30 bài tập phương trình đường elip mức độ thông hiểu
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho elip (E) có tiêu cự là \(2c\), độ dài trục lớn và trục nhỏ lần lượt là \(2a\) và \(2b\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
- A \(c < b < a\).
- B \(c < a < b\).
- C \(c > b > a\).
- D \(c < a\) và \(b < a\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng lý thuyết phương trình chính tắc của elip.
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\) với \(a > b > 0\) và \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) với \(2c\) là tiêu cự của (E).
Lời giải chi tiết:
Vì \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) và \(a,b,c > 0\) nên ta có \({a^2} > {c^2} \Leftrightarrow a > c\). Hiển nhiên \(b < a\).
Đáp án: D
Câu hỏi 2 :
Cho elip (E) có hai tiêu điểm là \({F_1},{F_2}\) và có độ dài trục lớn là \(2a\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
- A \(2a = {F_1}{F_2}\).
- B \(2a > {F_1}{F_2}\)
- C \(2a < {F_1}{F_2}\)
- D \(4a = {F_1}{F_2}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng lý thuyết phương trình chính tắc của elip.
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\) với \(a > b > 0\) và \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) với \(2c\( là tiêu cự của (E).
Lời giải chi tiết:
Elip (E) có hai tiêu điểm là \({F_1},{F_2}\) ta có \(2c = {F_1}{F_2}\).
Vì \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) và \(a,b,c > 0\) nên ta có \({a^2} > {c^2} \Leftrightarrow a > c\). Do đó \(2a > {F_1}{F_2}\).
Đáp án: B
Câu hỏi 3 :
Cho elip \((E):{x^2} + 4{y^2} - 40 = 0\). Chu vi hình chữ nhật cơ sở là:
- A \(6\sqrt {10} \)
- B \(10\)
- C \(3\sqrt {10} \)
- D \(12\sqrt {10} \)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Từ phương trình (E) tìm độ dài trục lớn \(2a\) và độ dài trục bé \(2b\). Chu vi hình chữ nhật cơ sở bằng \(2\left( {2a + 2b} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \((E):{x^2} + 4{y^2} - 40 = 0 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over {40}} + {{{y^2}} \over {10}} = 1\). Suy ra \(\left\{ \matrix{ a = 2\sqrt {10} \hfill \cr b = \sqrt {10} \hfill \cr} \right.\)
Chu vi hình chữ nhật cơ sở là: \(2\left( {2a + 2b} \right) = 2\left( {4\sqrt {10} + 2\sqrt {10} } \right) = 12\sqrt {10} \)
Đáp án: D
Câu hỏi 4 :
Phương trình chính tắc của elip có độ dài trục lớn là 12, tiêu cự là 10 là:
- A \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\).
- B \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over {25}} = 1\).
- C \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over {11}} = 1\).
- D \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over {10}} = 1\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\)
Elip có độ dài trục lớn bằng \(2a\) Elip có tiêu cự bằng \(2c\) và ta cũng có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\)Lời giải chi tiết:
Độ dài trục lớn là 12, suy ra \(2a = 12\) hay \(a = 6\)
Tiêu cự là 10, suy ra \(2c = 10\) hay \(c = 5\)
Mặt khác, ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\), suy ra \({b^2} = {a^2} - {c^2} = 36 - 25 = 11\)
Đáp án: C
Câu hỏi 5 :
Phương trình chính tắc của elip có độ dài trục lớn là 20, tâm sai là \(e = {3 \over 5}\) là:
- A \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1\).
- B \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {64}} = 1\).
- C \({{{x^2}} \over {400}} + {{{y^2}} \over {256}} = 1\).
- D \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {49}} = 1\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Elip có độ dài trục lớn bằng \(2a\) Elip có tâm sai \(e = {c \over a}\) và ta cũng có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\).Lời giải chi tiết:
Độ dài trục lớn là 20, suy ra \(2a = 20\) hay \(a = 10\)
Tâm sai \(e = {3 \over 5}\), suy ra \({c \over a} = {3 \over 5}\) suy ra \(c = 6\)
Mặt khác, ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\), suy ra \({b^2} = {a^2} - {c^2} = 100 - 36 = 64\).
Đáp án: B
Câu hỏi 6 :
Phương trình chính tắc của elip có tiêu cự là 6, tâm sai là \(e = {3 \over 5}\).
- A \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\).
- B \({{{x^2}} \over {64}} + {{{y^2}} \over {25}} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {64}} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\)
Elip có tiêu cự bằng \(2c\) Tâm sai \(e = {c \over a}\) và ta cũng có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\).Lời giải chi tiết:
Tiêu cự elip bằng 6, suy ra \(2c = 6\) hay \(c = 3\)
Tâm sai \(e = {3 \over 5}\), suy ra \({c \over a} = {3 \over 5}\) suy ra \(a = 5\).
Mặt khác, ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\), suy ra \({b^2} = {a^2} - {c^2} = 25 - 9 = 16\).
Đáp án: D
Câu hỏi 7 :
Phương trình chính tắc của elip có đi qua \(M(1;{2 \over {\sqrt 5 }})\), tiêu cự là 4 là:
- A \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {21}} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\)
Elip có tiêu cự là \(2c\) Ta có hệ thức \({a^2} - {b^2} = {c^2}\) Elip đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) tức là ta có \({{x_0^2} \over {{a^2}}} + {{y_0^2} \over {{b^2}}} = 1\)Lời giải chi tiết:
Phương trình elip cần tìm có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Elip có tiêu cự là 4 suy ra \(2c = 4 \Leftrightarrow c = 2\). Mặt khác ta có: \({a^2} - {b^2} = {c^2} = 4\)
Vì elip qua \(M\left( {1;{2 \over {\sqrt 5 }}} \right)\) nên ta có \({1 \over {{a^2}}} + {4 \over {5{b^2}}} = 1\)
Ta có hệ phương trình \(\left\{ \matrix{ {a^2} - {b^2} = 4 \hfill \cr {1 \over {{a^2}}} + {4 \over {5{b^2}}} = 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {a^2} = 5 \hfill \cr {b^2} = 1 \hfill \cr} \right.\)
Vậy elip có phương trình là \({{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
Đáp án: C
Câu hỏi 8 :
Cho Elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 4} = 1\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho \(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^0}\) là:
- A \({M_1}\left( {{{5\sqrt {357} } \over {21}};{{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right);{M_2}\left( {{{5\sqrt {357} } \over {21}}; - {{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right);{M_3}\left( { - {{5\sqrt {357} } \over {21}};{{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right);{M_4}\left( { - {{5\sqrt {357} } \over {21}}; - {{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right)\).
- B \({M_1}\left( {{4 \over {21}};{5 \over {21}}} \right);{M_2}\left( { - {4 \over {21}};{5 \over {21}}} \right);{M_3}\left( {{4 \over {21}}; - {5 \over {21}}} \right);{M_4}\left( { - {4 \over {21}}; - {5 \over {21}}} \right)\).
- C \({M_1}\left( {{{5\sqrt {357} } \over {21}};1} \right);{M_2}\left( {{{5\sqrt {357} } \over {21}}; - 1} \right);{M_3}\left( { - {{5\sqrt {357} } \over {21}};1} \right);{M_4}\left( { - {{5\sqrt {357} } \over {21}}; - 1} \right)\).
- D \({M_1}\left( {{4 \over {21}};1} \right);{M_2}\left( { - {4 \over {21}};1} \right);{M_3}\left( {{4 \over {21}}; - 1} \right);{M_4}\left( { - {4 \over {21}}; - 1} \right)\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xác định các hệ số a, b, c. Tìm các tiêu điểm \({F_1},{F_2}\)
\(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^0} \Leftrightarrow \overrightarrow {{F_1}M} .\overrightarrow {{F_2}M} = 0\)
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 4} = 1 \Rightarrow a = 5,\,b = 2\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {5^2} - {2^2} = 21 \Rightarrow c = \sqrt {21} \)
Ta có: \({F_1}\left( { - \sqrt {21} ;0} \right),\,\,{F_2}\left( {\sqrt {21} ;0} \right)\)
Lấy \(M\left( {{x_0};{y _0}} \right) \in (E) \Rightarrow \,\,{{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1\)
\(\overrightarrow {{F_1}M} = \left( {{x_0} + \sqrt {21} ;\,{y_0}} \right),\,\,\overrightarrow {{F_2}M} = \left( {{x_0} - \sqrt {21} ;\,{y_0}} \right)\)
Vì \(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^0}\) nên \(\overrightarrow {{F_1}M} .\overrightarrow {{F_2}M} = 0 \Leftrightarrow \left( {{x_0} + \sqrt {21} } \right)\left( {{x_0} - \sqrt {21} } \right) + {y_0}^2 = 0 \Leftrightarrow {x_0}^2 + {y_0}^2 = 21\)
Tọa độ điểm M là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{ \matrix{ {{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1 \hfill \cr {x_0}^2 + {y_0}^2 = 21 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 4{x_0}^2 + 25{y_0}^2 = 100 \hfill \cr {x_0}^2 + {y_0}^2 = 21 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0}^2 = {{425} \over {21}} \hfill \cr {y_0}^2 = {{16} \over {21}} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} = \pm {{5\sqrt {357} } \over {21}} \hfill \cr {y_0} = \pm {{4\sqrt {21} } \over {21}} \hfill \cr} \right.\)
Vậy, các điểm M thỏa mãn yêu cầu đề bài là:
\({M_1}\left( {{{5\sqrt {357} } \over {21}};{{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right);{M_2}\left( {{{5\sqrt {357} } \over {21}}; - {{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right);{M_3}\left( { - {{5\sqrt {357} } \over {21}};{{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right);{M_4}\left( { - {{5\sqrt {357} } \over {21}}; - {{4\sqrt {21} } \over {21}}} \right)\)
Chọn: A
Câu hỏi 9 :
Cho Elip \((E):\,\,4{x^2} + 9{y^2} = 36\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho \(M\) nhìn \({F_1}, {F_2}\) dưới 1 góc vuông là:
- A \({M_1}\left( {{3 \over {\sqrt 5 }};1} \right);{M_2}\left( { - {3 \over {\sqrt 5 }};1} \right);{M_3}\left( {{3 \over {\sqrt 5 }}; - 1} \right);{M_4}\left( { - {3 \over {\sqrt 5 }}; - 1} \right)\)
- B \({M_1}\left( {{2 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_2}\left( { - {2 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_3}\left( {{2 \over {\sqrt 5 }}; - {4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_4}\left( { - {2 \over {\sqrt 5 }}; - {4 \over {\sqrt 5 }}} \right)\)
- C \({M_1}\left( {{3 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_2}\left( { - {3 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_3}\left( {{3 \over {\sqrt 5 }}; - {4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_4}\left( { - {3 \over {\sqrt 5 }}; - {4 \over {\sqrt 5 }}} \right)\)
- D \({M_1}\left( {1;{3 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_2}\left( { - 1;{3 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_3}\left( {1; - {3 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_4}\left( { - 1; - {3 \over {\sqrt 5 }}} \right)\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đưa phương trình Elip về dạng chính tắc.
Xác định các hệ số a, b, c. Tìm các tiêu điểm \({F_1},{F_2}\)
\(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^0} \Leftrightarrow \overrightarrow {{F_1}M} .\overrightarrow {{F_2}M} = 0\)
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,4{x^2} + 9{y^2} = 36 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1 \Rightarrow a = 3,\,b = 2\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {3^2} - {2^2} = 5 \Rightarrow c = \sqrt 5 \)
Ta có: \({F_1}\left( { - \sqrt 5 ;0} \right),\,\,{F_2}\left( {\sqrt 5 ;0} \right)\)
Lấy \(M\left( {{x_0};{ y _0}} \right) \in (E) \Rightarrow 4{x_0}^2 + 9{y_0}^2 = 36\)
\(\overrightarrow {{F_1}M} = \left( {{x_0} + \sqrt 5 ;\,{y_0}} \right),\,\,\overrightarrow {{F_2}M} = \left( {{x_0} - \sqrt 5 ;\,{y_0}} \right)\)
Vì \(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^0}\) nên \(\overrightarrow {{F_1}M} .\overrightarrow {{F_2}M} = 0 \Leftrightarrow \left( {{x_0} + \sqrt 5 } \right)\left( {{x_0} - \sqrt 5 } \right) + {y_0}^2 = 0 \Leftrightarrow {x_0}^2 + {y_0}^2 = 5\)
Tọa độ điểm M là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{ \matrix{ 4{x_0}^2 + 9{y_0}^2 = 36 \hfill \cr {x_0}^2 + {y_0}^2 = 5 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0}^2 = {9 \over 5} \hfill \cr {y_0}^2 = {{16} \over 5} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} = \pm {3 \over {\sqrt 5 }} \hfill \cr {y_0} = \pm {4 \over {\sqrt 5 }} \hfill \cr} \right.\)
Vậy, các điểm M thỏa mãn yêu cầu đề bài là:
\({M_1}\left( {{3 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_2}\left( { - {3 \over {\sqrt 5 }};{4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_3}\left( {{3 \over {\sqrt 5 }}; - {4 \over {\sqrt 5 }}} \right);{M_4}\left( { - {3 \over {\sqrt 5 }}; - {4 \over {\sqrt 5 }}} \right)\)
Chọn: C.
Câu hỏi 10 :
Cho Elip \((E):\,\,\,{x^2} + 9{y^2} = 9\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho \(3M{F_1} = M{F_2}\) là:
- A \({M_1}\left( {{{\sqrt 2 } \over 8};{{9\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( {{{\sqrt 2 } \over 8}; - {{9\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\)
- B \({M_1}\left( {{{9\sqrt 2 } \over 8};{{\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( {{{9\sqrt 2 } \over 8}; - {{\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\)
- C \({M_1}\left( {{{\sqrt 2 } \over 8};{{9\sqrt {46} } \over {12}}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( {{{\sqrt 2 } \over 8}; - {{9\sqrt {46} } \over {12}}} \right)\,\)
- D \({M_1}\left( { - {{9\sqrt 2 } \over 8};{{\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( { - {{9\sqrt 2 } \over 8}; - {{\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\,\,\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức : \(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0};\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\,\,,\,\,\,(M({x_0};{y_0}) \in (E))\).
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,{x_0}^2 + 9{y_0}^2 = 9\).
\((E):\,\,\,{x^2} + 9{y^2} = 9 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 1} = 1 \Rightarrow a = 3,b = 1\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {3^2} - {1^2} = 8 \Rightarrow c = 2\sqrt 2 \)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 3 + {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0};\,\,\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\, = 3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}\,\)
\(\eqalign{ & 3M{F_1} = M{F_2} \Leftrightarrow 3\left( {3 + {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}\,} \right) = 3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}\, \Leftrightarrow 9 + 2\sqrt 2 {x_0}\, = 3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0} \Leftrightarrow {{8\sqrt 2 } \over 3}{x_0} = - 6 \Leftrightarrow {x_0} = - {{9\sqrt 2 } \over 8} \cr & {x_0}^2 + 9{y_0}^2 = 9 \Leftrightarrow {y_0}^2 = {{23} \over {32}} \Leftrightarrow {y_0} = \pm {{\sqrt {46} } \over 8} \cr & \Rightarrow {M_1}\left( { - {{9\sqrt 2 } \over 8};{{\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( { - {{9\sqrt 2 } \over 8}; - {{\sqrt {46} } \over 8}} \right)\,\,\, \cr} \)
Chọn: D
Câu hỏi 11 :
Cho Elip \((E):\,\,\,{{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho \(M{F_2} = 4M{F_1}\) là:
- A \({M_1}\left( { - {{15} \over 2};{{3\sqrt 7 } \over 2}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( { - {{15} \over 2}; - {{3\sqrt 7 } \over 2}} \right)\)
- B \({M_1}\left( {{{15} \over 2};{{3\sqrt 7 } \over 2}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( {{{15} \over 2}; - {{3\sqrt 7 } \over 2}} \right)\)
- C \({M_1}\left( {{{15} \over 2};{{\sqrt 7 } \over 2}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( {{{15} \over 2}; - {{\sqrt 7 } \over 2}} \right)\)
- D \({M_1}\left( { - 1;2} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( { - 1; - 2} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0};\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\,\,,\,\,\,\left( {M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( E \right)} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,\,{{{x_0}^2} \over {100}} + {{{y_0}^2} \over {36}} = 1\).
\((E):\,\,\,{{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1 \Rightarrow a = 10,\,\,b = 6\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {10^2} - {6^2} = 64 \Rightarrow c = 8\)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 10 + {8 \over {10}}{x_0} = 10 + {4 \over 5}{x_0};\,\,\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\, = 10 - {8 \over {10}}{x_0} = 10 - {4 \over 5}{x_0}\)
\(\eqalign{ & M{F_2} = 4M{F_1} \Leftrightarrow 10 - {4 \over 5}{x_0} = 4\left( {10 + {4 \over 5}{x_0}} \right)\, \Leftrightarrow 10 - {4 \over 5}{x_0} = 40 + {{16} \over 5}{x_0} \Leftrightarrow 4{x_0} = - 30 \Leftrightarrow {x_0} = - {{15} \over 2} \cr & {{{x_0}^2} \over {100}} + {{{y_0}^2} \over {36}} = 1 \Leftrightarrow {{{{\left( { - {{15} \over 2}} \right)}^2}} \over {100}} + {{{y_0}^2} \over {36}} = 1 \Leftrightarrow {y_0}^2 = {{63} \over 4} \Leftrightarrow {y_0} = \pm {{3\sqrt 7 } \over 2} \cr & \Rightarrow {M_1}\left( { - {{15} \over 2};{{3\sqrt 7 } \over 2}} \right)\,\,\,,\,\,\,{M_2}\left( { - {{15} \over 2}; - {{3\sqrt 7 } \over 2}} \right)\,\,\, \cr} \)
Chọn: A
Câu hỏi 12 :
Cho elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\), tìm trên \(D:\,\,x + 5 = 0\) điểm M cách đều tiêu điểm trái và đỉnh trên của (E).
- A \(M\left( { - 5;2} \right)\)
- B \(M\left( { - 5;{{11} \over 2}} \right)\)
- C \(M\left( { - 5;{1 \over 2}} \right)\)
- D \(M\left( { - 5;7} \right)\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác định tiêu điểm trái \({F_1}\left( { - c;0} \right)\) và đỉnh trên \(B\left( {0;b} \right)\)
\(M \in D \Rightarrow M\left( { - 5;m} \right)\)
Từ giả thiết ta có \(M{F_1} = MB\)
Lời giải chi tiết:
\((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1 \Rightarrow a = 5,b = 3\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Leftrightarrow {c^2} = {5^2} - {3^2} = 16 \Rightarrow c = 4\)
(E) có tiêu điểm trái \({F_1}\left( { - 4;0} \right)\), đỉnh trên \(B(0;3)\)
Điểm \(M \in D:x + 5 = 0 \Rightarrow M( - 5;\,m)\)
Theo đề bài, ta có:
\(M{F_1} = MB \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( { - 4 + 5} \right)}^2} + {{\left( {0 - m} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {0 + 5} \right)}^2} + {{\left( {3 - m} \right)}^2}} \Leftrightarrow 1 + {m^2} = 25 + 9 - 6m + {m^2} \Leftrightarrow m = {{11} \over 2}\)
Vậy, \(M\left( { - 5;{{11} \over 2}} \right)\).
Chọn: B
Câu hỏi 13 :
Cho Elip \((E):\,\,\,{x^2} + 9{y^2} = 9\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho \({1 \over {M{F_1}}} + {1 \over {M{F_2}}} = {{3\sqrt 2 } \over {{F_1}{F_2}}}\) là:
- A \({M_1}\left( {\sqrt {{9 \over 8}} ;\sqrt {{5 \over 8}} } \right);{M_2}\left( {\sqrt {{9 \over 8}} ; - \sqrt {{5 \over 8}} } \right);{M_3}\left( { - \sqrt {{9 \over 8}} ;\sqrt {{5 \over 8}} } \right);{M_4}\left( { - \sqrt {{9 \over 8}} ; - \sqrt {{5 \over 8}} } \right)\)
- B \({M_1}\left( {\sqrt {{9 \over 8}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_2}\left( {\sqrt {{9 \over 8}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_3}\left( { - \sqrt {{9 \over 8}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_4}\left( { - \sqrt {{9 \over 8}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right)\)
- C \({M_1}\left( {\sqrt {{{19} \over 8}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_2}\left( {\sqrt {{{19} \over 8}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_3}\left( { - \sqrt {{{19} \over 8}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_4}\left( { - \sqrt {{{19} \over 8}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right)\)
- D \({M_1}\left( {\sqrt {{9 \over 2}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_2}\left( {\sqrt {{9 \over 2}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_3}\left( { - \sqrt {{9 \over 2}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_4}\left( { - \sqrt {{9 \over 2}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right)\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0};\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0};\,\,{F_1}{F_2} = 2c\,\,,\,\,\,\left( {M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( E \right)} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,\,{x_0}^2 + 9{y_0}^2 = 9\).
\((E):\,\,\,{x^2} + 9{y^2} = 9 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 1} = 1 \Leftrightarrow a = 3,\,\,b = 1\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {3^2} - {1^2} = 8 \Rightarrow c = 2\sqrt 2 \)
\({F_1}{F_2} = 2c = 2.2\sqrt 2 = 4\sqrt 2 \)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 3 + {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0};\,\,\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\, = 3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}\)
Theo đề bài:
\(\eqalign{ & {1 \over {M{F_1}}} + {1 \over {M{F_2}}} = {{3\sqrt 2 } \over {{F_1}{F_2}}} \Leftrightarrow {1 \over {3 + {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}}} + {1 \over {3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}}} = {{3\sqrt 2 } \over {4\sqrt 2 }} \Leftrightarrow {6 \over {\left( {3 + {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}} \right)\left( {3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}} \right)}} = {3 \over 4} \cr & \Leftrightarrow \left( {3 + {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}} \right)\left( {3 - {{2\sqrt 2 } \over 3}{x_0}} \right) = 8 \Leftrightarrow 9 - {8 \over 9}{x_0}^2 = 8 \Leftrightarrow {x_0}^2 = {9 \over 8} \Leftrightarrow {x_0} = \pm \sqrt {{9 \over 8}} \cr & {x_0}^2 + 9{y_0}^2 = 9 \Leftrightarrow {9 \over 8} + 9{y_0}^2 = 9 \Leftrightarrow {y_0}^2 = {7 \over 8} \Leftrightarrow {y_0} = \pm \sqrt {{7 \over 8}} \cr} \)
Vậy, có 4 điểm M thỏa mãn yêu cầu đề bài là:
\({M_1}\left( {\sqrt {{9 \over 8}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_2}\left( {\sqrt {{9 \over 8}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_3}\left( { - \sqrt {{9 \over 8}} ;\sqrt {{7 \over 8}} } \right);{M_4}\left( { - \sqrt {{9 \over 8}} ; - \sqrt {{7 \over 8}} } \right)\)
Chọn: B
Câu hỏi 14 :
Phương trình chính tắc của elip có 2 đỉnh là (-3;0), (3;0) và hai tiêu điểm là (-1;0), (1;0) là:
- A \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{1} = 1\).
- B \(\frac{{{x^2}}}{8} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\).
- C \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{8} = 1\).
- D \(\frac{{{x^2}}}{1} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Elip \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) có các đỉnh \({A_1}\left( { - a;0} \right);{A_2}\left( {a;0} \right);{B_1}\left( {0; - b} \right);\,\,{B_2}\left( {0;b} \right)\) và hai tiêu điểm \({F_1}\left( { - c;0} \right);\,\,{F_2}\left( {c;0} \right)\) với \({a^2} = {b^2} + {c^2}\).
Lời giải chi tiết:
\(a = 3,\,\,c = 1\).
Ta có: \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Leftrightarrow {3^2} - {b^2} = {1^2} \Rightarrow {b^2} = 8\)
Phương trình chính tắc của elip: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{8} = 1\)
Chọn: C
Câu hỏi 15 :
Đường Elip \(4{x^2} + 9{y^2} = 36\) có tiêu cự bằng:
- A \(2\sqrt 7 \).
- B \(2\sqrt 5 \).
- C \(\sqrt 5 \).
- D \(\sqrt 7 \).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tiêu cự của elip có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) là \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} .\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(4{x^2} + 9{y^2} = 36 \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\)
\( \Rightarrow \) Tiêu cự của Elip là \(2\sqrt {9 - 4} = 2\sqrt 5 .\)
Chọn B.
Câu hỏi 16 :
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy,\) tìm phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn bẳng 10, độ dài trục bé bằng 8
- A \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{64}} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{81}} + \frac{{{y^2}}}{{64}} = 1\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\)
Lời giải chi tiết:
Độ dài trục lớn bằng \(10 \Rightarrow 2a = 10 \Rightarrow a = 5.\)
Độ dài trục bé bằng \(8 \Rightarrow 2b = 8 \Leftrightarrow b = 4.\)
Phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn bằng 10, độ dài trục bé bằng 8 là:
\(\frac{{{x^2}}}{{{5^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{4^2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1.\)
Chọn C.
Câu hỏi 17 :
Trong mặt phẳng \(Oxy\), viết phương trình chính tắc của elip biết một đỉnh là A1 (–5; 0), và một tiêu điểm là F2(2; 0).
- A \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1.\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{29}} + \frac{{{y^2}}}{{25}} = 1.\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{21}} = 1.\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{29}} = 1.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\)
Lời giải chi tiết:
Gọi phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)
Vì \({A_1}\left( { - 5;0} \right)\) là một đỉnh \( \Rightarrow a = 5\)
\({F_2}\left( {2;0} \right)\) là một tiêu điểm \( \Rightarrow c = 2\) \( \Rightarrow {b^2} = {a^2} - {c^2} = 21\)
Vậy phương trình chính tắc của Elip đó là: \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{21}} = 1\)
Chọn C.
Câu hỏi 18 :
Một Elip có diện tích hình chữ nhật cơ sở là 80, độ dài tiêu cự là 6. Tâm sai của Elip đó là:
- A \(e = \frac{4}{5}\).
- B \(e = \frac{3}{4}\).
- C \(e = \frac{3}{5}\).
- D \(e = \frac{4}{3}\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Hình chữ nhật cơ sở có kích thước là \(2a \times 2b\)
Trong đó: Trục lớn \( = 2a\) ; Trục nhỏ \( = 2b\)
Tiêu cự \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} \) ; Tâm sai \(e = \frac{c}{a}\)
Lời giải chi tiết:
Diện tích hình chữ nhật cơ sở là: \(2a.2b = 80 \Leftrightarrow ab = 20\) (1)
Elip có tiêu cự là \(6 \Rightarrow c = 3 \Rightarrow {a^2} - {b^2} = 9\) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}ab = 20\\{a^2} - {b^2} = 9\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b^2} = \frac{{400}}{{{a^2}}}\\{a^2} - \frac{{400}}{{{a^2}}} = 9\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b^2} = \frac{{400}}{{{a^2}}}\\{a^4} - 9{a^2} - 400 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}ab = 20\\\left[ \begin{array}{l}{a^2} = 25\\{a^2} = - 16\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 5\\b = 4\end{array} \right.\,\,\,\left( {do\,\,a > 0} \right)\\ \Rightarrow e = \frac{c}{a} = \frac{3}{5}.\end{array}\)
Chọn C.
Câu hỏi 19 :
Tìm phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn bằng \(4\sqrt {10} \) và đi qua điểm \(A\left( {0;6} \right)\).
- A \(\frac{{{x^2}}}{{40}} + \frac{{{y^2}}}{{12}} = 1\).
- B \(\frac{{{x^2}}}{{160}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\).
- C \(\frac{{{x^2}}}{{160}} + \frac{{{y^2}}}{{32}} = 1\).
- D \(\frac{{{x^2}}}{{40}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tiêu cự của elip có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) là \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} \)
Trục lớn = 2a ; trục bé = 2b
Tọa độ các đỉnh \({A_1}\left( { - a;0} \right)\,\,,\,\,{A_2}\left( {a;0} \right)\,\,,\,\,{B_1}\left( {0; - b} \right)\,\,,\,\,{B_2}\left( {0;b} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Độ dài trục lớn là \(4\sqrt {10} \Rightarrow 2a = 4\sqrt {10} \Leftrightarrow a = 2\sqrt {10} .\)
Phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn bằng \(4\sqrt {10} \) và đi qua điểm \(A\left( {0;6} \right)\) là:
\(\frac{{{x^2}}}{{{{\left( {2\sqrt {10} } \right)}^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{6^2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{40}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\)
Chọn D.
Câu hỏi 20 :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{{3^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{2^2}}} = 1\) có 2 tiêu điểm là \({F_1},{F_2}\). M là điểm thuộc elip \(\left( E \right)\). Giá trị của biểu thức \(M{F_1} + M{F_2}\) bằng:
- A \(5\).
- B \(6.\)
- C \(3.\)
- D \(2.\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) có 2 tiêu điểm là \({F_1},{F_2}\) là tập hợp các điểm M sao cho \(M{F_1} + M{F_2} = 2a\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(M{F_1} + M{F_2} = 2a = 2.3 = 6.\)
Chọn B.
Câu hỏi 21 :
Phương trình chính tắc của elip có tiêu cự bằng \(6\) và trục lớn bằng \(10.\)
- A \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1.\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{81}} = 1.\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{{25}} - \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1.\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1.\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\)
Lời giải chi tiết:
Elip có tiêu cự bằng 6 \( \Rightarrow 2c = 6 \Rightarrow c = 3\)
Elip có trục lớn bằng 10 \( \Rightarrow 2a = 10 \Rightarrow a = 5\)
\( \Rightarrow {b^2} = {a^2} - {c^2} = {5^2} - {3^2} = 16\)
Vậy phương trình chính tắc của Elip là: \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
Chọn D.
Câu hỏi 22 :
Cho elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- A \(\left( E \right)\) có các tiêu điểm \({F_1}\left( { - 4;0} \right)\) và \({F_2}\left( {4;0} \right).\)
- B \(\left( E \right)\) có tỉ số \(\frac{c}{a} = \frac{4}{5}.\)
- C \(\left( E \right)\) có đỉnh \({A_1}\left( { - 5;0} \right).\)
- D \(\left( E \right)\) có độ dài trục nhỏ bằng 3.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\)
Lời giải chi tiết:
Elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) có độ dài trục nhỏ bằng \(2b = 6.\) Vậy D sai
Chọn D.
Câu hỏi 23 :
Cho elip \(\frac{{{x^2}}}{5} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\), khẳng định nào sau đây sai ?
- A Tiêu cự của elip bằng \(2\)
- B Tâm sai của elip là \(e = \frac{1}{5}\)
- C Độ dài trục lớn bằng \(2\sqrt 5 \)
- D Độ dài trục bé bằng \(4\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\) ; tân sai \(e = \frac{c}{a}\)
Lời giải chi tiết:
Elip \(\frac{{{x^2}}}{5} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\) có tâm sai \(e = \frac{c}{a} = \frac{{\sqrt {{a^2} - {b^2}} }}{a} = \frac{{\sqrt {5 - 4} }}{{\sqrt 5 }} = \frac{1}{{\sqrt 5 }}\)
Vậy B sai
Chọn B.
Câu hỏi 24 :
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\). Tính tiêu cự của elip \(\left( E \right)\)
- A \(6\)
- B \(4\)
- C \(2\sqrt 5 \)
- D \(\sqrt 5 \)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\) ; tâm sai \(e = \frac{c}{a}\)
Lời giải chi tiết:
Elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\) có tiêu cự bằng \(2c = 2.\sqrt {{a^2} - {b^2}} = 2\sqrt {9 - 4} = 2\sqrt 5 .\)
Chọn C.
Câu hỏi 25 :
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Viết phương trình chính tắc của elip \(\left( E \right)\) biết rằng với mọi điểm M thuộc \(\left( E \right)\) thì \(M{F_1} + M{F_2} = 10\) (\({F_1},{F_2}\) là hai tiêu điểm của \(\left( E \right)\)) và tâm sai của \(\left( E \right)\) là \(e = \frac{3}{5}\) .
- A \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\).
- B \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\).
- C \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{64}} = 1\).
- D \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\) ; tâm sai \(e = \frac{c}{a}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có với mọi điểm M thuộc \(\left( E \right)\) thì \(M{F_1} + M{F_2} = 10 \Rightarrow 2a = 10 \Rightarrow a = 5\)
Tâm sai của \(\left( E \right)\) là \(e = \frac{3}{5} \Rightarrow \frac{c}{5} = \frac{3}{5} \Rightarrow c = 3 \Rightarrow {b^2} = {a^2} - {c^2} = 25 - 9 = 16\)
\( \Rightarrow \) Phương trình elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1.\)
Chọn B.
Câu hỏi 26 :
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{5} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1.\) Tỉ số giữa tiêu cự và độ dài trục lớn của elip bằng:
- A \(\frac{{3\sqrt 5 }}{5}\)
- B \(\frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)
- C \(\frac{{\sqrt 5 }}{5}\)
- D \(\frac{{\sqrt 5 }}{4}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) có độ dài trục lớn là \(2a,\) độ dài tiêu cự là \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} .\)
Lời giải chi tiết:
\(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{5} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\) có \(a = \sqrt 5 ;\,\,b = 2.\)
\( \Rightarrow \) Độ dài trục lớn là:\(2a = 2\sqrt 5 .\)
\( \Rightarrow \) Độ dài tiêu cự là: \(2c = 2\sqrt {{a^2} - {b^2}} = 2\sqrt {5 - 4} = 2.\)
Vậy tỉ số giữa tiêu cự và độ dài trục lớn là: \(\frac{2}{{2\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt 5 }}{5}.\)
Chọn C.
Câu hỏi 27 :
Trong mặt phẳng \(Oxy\), phương trình chính tắc của elip có độ dài trục lớn bằng 8, độ dài trục nhỏ bằng 6 là:
- A \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{64}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- D \(9{x^2} + 16{y^2} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Elip \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) có độ dài trục lớn bằng \(2a\) , độ dài trục nhỏ bằng \(2b.\)
Lời giải chi tiết:
Độ dài trục lớn của elip là \(8 \Rightarrow 2a = 8 \Leftrightarrow a = 4.\)
Độ dài trục lớn của elip là \(6 \Rightarrow 2b = 6 \Leftrightarrow b = 3.\)
Phương trình chính tắc của elip đã cho là: \(\frac{{{x^2}}}{{{4^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{3^2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1.\)
Chọn C.
Câu hỏi 28 :
Cho elip có phương trình:\(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1.\) Khi đó tọa độ tiêu điểm của elip là:
- A \({F_1}\left( { - 4;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {4;\,\,0} \right)\)
- B \({F_1}\left( { - 3;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {3;\,\,0} \right)\)
- C \({F_1}\left( { - 16;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {16;\,\,0} \right)\)
- D \({F_1}\left( { - 5;\,\,0} \right),\,\,{F_2}\left( {5;\,\,0} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Cho elip \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) thì tọa độ tiêu điểm là: \({F_1}\left( { - c;\,\,0} \right)\) và \({F_2}\left( {c;\,\,0} \right)\) với \({c^2} = {a^2} - {b^2}.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} = 25\\{b^2} = 9\end{array} \right.\) \( \Rightarrow {c^2} = 25 - 9 = 16 \Rightarrow c = 4\)
\( \Rightarrow \) Tọa độ các tiêu điểm của elip là: \({F_1}\left( { - 4;\,\,0} \right)\) và \({F_2}\left( {4;\,\,0} \right).\)
Chọn A.
Câu hỏi 29 :
Tìm phương trình chính tắc của elip biết elip có độ dài trục lớn gấp đôi độ dài trục bé và có tiêu cự bằng \(4\sqrt 3 ?\)
- A \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{36}} + \frac{{{y^2}}}{{24}} = 1\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{{24}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{{36}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \({b^2} = {a^2} - {c^2}\) với \(2c\) là tiêu cự, \(2a,\,2b\) là độ dài trục lớn và trục nhỏ của elip.
Sau khi tìm \({a^2},{b^2}\), ta viết phương trình elip: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)
Lời giải chi tiết:
Tiêu cự \(2c = 4\sqrt 3 \Rightarrow c = 2\sqrt 3 \)
Độ dài trục lớn gấp đôi trục bé nên \(2a = 2\left( {2b} \right) \Rightarrow a = 2b\)
Ta có: \({b^2} = {a^2} - {c^2} \Leftrightarrow {b^2} = {\left( {2b} \right)^2} - {\left( {2\sqrt 3 } \right)^2}\)\( \Leftrightarrow {b^2} = 4{b^2} - 12\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 3{b^2} = 12 \Leftrightarrow {b^2} = 4\\ \Rightarrow {a^2} = {\left( {2b} \right)^2} = 4{b^2} = 4.4 = 16\end{array}\)
Khi đó ta có phương trình elip thỏa mãn bài toán là: \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\)
Chọn A.
Câu hỏi 30 :
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ \(Oxy\), phương trình elip \(\left( E \right)\) đi qua điểm \(M\left( {0;\,\,3} \right)\), \(N\left( {3;\,\, - \frac{{12}}{5}} \right)\) là:
- A \(\frac{{{x^2}}}{6} + \frac{{{y^2}}}{3} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{5} + \frac{{{y^2}}}{3} = 1\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{{36}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình elip \(\left( E \right)\) có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1.\)
Elip đi qua hai điểm cho trước, ta thay toa độ vào phương trình elip giải ra ta được \({a^2},\,\,{b^2}.\)
Lời giải chi tiết:
Giả sử phương trình elip \(\left( E \right)\) có dạng \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\).
Vì elip \(\left( E \right)\) đi qua điểm \(M\left( {0;\,\,3} \right)\) và \(N\left( {3;\,\, - \frac{{12}}{5}} \right)\) nên ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{{0^2}}}{{{a^2}}} + \frac{9}{{{b^2}}} = 1\\\frac{9}{{{a^2}}} + \frac{{144}}{{25{b^2}}} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b^2} = 9\\\frac{9}{{{a^2}}} + \frac{{144}}{{25{b^2}}} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b^2} = 9\\{a^2} = 25\end{array} \right.\)
Vậy phương trình elip \(\left( E \right)\) là: \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1.\)
Chọn B.
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình đường elip mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình đường elip mức độ nhận biết có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục