x} = 3\\
\Leftrightarrow \sqrt {x + 3} = 3 + \sqrt {6 - x} \\
\Leftrightarrow x + 3 = 9 + 6 - x + 6\sqrt {6 - x} \\
\Leftrightarrow 2x - 12 = 6\sqrt {6 - x} \\
\Leftrightarrow x - 6 = 3\sqrt {6 - x} \\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 6\\
{x^2} - 12x + 36 = 54 - 9x
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 6\\
{x^2} - 3x - 18 = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge 6\\
\left[ \begin{array}{l}
x = 6\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\
x = - 3\,\,\left( {ktm} \right)
\end{array} \right.
\end{array} \right.
\end{array}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {6}
Chọn C.
Câu hỏi 32 :
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt{4{{x}^{2}}+101x+64}=2(x+10)\) là:
- A {-10}
- B {16}
- C {-16}
- D {10}
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Phương trình có dạng: \(\sqrt{f(x)}=g(x)\), điều kiện là \(g(x)\ge 0\)
+ Khi đó: \(f(x)={{g}^{2}}(x)\), giải phương trình ta tìm được x
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(x+10\ge 0\Leftrightarrow x\ge -10\)
Phương trình:
\(\begin{align} & \Leftrightarrow 4{{\text{x}}^{2}}+101x+64=4{{\left( x+10 \right)}^{2}} \\ & \Leftrightarrow 4{{\text{x}}^{2}}+101x+64=4{{x}^{2}}+80\text{x}+400 \\ & \Leftrightarrow 21\text{x}=336\Leftrightarrow x=16\,\,\,\,\left( tm \right) \\\end{align}\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 16
Chọn B.
Câu hỏi 33 :
Phương trình: \(\sqrt{x-1}=x-3\) có tập nghiệm là:
- A {5}
- B {2}
- C {2; 5}
- D {\(\emptyset\)}
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương trình có dạng: \(\sqrt{f(x)}=g(x)\), điều kiện là \(g(x)\ge 0\)
Khi đó: \(f(x)={{g}^{2}}(x)\), giải phương trình ta tìm được x.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(x-3\ge 0\Leftrightarrow x\ge 3\)
Khi đó:
\(\sqrt{x-1}=x-3\Leftrightarrow x-1={{\left( x-3 \right)}^{2}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-7\text{x}+10=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=2\,\,\,(ktm) \\ & x=5\,\,\,(tm) \\\end{align} \right.\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5.
Chọn A.
Câu hỏi 34 :
Số nghiệm của phương trình \({x^2} - 6{\rm{x}} + 9 = 4\sqrt {{x^2} - 6{\rm{x}} + 6} \) là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+Phương trình có dạng: \({\rm{af}}(x) + b\sqrt {f(x)} + c = 0\) điều kiện : \(f(x) \ge 0\)
+ Đặt \(\sqrt {f(x)} = t\,\,\,\left( {t \ge 0} \right)\) , phương trình \( \Leftrightarrow a{t^2} + bt + c = 0\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \({x^2} - 6{\rm{x}} + 6 \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \le 3 - \sqrt 3 \\x \ge 3 + \sqrt 3 \end{array} \right.\)Đặt: \(\sqrt {{x^2} - 6{\rm{x}} + 6} = t\,\,\,\left( {t \ge 0} \right) \Leftrightarrow {x^2} - 6{\rm{x}} + 6 = {t^2} \Leftrightarrow {x^2} - 6{\rm{x}} + 9 = {t^2} + 3\)
Khi đó, phương trình trở thành: \( \Leftrightarrow {t^2} + 3 = 4t \Leftrightarrow {t^2} - 4t + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\t = 3\,\,\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)
+) Với t = 1 \( \Leftrightarrow {x^2} - 6{\rm{x}} + 6 = 1 \Leftrightarrow {x^2} - 6{\rm{x}} + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = 5\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)
+) Với t = 3 \( \Leftrightarrow {x^2} - 6{\rm{x}} + 6 = 9 \Leftrightarrow {x^2} - 6x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3 + 2\sqrt 3 \,\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = 3 - 2\sqrt 3 \,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)
Vậy phương trình có 4 nghiệm.
Chọn D
Câu hỏi 35 :
Phương trình \({x^2} - 4x + 3 = 0\) có tập nghiệm là tập hợp nào sau đây ?
- A \(T = \left\{ { - 3; - 1} \right\}\)
- B \(W = \left\{ {1;3} \right\}\)
- C \(S = \left( {1;3} \right)\)
- D \(V = \left( { - 3; - 1} \right)\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) có \(a + b + c = 0 \Rightarrow \) Phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(x = 1;\,\,x = \dfrac{c}{a}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(1 - 4 + 3 = 0 \Rightarrow \) Phương trình có nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 3\end{array} \right.\).
Vậy tập nghiệm của phương trình là \(W = \left\{ {1;3} \right\}\).
Chọn B.
Câu hỏi 36 :
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt{\text{2}{{\text{x}}^{2}}\text{+3x}-4}=\sqrt{7x+2}\) là:
- A {-1}
- B {\(\emptyset\)}
- C {3}
- D {-1; 3}
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Phương trình có dạng: \(\sqrt{f(x)}=\sqrt{g(x)}\), điều kiện là \(g(x)\ge 0\) hoặc \(f(x)\ge 0\).
+ Khi đó: \(f(x)=g(x)\), giải phương trình ta tìm được x.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(7x+2\ge 0\Leftrightarrow x\ge -\frac{2}{7}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\sqrt {{\rm{2}}{{\rm{x}}^2}{\rm{ + 3x}} - 4} = \sqrt {7x + 2} \Leftrightarrow {\rm{2}}{{\rm{x}}^2}{\rm{ + 3x}} - 4 = 7{\rm{x}} + 2\\ \Leftrightarrow 2{{\rm{x}}^2} - 4{\rm{x}} - 6 = 0 \Leftrightarrow {{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}} - 3 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\,\,\,\left( {ktm} \right)\\x = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
Chọn C.
Câu hỏi 37 :
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {{\rm{2}}{{\rm{x}}^2} - 4{\rm{x}} + 3} + \sqrt {{{\rm{x}}^2} - 2x + 5} = 6 - 3{{\rm{x}}^2}\)
là:
- A {1}
- B \(\left\{ { - \dfrac{1}{2}} \right\}\)
- C {2}
- D {-1}
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Đánh giá từng căn thức của 2 vế, ta có : \(\sqrt {{A^2} + m} \ge m\)và \(n - {B^2} \le n\)
+ Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi vế trái = vế phải \(x\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\sqrt {2{{\rm{x}}^2} - 4{\rm{x}} + 3} = \sqrt {2\left( {{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}} + 1} \right) + 1} = \sqrt {2{{\left( {{\rm{x}} - 1} \right)}^2} + 1} \ge 1\\\sqrt {{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}} + 5} = \sqrt {\left( {{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}} + 1} \right) + 4} = \sqrt {{{\left( {{\rm{x}} - 1} \right)}^2} + 4} \ge 2\\ \Rightarrow \sqrt {2{{\rm{x}}^2} - 4{\rm{x}} + 3} + \sqrt {{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}} + 5} \ge 3\,\,\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)
Mặt khác, ta có: \(6{\rm{x}} - 3{x^2} = 3 - \left( {3 - 6{\rm{x}} + 3{{\rm{x}}^2}} \right) = 3 - 3{\left( {x - 1} \right)^2} \le 3\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2), để phương trình: \(\sqrt {{\rm{2}}{{\rm{x}}^2} - 4{\rm{x}} + 3} + \sqrt {{{\rm{x}}^2} - 2x + 5} = 6 - 3{{\rm{x}}^2}\) có nghiệm thì \({\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x = 1\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.
Chọn A.
Câu hỏi 38 :
Phương trình \(x + \sqrt {x - 1} = \sqrt {1 - x} \) có bao nhiêu nghiệm ?
- A 0
- B 1
- C 2
- D 3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
\(\sqrt A \) xác định \( \Leftrightarrow A \ge 0\).
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\1 - x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 1 \ge 0\\x - 1 \le 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\).
Thử lại : Khi \(x = 1\) ta có : \(1 + 0 = 0\) (Vô lí)
Vậy \(S = \left\{ \emptyset \right\}\).
Chọn A.
Câu hỏi 39 :
Điều kiện xác định của phương trình \(x + \sqrt {2x + 1} = \sqrt {1 - x} \) là:
- A \( - \frac{1}{2} < x < 1.\)
- B \( - \frac{1}{2} \le x \le 1.\)
- C \(x \ge - \frac{1}{2}.\)
- D \(x \le 1.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Biểu thức \(\sqrt {f\left( x \right)} \) xác định \( \Leftrightarrow f\left( x \right) \ge 0.\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện xác định của phương trình \(x + \sqrt {2x + 1} = \sqrt {1 - x} \) là: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 1 \ge 0\\1 - x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow - \frac{1}{2} \le x \le 1.\)
Chọn B.
Câu hỏi 40 :
Điều kiện xác định của phương trình \(\sqrt {2x - 3} = x - 3\) là :
- A \(x \ge 3.\)
- B \(x > 3.\)
- C \(x \ge \frac{3}{2}.\)
- D \(x > \frac{3}{2}.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Biểu thức \(\sqrt {f\left( x \right)} \) xác định nếu \(f\left( x \right) \ge 0\).
Lời giải chi tiết:
ĐK: \(2x - 3 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge \frac{3}{2}\).
Chọn C.
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình mức độ thông hiểu có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình mức độ vận dụng có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục