20 bài tập về hóa trị có lời giải (phần 2)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì? Hóa trị được xác định như thế nào?
Phương pháp giải:
- Dựa vào kiến thức đã học sgk hóa 8 –trang 35 để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) với nguyên tử nguyên tố khác.
- Hóa trị được xác định theo hóa trị của Hiđro làm đơn vị và hóa trị của oxi là hai đơn vị.
Câu hỏi 2 :
Kim loại nào sau đây có cả hóa trị II và III trong hợp chất của nó?
- A Al
- B Fe
- C Na
- D Cu
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Fe có cả hóa trị II và III trong hợp chất, đây là kim loại có nhiều hóa trị.
Đáp án B
Câu hỏi 3 :
Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất nào sau đây?
- A P2O3
- B P2O5
- C P4O4
- D P4O10
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Gọi công thức cần tìm là PxOy
Theo quy tắc hóa trị: V . x = II . y
=> tỉ lệ \(\frac{x}{y}\) => chọn x và y
Lời giải chi tiết:
Xét các đáp án ta thấy P tạo hợp chất với O
Gọi công thức cần tìm là PxOy
P có hóa trị V trong hợp chất, còn O luôn có hóa trị II: \({\mathop {{\rm{ }}P}\limits^V _x}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _y}\)
Theo quy tắc hóa trị: V . x = II . y
=> tỉ lệ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{5}\) => chọn x = 2 và y = 5
=> công thức hợp chất là: P2O5
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Chọn công thức viết đúng với hợp chất Nhôm, biết Al có hóa trị III.
- A AlCl2
- B AlO.
- C AlCl3.
- D Al3O2
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của Al trong các hợp chất
Quy tắc hóa trị sgk – hóa 8 – trang 37
Lời giải chi tiết:
A. AlCl2. Clo có hóa trị I => hóa trị của Al = \({{II.1} \over 1} = II\) = II => loại
B. AlO. Oxi có hóa trị II => hóa trị của Al = \({{II.1} \over 1} = II\)=> loại
C. AlCl3. Clo có hóa trị I => hóa trị của Al =\({{I.3} \over 1} = III\)=> chọn
D. Al3O2. Oxi có hóa trị II => hóa trị của Al =\({{II.2} \over 3} = {{IV} \over {III}}\)=> loại
Đáp án C
Câu hỏi 5 :
Một hợp chất được tạo nên từ Al(III) và SO4(II) vậy công thức đúng là:
- A Al2SO4.
- B Al2(SO4)3.
- C AlSO4.
- D Al3SO4.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Gọi công thức của hợp chất là: \({\mathop {Al}\limits^{III} _x}{\mathop {(S{O_4})}\limits^{II} _y}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III×x = II×y
Từ đây suy ra được x, y
Lời giải chi tiết:
Gọi công thức của hợp chất là: \({\mathop {Al}\limits^{III} _x}{\mathop {(S{O_4})}\limits^{II} _y}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
\(\eqalign{
& III.x = II.y \cr
& \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {III}} = {2 \over 3} \cr} \)
Chọn x =2 và y =3 => Công thức của hợp chất là: Al2(SO4)3
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Hãy tính hóa trị của:
a). Si trong SiO2 b). (SO4) trong Al2(SO4)3 (Biết Al có hóa trị (III) )
Phương pháp giải:
Với hợp chất có công thức \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\) với a, b lần lượt là hóa trị của A, B.
x, y là chỉ số số nguyên tử của A, B có trong hợp chất
áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
a × 2 = b × y
Đại lượng nào chưa biết thì ta sẽ đi tìm.
Lời giải chi tiết:
a) Gọi hóa trị của Si có trong SiO2 là a
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
a = II × 2 : 1 = IV (0,25đ)
Vậy Si có hóa trị IV (0,25đ)
b) gọi hóa trị của nhóm (SO4) trong Al2(SO4)3 là b
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
b = III × 2 : 3 = II (0,25đ)
Vậy (SO4) có hóa trị II (0,25đ)
Câu hỏi 7 :
Hợp chất được cấu tạo từ nitơ (N) hoá trị II và oxi (O) hoá trị II là:
- A N2O.
- B NO.
- C NO2.
- D N2O5.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dùng quy tắc hóa trị để lập công thức:\(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\)
Theo quy tắc hóa trị thì: a× x = b× y
=> lập tỉ lệ \(\frac{x}{y} = \frac{a}{b} = ?\)
=> từ đó tìm được công thức
Lời giải chi tiết:
Gọi công thức là:\(\mathop N\limits^{II} x\mathop O\limits^{II} y\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: II× x = II× y
=> \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{II}} = \frac{1}{1}\)
=> chọn x = 1 và y = 1 => công thức cấu tạo là NO
Đáp án B
Câu hỏi 8 :
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi P (V) và O là:
- A P2O5
- B PO
- C P5O2
- D PO2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi P (V) và O là: P2O5 (theo quy tắc hóa trị )
Đáp án A
Câu hỏi 9 :
Hóa trị của Nitơ trong CTHH N2O5 là:
- A II
- B III
- C IV
- D V
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương pháp :
Theo quy tắc hóa trị
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải :
Hóa trị của Nitơ trong CTHH N2O5 là: II.5: 2 =V
Đáp án D
Câu hỏi 10 :
Công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố X có hóa trị II và nhóm (OH) có hóa trị I là:
- A X2OH
- B XOH
- C X(OH)2
- D X(OH)3
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc hóa trị
Lời giải chi tiết:
Đặt CTHH là Xa(OH)b. Theo quy tắc hóa trị II. a= I.b
suy ra
\(\frac{a}{b} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 2\end{array} \right.\)
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là
- A I
- B III
- C II
- D IV
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x
=> công thức hóa học của hợp chất
+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a => \({\mathop {Al}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a
Lời giải chi tiết:
+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3
=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3
+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a => \({\mathop {Al}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III
Đáp án B
Câu hỏi 12 :
Một oxit của crom là Cr2O3. Trong các hợp chất sau, crom có hóa trị tương ứng với oxit đã cho là (biết gốc SO4 có hóa trị II)
- A CrSO4
- B Cr2(SO4)3
- C Cr2(SO4)2
- D Cr3(SO4)2
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Ta có: \({\mathop {C{\rm{r}}}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _3}\) (O trong mọi hợp chất có hóa trị II)
+) Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a
+) Gọi công thức cần tìm là: \({\mathop {C{\rm{r}}}\limits^{III} _x}{(\mathop {S{O_4}}\limits^{II} )_y}\)
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y
=> tỉ lệ \(\frac{x}{y}\) => chọn x và y
Lời giải chi tiết:
Gọi hóa trị của Cr trong oxit ban đầu là a
Ta có: \({\mathop {C{\rm{r}}}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _3}\) (O trong mọi hợp chất có hóa trị II)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
=> hóa trị của Cr trong hợp chất cần tìm là III
Xét 4 đáp án ta thấy Cr tạo hợp chất với gốc SO4
Gọi công thức cần tìm là: \({\mathop {C{\rm{r}}}\limits^{III} _x}{(\mathop {S{O_4}}\limits^{II} )_y}\)
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y
=> tỉ lệ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\) => chọn x = 2 và y = 3
=> công thức cần tìm là: Cr2(SO4)3
Đáp án B
Câu hỏi 13 :
Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào sau đây viết đúng?
- A Cr2O3
- B CrO
- C CrO2
- D CrO3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Theo đầu bài: Cr hoá trị III và O hoá trị II, ta có: \({\mathop {C{\rm{r}}}\limits^{III} _x}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _y}\)
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y
=> tỉ lệ \(\frac{x}{y}\) => chọn x và y
Lời giải chi tiết:
Gọi công thức cần tìm là CrxOy
Theo đầu bài: Cr hoá trị III và O hoá trị II, ta có: \({\mathop {C{\rm{r}}}\limits^{III} _x}{\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{II} _y}\)
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y
=> tỉ lệ \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\) => chọn x = 2 và y = 3
=> công thức hợp chất là: Cr2O3
Đáp án A
Câu hỏi 14 :
Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là
- A XY
- B X2Y
- C XY2
- D X2Y3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Ta có: \({\mathop {{\rm{ }}X}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}S}\limits^{III} _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
+) Ta có: \(\mathop {{\rm{ }}Y}\limits^b {\mathop {{\rm{ }}H}\limits^I _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III
+) Ta có: \({\mathop {{\rm{ }}X}\limits^{III} _x}{\mathop {{\rm{ }}Y}\limits^{III} _y}\)
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => tỉ lệ \(\frac{x}{y}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi hóa trị của nguyên tố X là a
Ta có: \({\mathop {{\rm{ }}X}\limits^a _2}{\mathop {{\rm{ }}S}\limits^{III} _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b
Ta có: \(\mathop {{\rm{ }}Y}\limits^b {\mathop {{\rm{ }}H}\limits^I _3}\)
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III
Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy
Đáp án A
Câu hỏi 15 :
Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a. H (I) và CO3 (II). b. S (VI) và O (II).
c. Ca (II) và NO3 (I). d. Al (III) và SO4 (II).
- A a) H2CO3 ; b) SO3 ; c) Ca(NO3)2 ; d) Al3(SO4)2
- B a) H2CO3 ; b) SO2 ; c) Ca(NO3)2 ; d) Al2(SO4)3
- C a) H2CO3 ; b) SO3 ; c) CaNO3 ; d) Al3(SO4)2
- D a) H2CO3 ; b) SO2 ; c) Ca(NO3)2 ; d) Al3(SO4)2
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Gọi công thức hợp chất có dạng \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\) với a, b lần lượt là hóa trị của A, B
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
a.x = b.y
Chuyển thành tỉ lệ: \({x \over y} = {b \over a} = {{b'} \over {a'}}\)
=> Chọn x = b’ ; y = a’ với a’, b’ là những số nguyên tối giản
Lời giải chi tiết:
a)
Gọi công thức có dạng: Hx(CO3)y
áp dụng quy tắc hóa trị ta có: I. x = II.y
Chuyển thành tỉ lệ: \(\Rightarrow {x \over y} = {{II} \over I} = {2 \over 1}\)
Chọn x = 2 và y= 1 => công thức là: H2CO3
b)
Gọi công thức có dạng: SxOy
áp dụng quy tắc hóa trị ta có: VI. x = II.y
Chuyển thành tỉ lệ: \( \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {IV}} = {1 \over 2}\)
Chọn x = 1 và y= 2 => công thức là: SO2
c)
Gọi công thức có dạng: Cax(NO3)y
áp dụng quy tắc hóa trị ta có: II. x = I.y
Chuyển thành tỉ lệ: \( \Rightarrow {x \over y} = {I \over {II}} = {1 \over 2}\)
Chọn x = 1 và y= 2 => công thức là: Ca(NO3)2
d)
Gọi công thức có dạng: Alx(SO4)y
áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III. x = II.y
Chuyển thành tỉ lệ: \( \Rightarrow {x \over y} = {{II} \over {III}} = {2 \over 3}\)
Chọn x = 2 và y= 3 => công thức là: Al2(SO4)3
Đáp án B
Câu hỏi 16 :
Hợp chất X tạo bởi magie và clo. Hợp chất Y tạo bởi nhôm và nhóm nitrat. Hãy viết công thức hóa học của X và Y. Biết clo và nhôm nitrat (NO3) có hóa trị I, magie có hóa trị II, nhôm có hóa trị III.
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc hóa trị: x× a = y ×b
Biết a, b tìm được x, y vì có tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{a}{b}\)
Lời giải chi tiết:
- Gọi công thức của hợp chất X có dạng: \({\mathop {Mg}\limits^{II} _x}{\mathop {Cl}\limits^I _y}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x× II = y× I
Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2}\)
Vậy công thức hóa học của X là: MgCl2
- Gọi công thức của hợp chất Y có dạng: \({\mathop {Al}\limits^{III} _a}{\mathop {(N{O_3})}\limits^I _b}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a×III = b× I
Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{a}{b} = \frac{I}{{III}} = \frac{1}{3}\)
Vậy công thức hóa học của Y là: Al(NO3)3
Câu hỏi 17 :
a. Lập công thức hóa học của hợp chất gồm hai nguyên tố C (IV) và O
b. Mỗi cách viết 2S; 3O2 ; HCl ; Al lần lượt có ý nghĩa gì
Phương pháp giải:
a. - Viết công thức dạng chung: CxOy
- Theo quy tắc hóa trị: x x IV = y x II
- Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{1}{2} \to x = ?,y = ?\)
=> Công thức hóa học
b.
Lời giải chi tiết:
a. - Viết công thức dạng chung: CxOy (0,25 điểm)
- Theo quy tắc hóa trị: x x IV = y x II (0,25 điểm)
- Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{1}{2} \to x = 1,y = 2\) (0,25 điểm)
- Công thức hóa học là: CO2 (0,25 điểm)
b. Cách viết: 2 S chỉ 2 nguyên tử S (0,25 điểm)
3 O2 chỉ 3 phân tử O2 (0,25 điểm)
HCl chỉ 1 phân tử HCl (0,25 điểm)
Al chỉ 1 nguyên tử Al (0,25 điểm)
Câu hỏi 18 :
Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hóa trị của Mn là:
- A V.
- B VI.
- C VII.
- D VIII.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phân tử khối của Mn2Ox = 222
=> 55 ×2 + 16×x = 222 => x = ?
=> Công thức của oxit
Áp dụng quy tắc hóa trị suy ra được hóa trị của Mn
Lời giải chi tiết:
Phân tử khối của Mn2Ox = 222
=> 55 ×2 + 16×x = 222
=> 16x = 112
=> x = 7
=> Công thức oxit là: Mn2O7
Gọi hóa trị của Mn có trong oxit là a
Áp dụng quy tắc hóa trị \({\mathop {Mn}\limits^a _2}{\mathop O\limits^{II} _7}\) => a×2 = II×
\(\eqalign{
& a \times 2 = II \times 7 \cr
& \Rightarrow {a \over {II}} = {7 \over 2} \cr} \)
=> a = VII
Vậy hóa trị của Mn có trong oxit là VII
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Biết Al có hóa trị III, nhóm (SO4) có hóa trị II. Công thức hóa học đúng là
- A Al2(SO4)3.
- B Al(SO4)3.
- C Al2SO4.
- D Al3(SO4)2.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công thức chung : Alx(SO4)y
Áp dụng quy tắc hóa trị x ×III = y× II
Suy ra tỉ lệ x : y => x, y =?
=> công thức hóa học là = ?
Lời giải chi tiết:
Al có hóa trị III, nhóm (SO4) có hóa trị II
Công thức chung : Alx(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị: x ×III = y× II
Chyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\)
Vậy lấy x = 2 và y = 3
=> công thức hóa học là: Al2(SO4)3
Đáp án A
Câu hỏi 20 :
Tính hoá trị của các nguyên tố: Mn, Fe, Ba, Zn trong các CTHH dưới đây. BiếtOxi (II); (SO4) (II); (OH) (I); (NO3) (I).
a. Mn2O7 b. Fe2(SO4)3 c. Ba(OH)2 d. Zn(NO3)2
- A MnIV; FeIII, BaII, ZnII
- B MnVII; FeIII, BaII, ZnII
- C MnII; FeIII, BaII, ZnII
- D MnVII; FeII, BaII, ZnII
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Với công thức tổng quát có dạng: \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\) với a, b lần lượt là hóa trị của A, B
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a×x = b×y
Biết x,y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Lời giải chi tiết:
a. Áp dụng quy tắc hóa trị cho Mn2O7 thì hóa trị của Mn là \({{II.7} \over 2} = VII\)
Vậy Mn có hóa trị VII
b. Áp dụng quy tắc hóa trị choFe2(SO4)3thì hóa trị của Fe là \({{II.3} \over 2} = III\)
Vậy Fe có hóa trị III
c. Áp dụng quy tắc hóa trị cho Ba(OH)2thì hóa trị của Ba là \({{I.2} \over 1} = II\)
Vậy Ba có hóa trị II
d. Áp dụng quy tắc hóa trị cho Zn(NO3)2thì hóa trị của Zn là \({{I.2} \over 1} = II\)
Vậy hóa trị của Zn là II
Đáp án B
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 câu hỏi vận dụng về cân bằng phương trình hóa học có lời giải
- 15 câu hỏi cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp chẵn lẽ có lời giải
- 20 bài tập vận dụng về định luật bảo toàn khối lượng có lời giải (phần 2)
- 20 bài tập vận dụng về định luật bảo toàn khối lượng có lời giải (phần 1)
- 20 câu hỏi luyện tập về mol có lời giải