25 bài tập phương trình đường elip mức độ vận dụng, vận dụng cao
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Phương trình chính tắc của elip có hai tiêu điểm là \({F_1}( - 1;0),{F_2}(1;0)\) và tâm sai \(e = {1 \over 5}\) là:
- A \({{{x^2}} \over {24}} + {{{y^2}} \over {25}} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over {24}} + {{{y^2}} \over {25}} = - 1\)
- C \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {24}} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {24}} = - 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Elip có 4 đỉnh là \({A_1}\left( { - a;0} \right),{A_2}\left( {a;0} \right),{B_1}\left( {0; - b} \right),{B_2}\left( {0;b} \right)\). Elip có tiêu cự bằng \(2c\) và ta cũng có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\).Lời giải chi tiết:
Elip có hai tiêu điểm là \({F_1}( - 1;0),{F_2}(1;0)\) suy ra \(c = 1\)
Elip có tâm sai \(e = {1 \over 5}\) suy ra \({c \over a} = {1 \over 5} \Rightarrow a = 5\)
Mặt khác ta có \({b^2} = {a^2} - {c^2} = 25 - 1 = 24\)
Vậy elip có phương trình là \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {24}} = 1\)
Đáp án: C
Câu hỏi 2 :
Phương trình chính tắc của elip có một đỉnh là \(B(0; - 2)\), tiêu cự là \(2\sqrt 5 \) là:
- A \({{{x^2}} \over 7} + {{{y^2}} \over 2} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over {20}} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Elip có 4 đỉnh là \({A_1}\left( { - a;0} \right),{A_2}\left( {a;0} \right),{B_1}\left( {0; - b} \right),{B_2}\left( {0;b} \right)\) Elip có tiêu cự bằng \(2c\) và ta cũng có \({a^2} = {b^2} + {c^2}\).Lời giải chi tiết:
Elip có một đỉnh là \(B(0; - 2)\) suy ra \(b = 2\).
Elip có tiêu cự là \(2\sqrt 5 \) suy ra \(c = 2\sqrt 5 \Leftrightarrow c = \sqrt 5 \).
Mặt khác ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2} = 4 + 5 = 9\).
Vậy elip có dạng \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1\).
Đáp án: D
Câu hỏi 3 :
Phương trình chính tắc của elip có một đỉnh là \(A(0; - 4)\), tâm sai \(e = {3 \over 5}\).
- A \({{{x^2}} \over {16}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\).
- B \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over {36}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\)
Elip có 4 đỉnh là \({A_1}\left( { - a;0} \right),{A_2}\left( {a;0} \right),{B_1}\left( {0; - b} \right),{B_2}\left( {0;b} \right)\) Tâm sai \(e = {c \over a}\) và ta có \({a^2} - {c^2} = {b^2}\)Lời giải chi tiết:
Elip có một đỉnh là \(A(0; - 4)\) suy ra \(b = 4\).
Tâm sai \(e = {3 \over 5}\) suy ra ta có \({c \over a} = {3 \over 5}\). Vì \(a,c > 0\) nên ta có \({{{c^2}} \over {{a^2}}} = {9 \over {25}} \Leftrightarrow 25{c^2} - 9{a^2} = 0\)
Mặt khác ta có \({a^2} - {c^2} = {b^2} = 16\).
Ta có hệ phương trình \(\left\{ \matrix{ 9{a^2} - 25{c^2} = 0 \hfill \cr {a^2} - {c^2} = 16 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {a^2} = 25 \hfill \cr {c^2} = 9 \hfill \cr} \right.\).
Vậy phương trình của elip là: \({{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1\)
Đáp án: C
Câu hỏi 4 :
Phương trình chính tắc của elip có đỉnh là \(A(2;0)\) và đi qua \(M( - 1;{{\sqrt 3 } \over 2})\) là:
- A \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 2} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Elip có 4 đỉnh là \({A_1}\left( { - a;0} \right),{A_2}\left( {a;0} \right),{B_1}\left( {0; - b} \right),{B_2}\left( {0;b} \right)\) Elip đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) tức là ta có \({{x_0^2} \over {{a^2}}} + {{y_0^2} \over {{b^2}}} = 1\)Lời giải chi tiết:
Elip có đỉnh là \(A(2;0)\) suy ra \(a = 2\). Phương trình elip cần tìm có dạng \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Vì elip qua \(M( - 1;{{\sqrt 3 } \over 2})\) nên ta có \({1 \over 4} + {3 \over {4{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow {b^2} = 1\)
Vậy elip có phương trình là \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
Đáp án: A
Câu hỏi 5 :
Phương trình chính tắc của elip có đi qua hai điểm \(M(2\sqrt 2 ;{1 \over 3})\) và \(N(2;{{\sqrt 5 } \over 3})\) là:
- A \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over {16}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Chú ý: Elip đi qua điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) tức là ta có \({{x_0^2} \over {{a^2}}} + {{y_0^2} \over {{b^2}}} = 1\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình elip cần tìm có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Vì elip qua \(M\left( {2\sqrt 2 ;{1 \over 3}} \right)\) nên ta có \({8 \over {{a^2}}} + {1 \over {9{b^2}}} = 1\)
Vì elip qua \(N\left( {2;{{\sqrt 5 } \over 3}} \right)\) nên ta có \({4 \over {{a^2}}} + {5 \over {9{b^2}}} = 1\)
Ta có hệ phương trình \(\left\{ \matrix{ {8 \over {{a^2}}} + {1 \over {9{b^2}}} = 1 \hfill \cr {4 \over {{a^2}}} + {5 \over {9{b^2}}} = 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {a^2} = 9 \hfill \cr {b^2} = 1 \hfill \cr} \right.\)
Vậy elip có phương trình là \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
Đáp án: C
Câu hỏi 6 :
Cho Elip \((E):\,\,16{x^2} + 25{y^2} = 400\). Điểm \(M \in (E)\) nhìn 2 tiêu điểm dưới một góc \({60^0}\) có tọa độ là:
- A \({M_1}\left( {\sqrt {{{275} \over {27}}} ;\sqrt {{{256} \over {27}}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{275} \over {27}}} ; - \sqrt {{{256} \over {27}}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{275} \over {27}}} ; - \sqrt {{{256} \over {27}}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{275} \over {27}}} ;\sqrt {{{256} \over {27}}} } \right)\)
- B \({M_1}\left( {\sqrt {{{25} \over {27}}} ;\sqrt {{{26} \over {27}}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{25} \over {27}}} ; - \sqrt {{{26} \over {27}}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{25} \over {27}}} ; - \sqrt {{{26} \over {27}}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{25} \over {27}}} ;\sqrt {{{26} \over {27}}} } \right)\)
- C \({M_1}\left( {\sqrt {{{275} \over 7}} ;\sqrt {{{256} \over 7}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{275} \over 7}} ; - \sqrt {{{256} \over 7}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{275} \over 7}} ; - \sqrt {{{256} \over 7}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{275} \over 7}} ;\sqrt {{{256} \over 7}} } \right)\)
- D \({M_1}\left( {\sqrt {{{25} \over 7}} ;\sqrt {{{26} \over 7}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{25} \over 7}} ; - \sqrt {{{26} \over 7}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{25} \over 7}} ; - \sqrt {{{26} \over 7}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{25} \over 7}} ;\sqrt {{{26} \over 7}} } \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đưa phương trình elip về dạng chính tắc.
Xác định các hệ số a, b, c.
Sử dụng các công thức \(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0},\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0},\,\,{F_1}{F_2} = 2c\)
Áp dụng định lí Cosin trong tam giác \(M{F_1}{F_2}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,16{x_0}^2 + 25{y_0}^2 = 400\).
\((E):\,\,16{x^2} + 25{y^2} = 400 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over {16}} = 1 \Rightarrow a = 5,b = 4\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {5^2} - {4^2} = 9 \Rightarrow c = 3\)
\({F_1}{F_2} = 2c = 6\)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 5 + {3 \over 5}{x_0};\,\,\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\, = 5 - {3 \over 5}{x_0}\)
Điểm \(M \in (E)\) nhìn 2 tiêu điểm dưới một góc \({60^0}\( \( \Rightarrow \widehat {{F_1}M{F_2}} = {60^0}\)
Áp dụng định lý Côsin, ta có: \({F_1}{F_2}^{2\;} = {\rm{ }}M{F_1}^2 + {\rm{ }}M{F_2}^2 - {\rm{ }}2M{F_1}.M{F_2}\cos {60^0}\)
\(\eqalign{ & \Leftrightarrow {6^2} = {\left( {5 + {3 \over 5}{x_0}} \right)^2} + {\left( {5 - {3 \over 5}{x_0}} \right)^2} - 2\left( {5 + {3 \over 5}{x_0}} \right)\left( {5 - {3 \over 5}{x_0}} \right)\cos {60^0} \cr & \Leftrightarrow 36 = {\left( {5 + {3 \over 5}{x_0}} \right)^2} + {\left( {5 - {3 \over 5}{x_0}} \right)^2} - 2\left( {5 + {3 \over 5}{x_0}} \right)\left( {5 - {3 \over 5}{x_0}} \right).{1 \over 2} \cr & \Leftrightarrow 36 = 25 + 6{x_0} + {{9{x_0}^2} \over {25}} + 25 - 6{x_0} + {{9{x_0}^2} \over {25}} - 25 + {{9{x_0}^2} \over {25}} \cr & \Leftrightarrow {{27{x_0}^2} \over {25}} = 11 \Leftrightarrow {x_0}^2 = {{275} \over {27}} \Leftrightarrow {x_0} = \pm \sqrt {{{275} \over {27}}} \cr} \)
Ta có: \(16{x_0}^2 + 25{y_0}^2 = 400 \Leftrightarrow 16.{{275} \over {27}} + 25{y_0}^2 = 400 \Leftrightarrow {y_0}^2 = {{256} \over {27}} \Leftrightarrow {y_0} = \pm \sqrt {{{256} \over {27}}} \)
Vậy, các điểm M thoả mãn yêu cầu đề bài là:
\({M_1}\left( {\sqrt {{{275} \over {27}}} ;\sqrt {{{256} \over {27}}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{275} \over {27}}} ; - \sqrt {{{256} \over {27}}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{275} \over {27}}} ; - \sqrt {{{256} \over {27}}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{275} \over {27}}} ;\sqrt {{{256} \over {27}}} } \right)\)
Chọn: A
Câu hỏi 7 :
Cho Elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 4} = 1\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho \(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {120^0}\) là:
- A \({M_1}\left( {\sqrt {\frac{{75}}{7}} ;\sqrt {\frac{6}{7}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {\frac{{75}}{7}} ; - \frac{6}{7}} \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {\frac{{75}}{7}} ;\sqrt {\frac{6}{7}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {\frac{{75}}{7}} ; - \sqrt {\frac{6}{7}} } \right)\)
- B \({M_1}\left( {\sqrt {{5 \over 7}} ;\sqrt {{6 \over 7}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{5 \over 7}} ; - \sqrt {{6 \over 7}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{5 \over 7}} ;\sqrt {{6 \over 7}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{5 \over 7}} ; - \sqrt {{6 \over 7}} } \right)\)
- C \({M_1}\left( {\sqrt {{{75} \over {17}}} ;\sqrt {{{16} \over {17}}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{75} \over {17}}} ; - \sqrt {{{16} \over {17}}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{75} \over {17}}} ;\sqrt {{{16} \over {17}}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{75} \over {17}}} ; - \sqrt {{{16} \over {17}}} } \right)\)
- D \({M_1}\left( {\sqrt {{{75} \over 7}} ;\sqrt {{{16} \over 7}} } \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{75} \over 7}} ; - \sqrt {{{16} \over 7}} } \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{75} \over 7}} ;\sqrt {{{16} \over 7}} } \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{75} \over 7}} ; - \sqrt {{{16} \over 7}} } \right)\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xác định các hệ số a, b, c.
Sử dụng các công thức \(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0},\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0},\,\,{F_1}{F_2} = 2c\)
Áp dụng định lí Cosin trong tam giác \(M{F_1}{F_2}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,{{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1\).
\((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 4} = 1 \Rightarrow a = 5,\,b = 2\)
Mà \({a^2} - {b^2} = {c^2} \Rightarrow {c^2} = {5^2} - {2^2} = 21 \Rightarrow c = \sqrt {21} \)
\({F_1}{F_2} = 2c = 2\sqrt {21} \)
\(M{F_1} = a + {c \over a}{x_0} = 5 + {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0};\,\,\,\,M{F_2} = a - {c \over a}{x_0}\, = 5 - {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}\)
Điểm \(M \in (E)\) nhìn 2 tiêu điểm dưới một góc \({120^0} \Rightarrow \widehat {{F_1}M{F_2}} = {120^0}\)
Áp dụng định lý Côsin, ta có: \({F_1}{F_2}^{2\;} = {\rm{ }}M{F_1}^2 + {\rm{ }}M{F_2}^2 - {\rm{ }}2M{F_1}.M{F_2}\cos {120^0}\)
\(\eqalign{ & \Leftrightarrow {\left( {2\sqrt {21} } \right)^2} = {\left( {5 + {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)^2} + {\left( {5 - {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)^2} - 2\left( {5 + {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)\left( {5 - {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)\cos {120^0} \cr & \Leftrightarrow 84 = {\left( {5 + {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)^2} + {\left( {5 - {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)^2} - 2\left( {5 + {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right)\left( {5 - {{\sqrt {21} } \over 5}{x_0}} \right).{{ - 1} \over 2} \cr & \Leftrightarrow 84 = 25 + 2\sqrt {21} {x_0} + {{21{x_0}^2} \over {25}} + 25 - 2\sqrt {21} {x_0} + {{21{x_0}^2} \over {25}} + 25 - {{21{x_0}^2} \over {25}} \cr & \Leftrightarrow {{21{x_0}^2} \over {25}} = 9 \Leftrightarrow {x_0}^2 = {{75} \over 7} \Leftrightarrow {x_0} = \pm \sqrt {{{75} \over 7}} \cr} \)
Ta có: \({{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1 \Rightarrow {{{{75} \over 7}} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1 \Leftrightarrow {y_0}^2 = {{16} \over 7} \Leftrightarrow {y_0} = \pm {4 \over {\sqrt 7 }}\)
Vậy, có 4 điểm M thoả mãn yêu cầu đề bài là:
\({M_1}\left( {\sqrt {{{75} \over 7}} ;{4 \over {\sqrt 7 }}} \right);\,\,{M_2}\left( {\sqrt {{{75} \over 7}} ; - {4 \over {\sqrt 7 }}} \right);\,\,{M_3}\left( { - \sqrt {{{75} \over 7}} ;{4 \over {\sqrt 7 }}} \right);\,\,{M_4}\left( { - \sqrt {{{75} \over 7}} ; - {4 \over {\sqrt 7 }}} \right)\)
Chọn: D.
Câu hỏi 8 :
Cho elip \((E):{{{x^2}} \over 4} + {y^2} = 1\) và điểm \(C(2;0)\). Tìm tọa độ các điểm \(A,\,\,B\) trên (E) sao cho \(ABC\) là tam giác đều, biết rằng A và B đối xứng nhau qua Ox.
- A \(A\left( {{2 \over 7};{{4\sqrt {31} } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7}; - {{4\sqrt {31} } \over 7}} \right)\) hoặc \(A\left( {{2 \over 7}; - {{4\sqrt {31} } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7};{{4\sqrt {31} } \over 7}} \right)\)
- B \(A\left( {{{12} \over 7};{{4\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{{12} \over 7}; - {{4\sqrt 3 } \over 7}} \right)\) hoặc \(A\left( {{{12} \over 7}; - {{4\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{{12} \over 7};{{4\sqrt 3 } \over 7}} \right)\)
- C \(A\left( {{2 \over 7};{{4\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7}; - {{4\sqrt 3 } \over 7}} \right)\) hoặc \(A\left( {{2 \over 7}; - {{4\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7};{{4\sqrt 3 } \over 7}} \right)\)
- D \(A\left( {{2 \over 7};{{\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7}; - {{\sqrt 3 } \over 7}} \right)\) hoặc \(A\left( {{2 \over 7}; - {{\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7};{{\sqrt 3 } \over 7}} \right)\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Lấy \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( E \right)\), xác định điểm B đối xứng với A qua Ox.
Tam giác ABC đều \( \Leftrightarrow AB = AC\), giải phương trình tìm \({x_0};{y_0}\).
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right)\). Do A, B đối xứng nhau qua Ox nên \(B({x_0}; - {y_0})\).
Ta có: \(A{B^2} = 4{y_0}^2,\,\,\,A{C^2} = {({x_0} - 2)^2} + {y_0}^2\)
Vì \(A \in \left( E \right) \Rightarrow {{{x_0}^2} \over 4} + {y_0}^2 = 1 \Rightarrow {y_0}^2 = 1 - {{{x_0}^2} \over 4}\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Vì \(AB = AC \Rightarrow {({x_0} - 2)^2} + {y_0}^2 = 4{y_0}^2\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Thay (1) vào (2) và rút gọn ta được :
\(7{x_0}^2 - 16{x_0} + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{ {x_0} = 2 \hfill \cr {x_0} = {2 \over 7} \hfill \cr} \right.\)
Với \({x_0} = 2 \Rightarrow {y_0} = 0\,\,(L)\) vì trùng với điểm C.
Với \({x_0} = {2 \over 7} \Rightarrow {y_0} = \pm {{4\sqrt 3 } \over 7}\).
Vậy, \(A\left( {{2 \over 7};{{4\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7}; - {{4\sqrt 3 } \over 7}} \right)\) hoặc \(A\left( {{2 \over 7}; - {{4\sqrt 3 } \over 7}} \right),\,\,B\left( {{2 \over 7};{{4\sqrt 3 } \over 7}} \right)\).
Chọn: C.
Câu hỏi 9 :
Cho elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over {25}} + {{{y^2}} \over 9} = 1\) và đường thẳng \(D:\,\,x - 2y + 12 = 0\). Tọa độ điểm \(M \in (E)\) sao cho khoảng cách từ M đến D lớn nhất là:
- A \(M\left( { - \frac{{25}}{{18}}\sqrt {\frac{{324}}{{661}}} ;\sqrt {\frac{{324}}{{661}}} } \right)\)
- B \(M\left( { - \frac{{5\sqrt {29} }}{{108}};\frac{{\sqrt {29} }}{6}} \right)\) hoặc \(M\left( {\frac{{5\sqrt {29} }}{{108}}; - \frac{{\sqrt {29} }}{6}} \right)\)
- C \(M\left( {\frac{{25}}{{18}}\sqrt {\frac{{324}}{{661}}} ; - \sqrt {\frac{{324}}{{661}}} } \right)\)
- D \(M\left( { - \frac{{25\sqrt {299} }}{{108}};\frac{{\sqrt {299} }}{6}} \right)\) hoặc \(M\left( {\frac{{25\sqrt {299} }}{{108}}; - \frac{{\sqrt {299} }}{6}} \right)\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( E \right)\), tính \(d\left( {M;\left( D \right)} \right) = {{\left| {{x_0} - 2{y_0} + 12} \right|} \over {\sqrt {{1^2} + {2^2}} }}\)
Sử dụng các bất đẳng thức \(\left| {a + b} \right| \le \left| a \right| + \left| b \right|\), dấu bằng xảy ra \( \Leftrightarrow a.b \ge 0\) và BĐT Bunhia-copxki: \(\left( {{a^2} + {b^2}} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right) \ge {\left( {ax + by} \right)^2}\), dấu bằng xảy ra \( \Leftrightarrow {a \over x} = {b \over y}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(M({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,\,{{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1\).
Khoảng cách từ M đến D:
\(\eqalign{ & d(M,D) = {{\left| {{x_0} - 2{y_0} + 12} \right|} \over {\sqrt {{1^2} + {2^2}} }} = {{\left| {{x_0} - 2{y_0} + 12} \right|} \over {\sqrt 5 }} \le {{\left| {{x_0} - 2{y_0}} \right| + 12} \over {\sqrt 5 }} = {{\left| {5.{{{x_0}} \over 5} + \left( { - 6} \right){{{y_0}} \over 3}} \right| + 12} \over {\sqrt 5 }} \le {{\sqrt {({5^2} + {6^2})\left( {{{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9}} \right)} + 12} \over {\sqrt 5 }} \cr & = {{\sqrt {(25 + 36).1} + 12} \over {\sqrt 5 }} = {{\sqrt {61} + 12} \over {\sqrt 5 }} \cr} \).
Vậy,
\(d{(M,D)_{\max }} = {{\sqrt {61} + 12} \over {\sqrt 5 }} \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \left( {{x_0} - 2{y_0}} \right).12 \ge 0 \hfill \cr {{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \hfill \cr {{{{{x_0}} \over 5}} \over 5} = {{{{{y_0}} \over 3}} \over { - 6}} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - 2{y_0} \ge 0 \hfill \cr {{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \hfill \cr 18{x_0} + 25{y_0} = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - 2{y_0} \ge 0 \hfill \cr {{{x_0}^2} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \hfill \cr {x_0} = - {{25} \over {18}}{y_0} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - 2{y_0} \ge 0 \hfill \cr {{{{\left( { - {{25} \over {18}}{y_0}} \right)}^2}} \over {25}} + {{{y_0}^2} \over 9} = 1 \hfill \cr {x_0} = - {{25} \over {18}}{y_0} \hfill \cr} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - 2{y_0} \ge 0 \hfill \cr {y_0}^2 = {{324} \over {661}} \hfill \cr {x_0} = - {{25} \over {18}}{y_0} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - 2{y_0} \ge 0 \hfill \cr {y_0} = \pm \sqrt {{{324} \over {661}}} \hfill \cr {x_0} = - {{25} \over {18}}{y_0} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{ \left\{ \matrix{ {x_0} = - {{25} \over {18}}\sqrt {{{324} \over {661}}} \hfill \cr {y_0} = \sqrt {{{324} \over {661}}} \hfill \cr} \right.\,\,(L) \hfill \cr \left\{ \matrix{ {x_0} = {{25} \over {18}}\sqrt {{{324} \over {661}}} \hfill \cr {y_0} = - \sqrt {{{324} \over {661}}} \hfill \cr} \right.\,\,(TM) \hfill \cr} \right.\)
Khi đó, \(M\left( {{{25} \over {18}}\sqrt {{{324} \over {661}}} ; - \sqrt {{{324} \over {661}}} } \right)\)
Chọn: C
Câu hỏi 10 :
Cho elip \((E):\,\,{{{x^2}} \over 8} + {{{y^2}} \over 4} = 1\) và đường thẳng \(\Delta :\,\,x - \sqrt 2 y + 2 = 0\). Đường thẳng D cắt (E) tại 2 điểm B và C. Tọa độ điểm A trên (E) sao cho tam giác ABC có diện tích lớn nhất là:
- A \(A\left( {2; - \sqrt 2 } \right)\)
- B \(A\left( {2; - \sqrt 2 } \right)\) hoặc \(A\left( { - 2;\sqrt 2 } \right)\)
- C \(A\left( {2; - \sqrt 3 } \right)\)
- D \(A\left( {2; - \sqrt 3 } \right)\) hoặc \(A\left( { - 2;\sqrt 3 } \right)\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({S_{ABC}} = {1 \over 2}.d(A;BC).BC = {1 \over 2}d(A,\Delta ).BC\)
Nhận xét: \({S_{ABC}}\) đạt GTLN khi và chỉ khi \(d(A;\Delta )\) lớn nhất.
\(A({x_0};{y_0}) \in (E) \Rightarrow \,\,\,{{{x_0}^2} \over 8} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1\).
Khoảng cách từ A đến D:
\(\eqalign{ & d(A,\Delta ) = {{\left| {{x_0} - \sqrt 2 {y_0} + 2} \right|} \over {\sqrt {{1^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} }} = {{\left| {{x_0} - \sqrt 2 {y_0} + 2} \right|} \over {\sqrt 3 }} \le {{\left| {{x_0} - \sqrt 2 {y_0}} \right| + 2} \over {\sqrt 3 }} = {{\left| {2\sqrt 2 .{{{x_0}} \over {2\sqrt 2 }} + \left( { - 2\sqrt 2 } \right).{{{y_0}} \over 2}} \right| + 2} \over {\sqrt 3 }} \cr & \le {{\sqrt {\left[ {{{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( { - 2\sqrt 2 } \right)}^2}} \right]\left( {{{{x_0}^2} \over 8} + {{{y_0}^2} \over 4}} \right)} + 2} \over {\sqrt 3 }} = {{\sqrt {16.1} + 2} \over {\sqrt 3 }} = {6 \over {\sqrt 3 }} = 2\sqrt 3 \cr} \)
\(\eqalign{ & d{(A;\Delta )_{{\rm{Max}}}} = 2\sqrt 3 \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \left( {{x_0} - \sqrt 2 {y_0}} \right).2 \ge 0 \hfill \cr {{{x_0}^2} \over 8} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1 \hfill \cr {{{{{x_0}} \over {2\sqrt 2 }}} \over {2\sqrt 2 }} = {{{{{y_0}} \over 2}} \over { - 2\sqrt 2 }} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - \sqrt 2 {y_0} \ge 0 \hfill \cr {{{x_0}^2} \over 8} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1 \hfill \cr {x_0} = - \sqrt 2 {y_0} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - \sqrt 2 {y_0} \ge 0 \hfill \cr {{2{y_0}^2} \over 8} + {{{y_0}^2} \over 4} = 1 \hfill \cr {x_0} = - \sqrt 2 {y_0} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - \sqrt 2 {y_0} \ge 0 \hfill \cr {y_0}^2 = 2 \hfill \cr {x_0} = - \sqrt 2 {y_0} \hfill \cr} \right. \cr & \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {x_0} - \sqrt 2 {y_0} \ge 0 \hfill \cr {y_0} = \pm \sqrt 2 \hfill \cr {x_0} = - \sqrt 2 {y_0} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{ \left\{ \matrix{ {x_0} = 2 \hfill \cr {y_0} = - \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\,(TM) \hfill \cr \left\{ \matrix{ {x_0} = - 2 \hfill \cr {y_0} = \sqrt 2 \hfill \cr} \right.(L) \hfill \cr} \right. \cr} \)
Khi đó, \(A\left( {2; - \sqrt 2 } \right)\)
Chọn: A
Câu hỏi 11 :
Cho elip \((E):13{x^2} + 16{y^2} = 208\). Tìm tọa độ các điểm A, B trên (E) và đối xứng nhau qua Ox (điểm A có tung độ dương) sao cho \(AB{F_1}\) là tam giác đều.
- A \(A\left( {{{\sqrt 3 } \over 5};{{13} \over 5}} \right),\,B\left( {{{\sqrt 3 } \over 5}; - {{13} \over 5}} \right)\,\) hoặc \(A\left( {{{24\sqrt 3 } \over {11}};{{13} \over {11}}} \right),\,B\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}}; - {{13} \over {11}}} \right)\,\)
- B \(A\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5};{{13} \over 5}} \right),\,B\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5}; - {{13} \over 5}} \right)\,\) hoặc \(A\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}};{{13} \over {11}}} \right),\,B\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}}; - {{13} \over {11}}} \right)\,\).
- C \(A\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5};{{13} \over 5}} \right),\,B\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5}; - {{13} \over 5}} \right)\,\) hoặc \(A\left( {{{4\sqrt 3 } \over {11}};{{13} \over {11}}} \right),\,B\left( { - {{4\sqrt 3 } \over {11}}; - {{13} \over {11}}} \right)\,\).
- D \(A\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5};{3 \over 5}} \right),\,B\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5}; - {3 \over 5}} \right)\,\) hoặc \(A\left( {{{4\sqrt 3 } \over {11}};{{13} \over {11}}} \right),\,B\left( { - {{4\sqrt 3 } \over {11}}; - {{13} \over {11}}} \right)\,\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Gọi \(A({x_0};{y_0}) \in \left( E \right)\,\,\left( {{y_0} > 0} \right)\), xác định điểm B đối xứng với A qua trục Ox.
Tam giác \(AB{F_1}\) đều \( \Leftrightarrow AB = A{F_1}\)
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(A({x_0};{y_0}),\,\,{y_0} > 0\). Do A, B đối xứng nhau qua Ox nên \(B({x_0}; - {y_0})\).
\((E):13{x^2} + 16{y^2} = 208 \Leftrightarrow {{{x^2}} \over {16}} + {{{y^2}} \over {13}} = 1 \Rightarrow a = 4,\,\,b = \sqrt {13} \Rightarrow c = \sqrt 3 \)
\( \Rightarrow {F_1}\left( { - \sqrt 3 ;0} \right)\)
Ta có: \(A{B^2} = 4{y_0}^2,\,\,\,A{F_1}^2 = {\left( {{x_0} + \sqrt 3 } \right)^2} + {y_0}^2\)
Vì \(A \in \left( E \right) \Rightarrow 13{x_0}^2 + 16{y_0}^2 = 208 \Rightarrow {y_0}^2 = 13 - {{13} \over {16}}{x_0}^2\,\,(1)\)
Vì tam giác \(AB{F_1}\) là tam giác đều \( \Rightarrow AB = A{F_1} \Rightarrow {\left( {{x_0} + \sqrt 3 } \right)^2} + {y_0}^2 = 4{y_0}^2\,\,\,(2)\)
Thay (1) vào (2) ta được : \({\left( {{x_0} + \sqrt 3 } \right)^2} + 13 - {{13} \over {16}}{x_0}^2 = 4\left( {13 - {{13} \over {16}}{x_0}^2} \right) \Leftrightarrow {{55} \over {16}}{x_0}^2 + 2\sqrt 3 {x_0} - 36 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{ {x_0} = {{8\sqrt 3 } \over 5} \hfill \cr {x_0} = {{ - 24\sqrt 3 } \over {11}} \hfill \cr} \right.\)
+) \({x_0} = {{8\sqrt 3 } \over 5} \Rightarrow \left[ \matrix{ {y_0} = {{13} \over 5} \hfill \cr {y_0} = - {{13} \over 5}\,(L) \hfill \cr} \right. \Rightarrow A\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5};{{13} \over 5}} \right),\,B\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5}; - {{13} \over 5}} \right)\,\)
+) \({x_0} = {{ - 24\sqrt 3 } \over {11}} \Rightarrow \left[ \matrix{ {y_0} = {{13} \over {11}} \hfill \cr {y_0} = - {{13} \over {11}}\,(L) \hfill \cr} \right. \Rightarrow A\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}};{{13} \over {11}}} \right),\,B\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}}; - {{13} \over {11}}} \right)\,\)
Vậy, \(A\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5};{{13} \over 5}} \right),\,B\left( {{{8\sqrt 3 } \over 5}; - {{13} \over 5}} \right)\,\) hoặc \(A\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}};{{13} \over {11}}} \right),\,B\left( { - {{24\sqrt 3 } \over {11}}; - {{13} \over {11}}} \right)\,\).
Chọn: B.
Câu hỏi 12 :
Phương trình chính tắc của Elip có tiêu cự bằng 16 và trục lớn bằng 20 là:
- A \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\)
- B \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{64}} = 1\)
- C \(\frac{{{x^2}}}{{20}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- D \(\frac{{{x^2}}}{{20}} + \frac{{{y^2}}}{{12}} = 1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của Elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Trong đó: trục lớn \({A_1}{A_2} = 2a\); trục nhỏ \({B_1}{B_2} = 2b\); tiêu cự \({F_1}{F_2} = 2c\)
Lời giải chi tiết:
Elip có tiêu cự bằng \(16 \Rightarrow 2c = 16 \Rightarrow c = 8\)
Elip có trục lớn bằng \(20 \Rightarrow 2a = 20 \Rightarrow a = 10.\)
\( \Rightarrow {b^2} = {a^2} - {c^2} = {10^2} - {8^2} = 36\)
Vậy phương trình chính tắc của Elip là: \(\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{36}} = 1\)
Chọn A.
Câu hỏi 13 :
Lập phương trình \(\left( E \right)\) qua \(M\left( {0;3} \right)\) và có \({F_2}\left( {4;0} \right)\).
- A \(\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- B \(\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- C
\(\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- D \(\dfrac{{{x^2}}}{9} + \dfrac{{{y^2}}}{4} = 1\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
* Giả sử \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\). \(M \in \left( E \right) \Rightarrow \dfrac{9}{{{b^2}}} = 1 \Rightarrow {b^2} = 9\,\,\left( 1 \right)\).
* \({F_2}\left( {4;0} \right) \Rightarrow c = 4 \Rightarrow {c^2} = 16 \Rightarrow {a^2} - {b^2} = 16\,\,\left( 2 \right)\)
* Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( 1 \right)\\\left( 2 \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b^2} = 9\\{a^2} = 25\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\).
Chọn A.
Câu hỏi 14 :
Lập phương trình \(\left( E \right)\) qua \(M\left( {4;0} \right)\) và \(N\left( {0;3} \right)\).
- A \(\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- B \(\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- C \(\dfrac{{{x^2}}}{9} + \dfrac{{{y^2}}}{4} = 1\)
- D \(\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{1} = 1\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
* Giả sử \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\).
\(\begin{array}{l}*\,\,M \in \left( E \right) \Rightarrow \dfrac{{16}}{{{a^2}}} = 1 \Rightarrow {a^2} = 16\,\,\left( 1 \right)\\*\,\,N \in \left( E \right) \Rightarrow \dfrac{9}{{{b^2}}} = 1 \Rightarrow {b^2} = 9\,\,\left( 2 \right)\end{array}\).
Chọn B.
Câu hỏi 15 :
Lập phương trình \(\left( E \right)\) biết trục lớn bằng 16 và \(e = \dfrac{5}{8}\).
- A \(\dfrac{{{x^2}}}{{64}} + \dfrac{{{y^2}}}{{25}} = 1\)
- B \(\dfrac{{{x^2}}}{{64}} + \dfrac{{{y^2}}}{{49}} = 1\)
- C \(\dfrac{{{x^2}}}{{64}} + \dfrac{{{y^2}}}{{39}} = 1\)
- D \(\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
* Trục lớn bằng 16 \( \Rightarrow 2a = 16 \Rightarrow a = 8\).
* \(e = \dfrac{c}{a} = \dfrac{5}{8}\). Với \(a = 8 \Rightarrow c = 5 \Rightarrow {c^2} = 25\).
\( \Rightarrow {a^2} - {b^2} = 25 \Rightarrow {b^2} = {a^2} - 25 = 64 - 25 = 39\).
* Phương trình \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{{64}} + \dfrac{{{y^2}}}{{39}} = 1\).
Chọn C.
Câu hỏi 16 :
Lập phương trình \(\left( E \right)\) có một đỉnh trục lớn là \(A\left( {4;0} \right)\) và có \(e = \dfrac{{\sqrt 7 }}{4}\).
- A \(\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{1} = 1\)
- B \(\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- C \(\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{4} = 1\)
- D \(\dfrac{{{x^2}}}{9} + \dfrac{{{y^2}}}{4} = 1\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
* Trục lớn có đỉnh \(A\left( {4;0} \right)\) \( \Rightarrow a = 4 \Rightarrow {a^2} = 16\) (1).
* \(e = \dfrac{c}{a} = \dfrac{{\sqrt 7 }}{4}\). Với \( = 4 \Rightarrow c = \sqrt 7 \Rightarrow {c^2} = 7\).
\( \Rightarrow {a^2} - {b^2} = 7 \Rightarrow {b^2} = {a^2} - 7 = 9\).
* Phương trình \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{{16}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\).
Chọn B.
Câu hỏi 17 :
Lập phương trình \(\left( E \right)\) biết trục bé bằng 8 và tiêu cự bằng 4.
- A \(\dfrac{{{x^2}}}{{20}} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
- B \(\dfrac{{{x^2}}}{{20}} + \dfrac{{{y^2}}}{4} = 1\)
- C \(\dfrac{{{x^2}}}{{20}} + \dfrac{{{y^2}}}{9} = 1\)
- D \(\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
* Trục bé bằng 8 \( \Rightarrow 2b = 8 \Rightarrow b = 4 \Rightarrow {b^2} = 16\).
* Tiêu cự bằng 4 \( \Rightarrow 2c = 4 \Rightarrow c = 2 \Rightarrow {c^2} = 4\)
\( \Rightarrow {a^2} - {b^2} = 4 \Rightarrow {a^2} = {b^2} + 4 = 20\).
* Phương trình \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{{20}} + \dfrac{{{y^2}}}{{16}} = 1\).
Chọn A.
Câu hỏi 18 :
\(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{{25}} + \dfrac{{{y^2}}}{2} = 1\). Tìm \(M \in \left( E \right)\), \(M\) có tọa độ dương và thỏa mãn \(\widehat {{F_1}M{F_2}} = {90^0}\).
- A \(\left( {\sqrt {\dfrac{{523}}{{23}}} ;\sqrt {\dfrac{4}{{23}}} } \right)\)
- B \(\left( {\sqrt {\dfrac{1}{{23}}} ;\sqrt {\dfrac{4}{{23}}} } \right)\)
- C \(\left( {\sqrt {\dfrac{6}{{23}}} ;\sqrt {\dfrac{{21}}{{23}}} } \right)\)
- D \(\left( {5;4} \right)\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
* \({c^2} = {a^2} - {b^2} = 25 - 2 = 23 \Rightarrow c = \sqrt {23} \)
\( \Rightarrow {F_1}\left( { - \sqrt {23} ;0} \right);\,\,{F_2}\left( {\sqrt {23} ;0} \right)\)
* Giả sử \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right) \in \left( E \right) \Rightarrow \dfrac{{x_M^2}}{{25}} + \dfrac{{y_M^2}}{2} = 1\,\,\,\left( 1 \right)\)
\(*\,\,\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_1}M} = \left( {{x_M} + \sqrt {23} ;{y_M}} \right)\\\overrightarrow {{F_2}M} = \left( {{x_M} - \sqrt {23} ;{y_M}} \right)\end{array} \right.;\,\,\overrightarrow {{F_1}M} .\overrightarrow {{F_2}M} = 0 \Leftrightarrow x_M^2 + y_M^2 = 23\,\,\left( 2 \right)\)
* Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( 1 \right)\\\left( 2 \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x_M^2 = \dfrac{{525}}{{23}}\\y_M^2 = \dfrac{4}{{23}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \sqrt {\dfrac{{523}}{{23}}} \\y = \sqrt {\dfrac{4}{{23}}} \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {\sqrt {\dfrac{{523}}{{23}}} ;\sqrt {\dfrac{4}{{23}}} } \right)\).
Chọn A.
Câu hỏi 19 :
Cho \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{9} + \dfrac{{{y^2}}}{1} = 1\). Tìm \(M\) có tọa độ dương thuộc \(\left( E \right)\) để \(M{F_1} = 2M{F_2}\).
- A \(\left( {\dfrac{{3\sqrt 2 }}{4};\dfrac{{\sqrt {14} }}{4}} \right)\)
- B \(\left( {\dfrac{3}{{14}};\dfrac{1}{{14}}} \right)\)
- C \(\left( {\dfrac{{\sqrt 2 }}{4};\dfrac{{\sqrt {14} }}{4}} \right)\)
- D \(\left( {\dfrac{{3\sqrt 2 }}{4};\dfrac{1}{4}} \right)\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
* Ta có \(a = 3,\,\,b = 1 \Rightarrow {c^2} = {a^2} - {b^2} = 8 \Rightarrow c = \sqrt 8 \Rightarrow e = \dfrac{c}{a} = \dfrac{{\sqrt 8 }}{3}\).
* Giả sử \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right) \in \left( E \right) \Rightarrow \dfrac{{x_M^2}}{9} + \dfrac{{y_M^2}}{1} = 1\,\,\,\left( 1 \right)\).
* \(M{F_1} = 2M{F_2} \Leftrightarrow a + e{x_M} = 2\left( {a - e{x_M}} \right) \Rightarrow 3e{x_M} = a\)
\( \Rightarrow {x_M} = \dfrac{e}{{3a}} = \dfrac{3}{{3.\dfrac{{\sqrt 8 }}{3}}} = \dfrac{3}{{\sqrt 8 }}\,\,\left( 2 \right)\)
* Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( 1 \right)\\\left( 2 \right)\end{array} \right. \Rightarrow M\left( {\dfrac{{3\sqrt 2 }}{4};\dfrac{{\sqrt {14} }}{4}} \right)\).
Chọn A.
Câu hỏi 20 :
Cho \(\left( d \right):\,x - 2y - 2 = 0\) và \(\left( E \right):\,\,\dfrac{{{x^2}}}{4} + \dfrac{{{y^2}}}{5} = 1\). \(\left( d \right)\) cắt \(\left( E \right)\) tại \(A,\,\,B\) với \(A\left( {{x_A};{y_A}} \right),\,\,B\left( {{x_B};{y_B}} \right)\). Tính \(P = {x_A} + {x_B} + {y_A} + {y_B}\).
- A \(0\)
- B \( - 1\)
- C \(2\)
- D \(3\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
* Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\left( d \right)\\\left( E \right)\end{array} \right.\). Từ \(\left( d \right) \Rightarrow x = 2y + 2\,\,\left( * \right)\). Thay vào \(\left( E \right)\) ta có:
\(5{x^2} + 4{y^2} = 20 \Rightarrow 5{\left( {2y + 2} \right)^2} + 4{y^2} = 20 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}y = 0\\y = - \dfrac{5}{3}\end{array} \right.\)
* \(\left[ \begin{array}{l}y = 0 \Rightarrow x = 2 \Rightarrow A\left( {2;0} \right)\\y = - \dfrac{5}{3} \Rightarrow x = - \dfrac{4}{3} \Rightarrow B\left( { - \dfrac{4}{3}; - \dfrac{5}{3}} \right)\end{array} \right. \Rightarrow P = - 1\)
Chọn B.
Câu hỏi 21 :
Phương trình chính tắc của elip có diện tích hình chữ nhật cơ sở là 8 và \(e = {{\sqrt {12} } \over 4}\) là:
- A \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 3} = 1\)
- B \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)
- C \({{{x^2}} \over 1} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
- D \({{{x^2}} \over 3} + {{{y^2}} \over 4} = 1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương trình chính tắc của elip có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\). Tìm \(a,b\).
Hình chữ nhật cơ sở của elip có chiều dài bằng \(2a\) và chiều rộng bằng \(2b\) Elip có \(e = {c \over a}\) với \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)Lời giải chi tiết:
Phương trình elip cần tìm có dạng \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Diện tích hình chữ nhật cơ sở bằng \(4ab\).
Theo bài ra ta có \(4ab = 8 \Leftrightarrow ab = 2 \Leftrightarrow {a^2}{b^2} = 4\)
Elip có \(e = {{\sqrt {12} } \over 4}\) suy ra \({c \over a} = {{\sqrt {12} } \over 4}\). Vì \(c,a > 0\) nên ta có \({{{c^2}} \over {{a^2}}} = {{12} \over {16}} = {3 \over 4} \Leftrightarrow 3{a^2} - 4{c^2} = 0\)
Mặt khác ta có: \({a^2} - {b^2} = {c^2}\)
Ta có hệ phương trình \(\left\{ \matrix{ {a^2}{b^2} = 4 \hfill \cr 3{a^2} - 4{c^2} = 0 \hfill \cr {a^2} - {b^2} = {c^2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {a^2}{b^2} = 4 \hfill \cr {a^2} - {b^2} = {3 \over 4}{a^2} \hfill \cr 3{a^2} = 4{c^2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {a^2}{b^2} = 4 \hfill \cr {a^2} - 4{b^2} = 0 \hfill \cr 3{a^2} = 4{c^2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {a^2} = 4 \hfill \cr {b^2} = 1 \hfill \cr {c^2} = 3 \hfill \cr} \right.\)
Vậy elip có phương trình là \({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\).
Đáp án: B
Câu hỏi 22 :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(A(3\cos \alpha ;0),B(0;2\sin \alpha )\) với \(\alpha \) thay đổi. Tập hợp các điểm M trong mặt phẳng thỏa mãn \(2\overrightarrow {AM} + 5\overrightarrow {MB} = \vec 0\) là:
- A Một elip có phương trình \({{{x^2}} \over 4} + {{9{y^2}} \over {100}} = 1\).
- B Một elip có phương trình \({{9{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over 4} = 1\).
- C Một hypebol có phương trình \({{{x^2}} \over 4} - {{9{y^2}} \over {100}} = 1\).
- D Một hypebol có phương trình \({{{x^2}} \over 4} + {{9{y^2}} \over {100}} = - 1\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Giả sử \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\). Biến đổi tương đương biểu thức \(2\overrightarrow {AM} + 5\overrightarrow {MB} = \vec 0\), sau đó làm mất tham số \(\alpha \).
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) ta có:
\(\eqalign{ & \overrightarrow {AM} = \left( {{x_0} - 3\cos \alpha ;{y_0}} \right) \cr & \overrightarrow {MB} = \left( { - {x_0};2\sin \alpha - {y_0}} \right) \cr} \)
Suy ra \(2\overrightarrow {AM} + 5\overrightarrow {MB} = \vec 0 \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 2\left( {{x_0} - 3\cos \alpha } \right) - 5{x_0} = 0 \hfill \cr 2{y_0} + 5\left( {2\sin \alpha - {y_0}} \right) = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ - 3{x_0} - 6\cos \alpha = 0 \hfill \cr 10\sin \alpha - 3{y_0} = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \cos \alpha = - {1 \over 2}{x_0} \hfill \cr \sin \alpha = {3 \over {10}}{y_0} \hfill \cr} \right.\)
Mặt khác ta có \({\cos ^2}\alpha + {\sin ^2}\alpha = 1\) nên ta có: \({{x_0^2} \over 4} + {{9y_0^2} \over {100}} = 1\)
Đáp án: A.
Câu hỏi 23 :
Cho Elip \((E):{{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\). Tìm tọa độ các điểm A và B thuộc (E) , có hoành độ dương sao cho tam giác OAB cân tại O và có diện tích lớn nhất.
- A \(A\left( {\sqrt 2 ;{{\sqrt 2 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 2 ; - {{\sqrt 2 } \over 2}} \right)\) hoặc \(A\left( {\sqrt 2 ; - {{\sqrt 2 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 2 ;{{\sqrt 2 } \over 2}} \right)\).
- B \(A\left( {\sqrt 2 ;{1 \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 2 ; - {1 \over 2}} \right)\) hoặc \(A\left( {\sqrt 2 ; - {1 \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 2 ;{1 \over 2}} \right)\).
- C \(A\left( {\sqrt 3 ;{{\sqrt 2 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 3 ; - {{\sqrt 2 } \over 2}} \right)\) hoặc \(A\left( {\sqrt 3 ; - {{\sqrt 2 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 3 ;{{\sqrt 2 } \over 2}} \right)\).
- D \(A\left( {\sqrt 3 ;{{\sqrt 3 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 3 ; - {{\sqrt 3 } \over 2}} \right)\) hoặc \(A\left( {\sqrt 3 ; - {{\sqrt 3 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 3 ;{{\sqrt 3 } \over 2}} \right)\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xác định mối quan hệ giữa A và B để tam giác OAB cân tại O.
Gọi điểm \(A({x_0};{y_0}) \in \left( E \right)\,\,\left( {{x_0} > 0} \right)\)
Gọi H là trung điểm của AB \( \Rightarrow \) tọa độ điểm H.
\({S_{\Delta OAB}} = {1 \over 2}OH.AB\), sử dụng BĐT Cô si cho hai số không âm: \(\sqrt {ab} \le {{{a^2} + {b^2}} \over 2}\), dấu bằng xảy ra \( \Leftrightarrow a = b\).
Lời giải chi tiết:
Tam giác OAB cân tại O, A và B thuộc (E) , có hoành độ dương, suy ra: A đối xứng với B qua Ox.
Gọi \(A({x_0};{y_0}) \Rightarrow B({x_0}; - {y_0});{\rm{ (}}{{\rm{x}}_0} > 0)\).
\(A \in (E):{{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1 \Rightarrow {{{x_0}^2} \over 4} + {{{y_0}^2} \over 1} = 1 \Rightarrow \left| {{y_0}} \right| = {{\sqrt {4 - {x_0}^2} } \over 2}\)
Ta có \(AB = 2\left| {{y_0}} \right| = \sqrt {4 - {x_0}^2} \)
Gọi H là trung điểm AB thì \(H\left( {{x_0};0} \right)\)
\( \Rightarrow OH = {x_0} \Rightarrow {S_{OAB}} = {1 \over 2}.OH.AB = {1 \over 2}{x_0}.\sqrt {4 - {x_0}^2} = {1 \over 2}\sqrt {{x_0}^2(4 - {x_0}^2)} \le {1 \over 2}.{{{x_0}^2 + 4 - {x_0}^2} \over 2} = 1\).
Đẳng thức xảy ra khi \(x_0^2 = 4 - x_0^2 \Leftrightarrow {x_0} = \sqrt 2 \Rightarrow {y_0} = \pm {{\sqrt 2 } \over 2}\).
Vậy \(A\left( {\sqrt 2 ;{{\sqrt 2 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 2 ; - {{\sqrt 2 } \over 2}} \right)\) hoặc \(A\left( {\sqrt 2 ; - {{\sqrt 2 } \over 2}} \right);B\left( {\sqrt 2 ;{{\sqrt 2 } \over 2}} \right)\).
Chọn: A.
Câu hỏi 24 :
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy\), cho elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\). Xét điểm \(M\)chuyển động trên trục \(Ox\) và điểm \(N\) chuyển động trên trục \(Oy\) sao cho đường thẳng \(MN\) luôn tiếp xúc với \(\left( E \right)\). Để đoạn \(MN\) có độ dài nhỏ nhất thì tọa độ điểm \(M\) và \(N\) là:
- A \(M\left( { - 2\sqrt 7 ;\,\,0} \right)\) và \(N\left( {0;\,\,\sqrt {21} } \right)\)
- B \(M\left( {2\sqrt 7 ;\,\,0} \right)\) và \(N\left( {0;\,\,\sqrt {21} } \right)\)
- C \(M\left( { - 2\sqrt 7 ;\,\,0} \right)\) và \(N\left( {0;\,\, - \sqrt {21} } \right)\)
- D \(M\left( {2\sqrt 7 ;\,\,0} \right)\) và \(N\left( {0;\,\, - \sqrt {21} } \right)\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Cho elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) và đường thẳng \(d:Ax + By + C = 0\).
Điều kiện để đường thẳng \(d\) tiếp xúc với \(\left( E \right)\) là \({A^2}{a^2} + {B^2}{b^2} = {C^2}.\)
Lời giải chi tiết:
Điểm \(M\) chuyển động trên trục \(Ox\) và điểm \(N\) chuyển động trên trục \(Oy\).
\( \Rightarrow M\left( {m;\,\,0} \right),\,N\left( {0;\,\,n} \right)\) với \(m > 0,\,\,n > 0\).
Phương trình đường thẳng \(MN\): \(\frac{x}{m} + \frac{y}{n} = 1\)
Để đường thẳng \(MN\) tiếp xúc với elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) thì: \({\left( {\frac{1}{m}} \right)^2} \cdot 16 + {\left( {\frac{1}{n}} \right)^2} \cdot 9 = 1\)
Ta có: \(M\left( {m;\,\,0} \right),\,\,N\left( {0;\,\,n} \right)\)\( \Rightarrow \overrightarrow {MN} = \left( { - m;\,\,n} \right)\)\( \Rightarrow MN = \sqrt {{m^2} + {n^2}} \)
\( \Rightarrow M{N^2} = {m^2} + {n^2} = \left( {{m^2} + {n^2}} \right).1\)\( = \left( {{m^2} + {n^2}} \right) \cdot \left( {\frac{{16}}{{{m^2}}} + \frac{9}{{{n^2}}}} \right)\)\( = 25 + 16 \cdot \frac{{{n^2}}}{{{m^2}}} + 9 \cdot \frac{{{m^2}}}{{{n^2}}}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta có:
\(M{N^2} = 25 + 16 \cdot \frac{{{n^2}}}{{{m^2}}} + 9 \cdot \frac{{{m^2}}}{{{n^2}}} \ge 25 + 2\sqrt {16 \cdot \frac{{{n^2}}}{{{m^2}}} \cdot 9 \cdot \frac{{{m^2}}}{{{n^2}}}} = 49\)
\( \Rightarrow M{N^2} \ge 49\)
\( \Rightarrow MN \ge 7\)
Dấu “\( = \)” xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{16{n^2}}}{{{m^2}}} = \frac{{9{m^2}}}{{{n^2}}}\\{m^2} + {n^2} = 49\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 2\sqrt 7 \\n = \sqrt {21} \end{array} \right.\) (thõa mãn điều kiện)
Vậy \(M\left( {2\sqrt 7 ;\,\,0} \right)\) và \(N\left( {0;\,\,\sqrt {21} } \right)\) thì \(MN\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(7.\)
Chọn B.
Câu hỏi 25 :
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy\), cho elip \(\left( E \right):\,\,\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{3} = 1\) và điểm \(A\left( {3;\,\,0} \right)\). Tìm trên \(\left( E \right)\) các điểm \(B,\,\,C\) sao cho \(B,\,\,C\) đối xứng qua trục \(Ox\) và \(\Delta ABC\) là tam giác đều.
- A \(B\left( {0;\,\,\sqrt 3 } \right),\,\,C\left( {0;\,\, - \sqrt 3 } \right)\)
- B \(B\left( {1;\,\,\sqrt 3 } \right),\,\,C\left( {1;\,\, - \sqrt 3 } \right)\)
- C \(B\left( {\sqrt 3 ;\,\,0} \right),\,\,C\left( { - \sqrt 3 ;\,\,0} \right)\)
- D \(B\left( {0;\,\,3} \right),\,\,C\left( {0;\,\, - 3} \right)\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Gọi \(B\left( {{x_0};\,{y_0}} \right),\,\,C\left( {{x_0};\, - {y_0}} \right)\) với \(\,{y_0} > 0\).
+) Vì \(A\) là một điểm nằm trên trục \(Ox\) nên tam giác \(ABC\) cân tại \(A\).
+) Xác định khoảng cách từ \(A\) đến đường thẳng \(BC\).
+) Để \(\Delta ABC\) đều thì \(\tan {60^0} = \frac{{d\left( {A,\,\,BC} \right)}}{{\frac{{BC}}{2}}}\).
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(B\left( {{x_0};\,{y_0}} \right),\,\,C\left( {{x_0};\, - {y_0}} \right)\) với \(\,{y_0} > 0\).
Vì \(B,\,\,C\) nằm trên elip \(\left( E \right)\) nên ta có: \(\frac{{x_0^2}}{9} + \frac{{y_0^2}}{3} = 1 \Leftrightarrow x_0^2 + 3y_0^2 = 9\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
\(B\left( {{x_0};\,{y_0}} \right),\,\,C\left( {{x_0};\, - {y_0}} \right) \Rightarrow \overrightarrow {BC} = \left( {{x_0} - {x_0};\, - {y_0} - {y_0}} \right) = \left( {0;\,\, - 2{y_0}} \right)\)
Ta có: \(\left( {BC} \right):\,\,\left\{ \begin{array}{l}{\mathop{\rm qua}\nolimits} \,B\left( {{x_0};{y_0}} \right)\\{{\vec n}_{BC}} = \left( {2{y_0};\,\,0} \right)\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow 2{y_0}\left( {x - {x_0}} \right) + 0.\left( {y - {y_0}} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow 2{y_0}\left( {x - {x_0}} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow x - {x_0} = 0\)
Phương trình đường thẳng \(BC\) là: \(x - {x_0} = 0\)
Vì \(A\left( {3;\,\,0} \right)\) nên \(A \in Ox\), \(B\) và \(C\) đối xứng qua \(Ox\) nên \(\Delta ABC\) cân tại \(A\).
Để \(\Delta ABC\) là tam giác đều thì \(\tan {60^0} = \frac{{d\left( {A,\,\,BC} \right)}}{{\frac{{BC}}{2}}}\)
\( \Rightarrow \tan {60^0} = \frac{{\left| {3 - {x_0}} \right|}}{{\frac{{2{y_0}}}{2}}} \Leftrightarrow \sqrt 3 = \frac{{\left| {3 - {x_0}} \right|}}{{{y_0}}} \Leftrightarrow \left| {3 - {x_0}} \right| = {y_0}\sqrt 3 \Leftrightarrow {y_0} = \frac{{\left| {3 - {x_0}} \right|}}{{\sqrt 3 }}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Thay \(\left( 2 \right)\) vào \(\left( 1 \right)\) ta được:
\(x_0^2 + 3.{\left( {\frac{{\left| {3 - {x_0}} \right|}}{{\sqrt 3 }}} \right)^2} = 9\)\( \Leftrightarrow x_0^2 + {\left( {3 - {x_0}} \right)^2} = 9\)\( \Leftrightarrow x_0^2 + 9 - 6{x_0} + x_0^2 = 9\)\( \Leftrightarrow 2x_0^2 - 6{x_0} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_0} = 0\\{x_0} = 3\end{array} \right.\)
+) Với \({x_0} = 0 \Rightarrow {y_0} = \sqrt 3 \Rightarrow B\left( {0;\,\,\sqrt 3 } \right),\,\,C\left( {0;\,\, - \sqrt 3 } \right)\)
+) Với \({x_0} = 3 \Rightarrow {y_0} = 0 \Rightarrow \)Loại
Vậy \(B\left( {0;\,\,\sqrt 3 } \right),\,\,C\left( {0;\,\, - \sqrt 3 } \right)\).
Chọn A.
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình đường elip mức độ thông hiểu có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm phương trình đường elip mức độ nhận biết có đáp án và lời giải chi tiết
Các bài khác cùng chuyên mục