25 bài tập phương trình đường elip mức độ nhận biết
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho elip (E) có phương trình chính tắc là \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Gọi \(2c\) là tiêu cự của (E). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
- A \({c^2} = {a^2} + {b^2}\).
- B \({b^2} = {a^2} + {c^2}\).
- C \({a^2} = {b^2} + {c^2}\).
- D \(c = a + b\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng lý thuyết phương trình chính tắc của elip.
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\) với \(a > b > 0\) và \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) với \(2c\) là tiêu cự của (E).
Lời giải chi tiết:
Theo lý thuyết phương trình chính tắc của elip có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\)
Đáp án: C
Câu hỏi 2 :
Elip (E) có độ dài trục bé bằng tiêu cự. Tâm sai của (E) là:
- A \({1 \over {\sqrt 2 }}\).
- B \({2 \over {\sqrt 2 }}\)
- C \({1 \over 3}\)
- D \(1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tính tỉ số \(e = {c \over a}\) trong đó
\(2c\) là tiêu cự của elip \(2a\) là độ dài trục lớn của elip \(2b\) là độ dài trục bé của elip Và ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\)Lời giải chi tiết:
Elip có độ dài trục bé bằng tiêu cự nên ta có \(b = c\). Mặt khác ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\), suy ra \({a^2} = 2{c^2}\) hay \(a = \sqrt 2 c\).
Tâm sai của elip là: \(e = {c \over a} = {c \over {\sqrt 2 c}} = {1 \over {\sqrt 2 }}\).
Đáp án: A
Câu hỏi 3 :
Cho elip \((E):{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\) và cho các mệnh đề:
I. \((E)\) có các tiêu điểm \({F_1}(0; - 4)\) và \({F_2}(0;4)\)
II. \((E)\) có tỉ số \({c \over a} = {4 \over 5}\)
III. \((E)\) có đỉnh \({A_1}( - 5;0)\)
IV. \((E)\) có độ dài trục nhỏ bằng 3.
Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
- A I và II
- B II và III
- C I và III
- D IV và I
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Từ phương trình của elip và lý thuyết elip tìm các hệ số \(a,b,c\) rồi kết luận.
Lời giải chi tiết:
Từ phương trình elip \((E):{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\) ta có \(\left\{ \matrix{ a = 5 \hfill \cr b = 3 \hfill \cr c = \sqrt {{a^2} - {b^2}} = 4 \hfill \cr} \right.\)
Suy ra ta có:
I. \((E)\) có các tiêu điểm \({F_1}( - 4;0)\) và \({F_2}(4;0)\)
II. \((E)\) có tỉ số \({c \over a} = {4 \over 5}\)
III. \((E)\) có đỉnh \({A_1}( - 5;0)\)
IV. \((E)\) có độ dài trục nhỏ bằng \(2b = 6\).
Đáp án: D
Câu hỏi 4 : Elip có độ dài trục lớn là 12, độ dài trục nhỏ là 8 có phương trình chính tắc là:
- A \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\).
- B \({{{x^2}} \over {144}} + {{{y^2}} \over {64}} = 1\).
- C \({{{x^2}} \over {12}} + {{{y^2}} \over 8} = 1\).
- D \({{{x^2}} \over {16}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\)
Elip có độ dài trục lớn bằng \(2a\) Elip có độ dài trục bé bằng \(2b\)Lời giải chi tiết:
Độ dài trục lớn là 12, suy ra \(2a = 12\) hay \(a = 6\)
Độ dài trục nhỏ là 8, suy ra \(2b = 8\) hay \(b = 4\)
Vậy elip cần tìm là \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\)
Đáp án: A
Câu hỏi 5 :
Phương trình chính tắc của elip có hai đỉnh là \(A(5;0)\) và \(B(0;3)\) là:
- A \({{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 3} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over {10}} + {{{y^2}} \over 6} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\)
Chú ý Elip có 4 đỉnh là \({A_1}\left( { - a;0} \right),{A_2}\left( {a;0} \right),{B_1}\left( {0; - b} \right),{B_2}\left( {0;b} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Elip có hai đỉnh là \(A(5;0)\) và \(B(0;3)\) suy ra \(a = 5\) và \(b = 3\). Do đó, phương trình chính tắc của elip là: \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\)
Đáp án: C
Câu hỏi 6 :
Cho elip chính tắc (E) có tiêu điểm \({F_1}(4;0)\) và một đỉnh là \(A(5;0)\). Phương trình chính tắc của elip (E) là:
- A \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\).
- D \({x \over 5} + {y \over 4} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Elip có 4 đỉnh là \({A_1}\left( { - a;0} \right),{A_2}\left( {a;0} \right),{B_1}\left( {0; - b} \right),{B_2}\left( {0;b} \right)\) Elip có tiêu cự bằng \(2c\) và ta cũng có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\)Lời giải chi tiết:
Elip có tiêu điểm \({F_1}(4;0)\) suy ra \(c = 4\), elip có một đỉnh là \(A(5;0)\) suy ra \(a = 5\).
Mặt khác ta có \({b^2} = {a^2} - {c^2} = 25 - 16 = 9\).
Vậy elip có phương trình là \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\).
Đáp án: C
Câu hỏi 7 :
Cho Elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\), \(M\) là điểm bất kì thuộc (E). Khi đó, giá trị lớn nhất của \(OM\) là:
- A 3
- B 6
- C 5
- D 9
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Quan sát đồ thị, dễ dàng nhận thấy rằng OM lớn nhất khi M trùng với điểm \((6;\,0)\) hoặc \(( - 6;0)\).
- Sử dụng phương pháp thế và đánh giá để chứng minh nhận xét trên.
Lời giải chi tiết:
\(M \in (E) \Rightarrow M({x_0};{y_0}):\,\,\,\,{{{x_0}^2} \over {36}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \Leftrightarrow {x_0}^2 = 36 - 4{y_0}^2\)
Ta có: \(O{M^2} = {x_0}^2 + {y_0}^2 = 36 - 4{y_0}^2 + {y_0}^2 = 36 - 3{y_0}^2 \le 36\)
\( \Rightarrow OM \le 6\,\,\,\,\,\,\, \Rightarrow O{M_{\max }} = 6\) khi và chỉ khi \({y_0} = 0 \Leftrightarrow {x_0} = \pm 6\)
Chọn: B
Câu hỏi 8 :
Cho Elip \((E):\,\,9{x^2} + 16{y^2} = 144\), \(M\) là điểm bất kì thuộc (E). Khi đó, giá trị nhỏ nhất của \(OM\) là:
- A 1
- B 3
- C 5
- D 6
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Quan sát đồ thị, dễ dàng nhận thấy rằng OM nhỏ nhất khi M trùng với điểm \((0;\,3)\) hoặc \((0; - 3)\).
- Sử dụng phương pháp thế và đánh giá để chứng minh nhận xét trên.
Lời giải chi tiết:
\(M \in (E) \Rightarrow M({x_0};{y_0}):\,\,\,\,9{x_0}^2 + 16{y_0}^2 = 144 \Leftrightarrow {y_0}^2 = 9 - {9 \over {16}}{x_0}^2\)
Ta có: \(O{M^2} = {x_0}^2 + {y_0}^2 = {x_0}^2 + 9 - {9 \over {16}}{x_0}^2 = {7 \over {16}}{x_0}^2 + 9 \ge 9\)
\( \Rightarrow OM \ge 3\,\,\,\,\,\, \Rightarrow O{M_{\min }} = 3\) khi và chỉ khi \({x_0} = 0 \Leftrightarrow {y_0} = \pm 3\)
Chọn: B
Câu hỏi 9 :
Cho Elip \((E):\,\,9{x^2} + 25{y^2} = 225\), đường thẳng D qua tiêu điểm \({F_1}\), vuông góc \(Ox\) và cắt (E) tại 2 điểm M và N. Độ dài đoạn thẳng MN = ?
- A \({9 \over 5}\)
- B \({{12} \over 5}\)
- C \({9 \over {10}}\)
- D \({{18} \over 5}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đưa phương trình Elip về đúng dạng, xác định các hệ số a, b, c.
Viết phương trình đường thẳng D.
Giải hệ phương trình để tìm giao điểm của D và (E).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \((E):\,\,9{x^2} + 25{y^2} = 225 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1 \Rightarrow a = 5,\,\,b = 3\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {5^2} - {3^2} = 16 \Rightarrow c = 4 \Rightarrow \,\,{F_1}( - 4;0)\).
Phương trình đường thẳng D qua tiêu điểm \({F_1}\), vuông góc \(Ox\): \(x = - 4\).
Tọa độ điểm M, N là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \matrix{ 9{x^2} + 25{y^2} = 225 \hfill \cr x = - 4 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = - 4 \hfill \cr 9.{( - 4)^2} + 25.{y^2} = 225 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = - 4 \hfill \cr y = \pm {9 \over 5} \hfill \cr} \right.\)
\( \Rightarrow M\left( { - {9 \over 5}; - 4} \right),\,\,N\left( {{9 \over 5}; - 4} \right) \Rightarrow MN = {{18} \over 5}\)
Chọn: D
Câu hỏi 10 :
Cho elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\), biết \(M \in (E)\) sao cho \(M{F_1} = 3\). Tọa độ điểm M là:
- A \(M\left( { - {1 \over 3}; - {8 \over 3}} \right)\) hoặc \(M\left( { - {1 \over 3};{8 \over 3}} \right)\).
- B \(M\left( { - {{10} \over 3}; - {{10} \over 3}} \right)\) hoặc \(M\left( { - {{10} \over 3};{{10} \over 3}} \right)\).
- C \(M\left( { - {{10} \over 3}; - {{4\sqrt 5 } \over 3}} \right)\) hoặc \(M\left( { - {{10} \over 3};{{4\sqrt 5 } \over 3}} \right)\).
- D \(M\left( { - {{10} \over 3}; - 1} \right)\) hoặc \(M\left( { - {{10} \over 3};1} \right)\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định các hệ số a, b, c.
Sử dụng công thức \(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0}\)
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1 \Rightarrow a = 5,\,\,b = 4\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {5^2} - {4^2} = 9 \Rightarrow c = 3\)
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in (E) \Rightarrow {{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over {16}} = 1\)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 5 + {3 \over 5}{x_0} = 3 \Rightarrow {x_0} = - {{10} \over 3}\)
Ta có: \({{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over {16}} = 1 \Leftrightarrow {{{{\left( { - {{10} \over 3}} \right)}^2}} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over {16}} = 1 \Leftrightarrow {y_0}^2 = {{80} \over 9} \Leftrightarrow {y_0} = \pm {{4\sqrt 5 } \over 3}\)
Vậy, \(M\left( { - {{10} \over 3}; - {{4\sqrt 5 } \over 3}} \right)\) hoặc \(M\left( { - {{10} \over 3};{{4\sqrt 5 } \over 3}} \right)\).
Chọn: C
Câu hỏi 11 :
Cho Elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\). Xác định tọa độ điểm \(M \in (E)\) thỏa mãn: \(M{F_1} - M{F_2} = 2\).
- A \(M\left( {{5 \over 4}; - {3 \over 4}} \right)\) hoặc \(M\left( {{5 \over 4};{3 \over 4}} \right)\).
- B \(M\left( {{5 \over 4}; - {{\sqrt {15} } \over 4}} \right)\) hoặc \(M\left( {{5 \over 4};{{\sqrt {15} } \over 4}} \right)\).
- C \(M\left( {{5 \over 4}; - {{4\sqrt {15} } \over 3}} \right)\) hoặc \(M\left( {{5 \over 4};{{4\sqrt {15} } \over 3}} \right)\).
- D \(M\left( {{5 \over 4}; - {{3\sqrt {15} } \over 4}} \right)\) hoặc \(M\left( {{5 \over 4};{{3\sqrt {15} } \over 4}} \right)\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xác định các hệ số a, b, c.
\(M{F_1} + M{F_2} = 2a,\,\,\,M{F_1} = a + {c \over a}{x_0},\,\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\)
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1 \Rightarrow a = 5,\,\,b = 3\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {5^2} - {3^2} = 16 \Rightarrow c = 4\).
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in (E) \Rightarrow \,{{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1\)
\(M{F_1} + M{F_2} = 2.5 = 10\)
Theo đề bài, ta có: \(M{F_1} - M{F_2} = 2 \Rightarrow \left\{ \matrix{ M{F_1} = {{10 + 2} \over 2} = 6 \hfill \cr M{F_2} = {{10 - 2} \over 2} = 4 \hfill \cr} \right.\)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 5 + {4 \over 5}{x_0} = 6 \Rightarrow {x_0} = {5 \over 4}\)
Mà \(\,{{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \Rightarrow {{{{\left( {{5 \over 4}} \right)}^2}} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \Leftrightarrow {y_0} = \pm {{3\sqrt {15} } \over 4}\)
Vậy \(M\left( {{5 \over 4}; - {{3\sqrt {15} } \over 4}} \right)\) hoặc \(M\left( {{5 \over 4};{{3\sqrt {15} } \over 4}} \right)\).
Chọn: D
Câu hỏi 12 :
Cho elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {16}} + {{{y^2}} \over 7} = 1\), điểm\(M \in (E)\), nằm trong góc phần tư thứ (III) và có bán kính qua tiêu bằng \({5 \over 2}\) có tọa độ là:
- A \(M\left( { - 2; - {{\sqrt {21} } \over 2}} \right)\).
- B \(M\left( { - 2; - {{\sqrt {21} } \over 2}} \right)\) hoặc \(M\left( { - 2;{{\sqrt {21} } \over 2}} \right)\).
- C \(M\left( {2; - {{\sqrt 7 } \over 2}} \right)\) hoặc \(M\left( { - 2;{{\sqrt 7 } \over 2}} \right)\).
- D \(M\left( { - 2; - {{\sqrt 7 } \over 2}} \right)\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xác định các hệ số a, b, c.
Điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) thuộc góc phần tư thứ (III) \( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} < 0 \hfill \cr {y_0} < 0 \hfill \cr} \right.\)
Bán kính qua tiêu bằng \({5 \over 2} \Leftrightarrow \left[ \matrix{ M{F_1} = {5 \over 2} \hfill \cr M{F_2} = {5 \over 2} \hfill \cr} \right.\)
Sử dụng các công thức \(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0};\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\)
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,{{{x^2}} \over {16}} + {{{y^2}} \over 7} = 1 \Rightarrow a = 4,\,\,b = \sqrt 7 \)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {4^2} - {\left( {\sqrt 7 } \right)^2} = 9 \Rightarrow c = 3\).
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in (E) \Rightarrow {{{x_0}^2} \over {16}} + {{{y_0}^2} \over 7} = 1\)
\(M\) nằm trong góc phần tư thứ (III) \( \Leftrightarrow {x_0} < 0,\,\,\,\,{y_0} < 0\)
Theo đề bài, ta có: \(\left[ \matrix{ M{F_1} = {5 \over 2} \Leftrightarrow a + {c \over a}{x_0} = {5 \over 2} \Leftrightarrow 4 + {3 \over 4}{x_0} = {5 \over 2} \Leftrightarrow {x_0} = - 2\,\,\left( {tm} \right) \hfill \cr M{F_2} = {5 \over 2} \Leftrightarrow a - {c \over a}{x_0} = {5 \over 2} \Leftrightarrow 4 - {3 \over 4}{x_0} = {5 \over 2} \Leftrightarrow {x_0} = 2\,\,\left( {ktm} \right) \hfill \cr} \right.\)
Mà \({{{x_0}^2} \over {16}} + {{{y_0}^2} \over 7} = 1 \Rightarrow {{{{( - 2)}^2}} \over {16}} + {{{y_0}^2} \over 7} = 1 \Leftrightarrow \left[ \matrix{ {y_0} = {{\sqrt {21} } \over 2}\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {ktm} \right) \hfill \cr {y_0} = - {{\sqrt {21} } \over 2}\,\,\,\,\left( {tm} \right) \hfill \cr} \right.\)
Vậy, \(M\left( { - 2; - {{\sqrt {21} } \over 2}} \right)\)
Chọn: A
Câu hỏi 13 :
Cho elip \((E):\,\,\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\). Trong các điểm sau, điểm nào là tiêu điểm của \((E)\)?
- A \((10;0)\).
- B \((6;0)\).
- C \((4;0)\).
- D \(( - 8;0)\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
\((E):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)
Sử dụng công thức \({a^2} - {b^2} = {c^2}\) tính c. Từ đó, kết luận tiêu điểm của (E) là \({F_1}( - c;0),\,\,{F_2}(c;0)\).
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1 \Rightarrow a = 10,\,\,b = 6\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Leftrightarrow {c^2} = {10^2} - {6^2} = 64 \Rightarrow c = 8 \Rightarrow {F_1}( - 8;0),\,\,{F_2}(8;0)\)
Chọn: D
Câu hỏi 14 :
Cho elip \((E):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\). Tâm sai và tiêu cự của (E) là:
- A \(e = - \frac{3}{5},\,\,2c = 6\).
- B \(e = \frac{9}{5},\,\,2c = 18\).
- C \(e = \frac{3}{5},\,\,2c = 6\).
- D \(e = \frac{4}{5},\,2c = 8\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\((E):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)
Sử dụng công thức \({a^2} - {b^2} = {c^2}\) tính tiêu cự c.
Tính tâm sai \(e = \frac{c}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\((E):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1 \Rightarrow a = 5,\,\,b = 4\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Leftrightarrow {c^2} = {5^2} - {4^2} = 9 \Rightarrow c = 3\)
Tâm sai \(e = \frac{c}{a} = \frac{3}{5}\)
Chọn: C
Câu hỏi 15 :
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy,\) cho elíp \((E)\) có phương trình chính tắc là \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\). Tiêu cự của \((E)\) là
- A \(8\).
- B \(4.\)
- C \(2.\)
- D \(16.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tiêu cự của elip có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) là \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} .\)
Lời giải chi tiết:
Tiêu cự của \(\left( E \right)\) là \(2\sqrt {25 - 9} = 2.\sqrt {16} = 2.4 = 8\)
Chọn A.
Câu hỏi 16 :
Trong mặt phẳng \(Oxy\), phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của một elip?
- A \(\frac{{{x^2}}}{2} + \frac{{{y^2}}}{3} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{9} - \frac{{{y^2}}}{8} = 1\)
- C \(\frac{x}{9} + \frac{y}{8} = 1\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{1} = 1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\,\,(a > b)\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{1} = 1\) là phương trình chính tắc của 1 Elip
Chọn D.
Câu hỏi 17 :
\(\left( E \right):\,\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\) có tâm sai \(e\) là:
- A \(\dfrac{5}{3}\)
- B \(\dfrac{3}{5}\)
- C \(\dfrac{2}{5}\)
- D \(\dfrac{4}{5}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(a = 5,\,\,b = 4 \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} = 9 \Rightarrow c = 3\).
\( \Rightarrow e = \dfrac{c}{a} = \dfrac{3}{5}\).
Chọn B.
Câu hỏi 18 :
\(\left( E \right):\,\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\) có tiêu điểm \({F_2}\) là:
- A \({F_2}\left( {7;0} \right)\)
- B \({F_2}\left( {5;0} \right)\)
- C \({F_2}\left( {\sqrt 7 ;0} \right)\)
- D \({F_2}\left( { - \sqrt 7 ;0} \right)\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
\(*\,\,a = 4,\,\,b = 3 \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} = 7 \Rightarrow c = \sqrt 7 \).
* Ta có \({F_2}\left( {c;0} \right) \Rightarrow {F_2}\left( {\sqrt 7 ;0} \right)\).
Chọn C.
Câu hỏi 19 :
Đường Elip \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{7} = 1\) có tiêu cự bằng:
- A \(6\)
- B \(8\)
- C \(9\)
- D \(3\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tiêu cự của elip có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) là \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} .\)
Lời giải chi tiết:
Đường Elip \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{7} = 1\) có tiêu cự bằng \(2\sqrt {16 - 7} = 2\sqrt 9 = 6\)
Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình chính tắc của Elip?
- A \(\frac{{{x^2}}}{9} - \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 25\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{9} - \frac{{{y^2}}}{{16}} = 25\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Với \({F_1}\left( { - c;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {c;\,\,0} \right)\) ta có: \(M\left( {x;y} \right) \in \left( E \right) \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\,\,\,\left( 1 \right)\) trong đó \({b^2} = {a^2} - {c^2}\)
Phương trình \(\left( 1 \right)\) được gọi là phương trình chính tắc của elip \(\left( E \right)\).
Lời giải chi tiết:
Phương trình \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\) được viết dưới dạng \(\frac{{{x^2}}}{{{3^3}}} + \frac{{{y^2}}}{{{4^2}}} = 1\) (là dạng phương trình chính tắc của Elip)
Phương trình chính tắc của Elip là: \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
Chọn C.
Câu hỏi 21 :
Một tiêu điểm của Elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{6} = 1\) có tọa độ là:
- A \(\left( {0;\,\,3} \right)\)
- B \(\left( {0;\,\,\sqrt 3 } \right)\)
- C \(\left( {3;\,\,0} \right)\)
- D \(\left( { - \sqrt 3 ;\,\,0} \right)\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1 \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2}\)
\( \Rightarrow \)Tiêu điểm của elip là \({F_1}\left( {c;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( { - c;\,\,0} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Xét Elip \(\left( E \right):\,\,\,\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{6} = 1\) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 9\\{b^2} = 6\end{array} \right. \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} = 9 - 6 = 3 \Rightarrow c = \sqrt 3 \)
\( \Rightarrow \) Elip \(\left( E \right)\) có hai tiêu điểm là \({F_1}\left( { - \sqrt 3 ;\,\,0} \right)\) và \({F_2}\left( {\sqrt 3 ;\,\,0} \right)\).
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) có độ dài trục lớn bằng:
- A \(25\)
- B \(10\)
- C \(6\)
- D \(9\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip \(\left( E \right)\) là \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\), có độ dài trục lớn là \({A_1}{A_2} = 2a\).
Lời giải chi tiết:
Xét Elip \(\left( E \right):\,\,\,\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 25\\{b^2} = 9\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 5\\b = 3\end{array} \right.\)
Độ dài trục lớn là: \({A_1}{A_2} = 2.\,5 = 10\)
Vậy độ dài trục lớn của Elip \(\left( E \right)\) là \(10.\)
Chọn B.
Câu hỏi 23 :
Elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) có tâm sai bằng bao nhiêu?
- A \(\frac{4}{5}\)
- B \(\frac{5}{4}\)
- C \( - \frac{4}{5}\)
- D \( - \frac{5}{4}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
\(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) có tâm sai \(e = \frac{c}{a}\).
Lời giải chi tiết:
Xét Elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 25\\{b^2} = 9\end{array} \right. \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} = 25 - 9 = 16\)\( \Rightarrow c = 4\) (Do \(c > 0\))
Vậy tâm sai của elip \(\left( E \right)\) là \(e = \frac{c}{a} = \frac{4}{5} \cdot \)
Chọn A.
Câu hỏi 24 :
Cho elip có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 6\). Khi đó, tọa độ tiêu điểm của elip là:
- A \({F_1}\left( { - \sqrt 7 ;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {\sqrt 7 ;\,\,0} \right)\)
- B \({F_1}\left( { - 16;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {16;\,\,0} \right)\)
- C \({F_1}\left( { - 9;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {9;\,\,0} \right)\)
- D \({F_1}\left( { - 4;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {4;\,\,0} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1 \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2}\)
\( \Rightarrow \)Tiêu điểm của elip là \({F_1}\left( {c;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( { - c;\,\,0} \right).\)
Lời giải chi tiết:
Xét elip \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 6,\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 16\\{b^2} = 9\end{array} \right. \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} \Rightarrow c = \sqrt {{a^2} - {b^2}} = \sqrt 7 \)
Vậy elip có hai tiêu điểm là \({F_1}\left( { - \sqrt 7 ;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {\sqrt 7 ;\,\,0} \right).\)
Chọn A.
Câu hỏi 25 :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho elip \(\left( E \right):\,\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\). Tiêu cự của elip \(\left( E \right)\)
- A \(4\)
- B \(8\)
- C \(16\)
- D \(2\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) có tiêu cự \(2c\) với \(c = \sqrt {{a^2} - {b^2}} \).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\\ \Rightarrow {a^2} = 25,\,\,\,{b^2} = 9\\ \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} = 25 - 9 = 16\\ \Rightarrow c = 4\end{array}\)
Vậy tiêu cự là \(2c = 2.4 = 8\).
Chọn B.
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình đường elip mức độ thông hiểu có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình đường elip mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục