15 câu hỏi cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp chẵn lẽ có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Al + CuSO4 ---> Alx(SO4)y + Cu

Câu 1:

Biết nhôm có hóa trị III, còn nhóm (SO4) có hóa trị II. Xác định các chỉ số x và y. 

  • A 2; 3
  • B 3; 2
  • C 3; 1 
  • D 4; 1

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Công thức : Alx(SO4)y

Ta có:  \({x \over y} = {2 \over 3}\) → x = 2, y = 3 => Al2(SO4)3

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại, số phân tử của cặp hợp chất.  

  • A 2: 3 và 4:1
  • B 2: 3 và 3:1 
  • C 3: 1 và 4:1       
  • D 4: 3 và 4:1

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phương trình hóa học: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)+ 3Cu

Tỉ lê: Nguyên tử Al : nguyên tử Cu = 2: 3 ;

Tỉ lê: Phân tử CuSO4 : Al2(SO4)= 3: 1

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hãy lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:

a). Na + Cl2    - - ->     NaCl                           

b). Fe + O2  - - -> Fe3O4                                   

c). KClO3          - - -> KCl    +  O2     

d). CuSO4 + NaOH    - - ->  Cu(OH)2+ Na2SO4

Phương pháp giải:

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Lời giải chi tiết:

Viết đúng mỗi PTHH được 0,5 điểm,cân bằng sai trừ 0,25 điểm

\(\begin{gathered}
a)\,2Na + C{l_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2NaCl \hfill \\
b)3Fe + 2{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}F{e_3}{O_4} \hfill \\
c)\,KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}2KCl + 3{O_2} \uparrow \hfill \\
d)\,CuS{O_4} + 2NaOH \to Cu{(OH)_2} + N{a_2}S{O_4} \hfill \\
\end{gathered} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học sau:

a. Cu + O\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) CuO.                                        

b. Zn + HCl → ZnCl2 + H2.

c. MgCl2 + NaOH → Mg(OH)2 + NaCl.        

d. Fe2O3 + HCl  →  FeCl3 + H2O.

Phương pháp giải:

Có thể cân bằng phương trình hóa học theo 1 trong những phương pháp sau:

Phương pháp kim loại – phi kim

Phương pháp chẵn – lẻ

Phương pháp nguyên tử nguyên tố

Phương pháp dùng hệ số phân số

Phương pháp hóa trị

Lời giải chi tiết:

a. 2Cu + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)  2CuO.                                     

b. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

c. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl.       

d. Fe2O3 + 6HCl  →  2FeCl3 + 3H2O.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho phương trình hóa học sau: FeS + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)Fe2O3 + SO2

Dùng phương pháp cân bằng chẵn – lẻ cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của O2 trong phương trình khi cân bằng là:

  • A 7
  • B 8
  • C 9.
  • D 11.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Làm chẵn nguyên tố O trong Fe2O3. Cân bằng theo thứ tự: Fe2O3 → FeS → SO2 → O2

Lời giải chi tiết:

- Để ý nguyên tử Oxi ở VP là 3 trong Fe2O3 nên ta thêm hệ số 2 trước Fe2O3 để nguyên tử của Oxi là chẵn. Khi đó VP có 4 nguyên tử Fe trong Fe2O3 nên ta đặt hệ số 4 trước FeS.

 → 4FeS + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2Fe2O3 + SO2

- Tiếp đó ta thấy nguyên tố Lưu huỳnh ở VT là 4 trong FeS mà VP chỉ có 1 nguyên tố Lưu huỳnh trong SO2 nên ta đặt hệ số 4 trước SO2.

→ 4FeS + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2Fe2O3 + 4SO2

- Bây giờ ta thấy, VP có tổng 14 nguyên tử Oxi trong Fe2O3 và SO2 mà VT chỉ có 2 nguyên tử Oxi trong O2 nên ta phải đặt hệ số 7 trước O2

 →  4FeS + 7O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2Fe2O3 + 4SO2

Vậy sau khi cân bằng PTHH thì hệ số của O2 là 7.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho phương trình hóa học sau: Cu2S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + SO2

Dùng phương pháp cân bằng chẵn – lẻ cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của O2 trong phương trình khi cân bằng là:

  • A 4.
  • B 5.
  • C 3.
  • D 2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cân bằng theo thứ tự CuO → O2.

Lời giải chi tiết:

- Để ý nguyên tử Oxi ở VP là 1 trong CuO nên ta thêm hệ số 2 trước CuO để nguyên tử của Oxi là chẵn.  

→ Cu2S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Khi đó VP có 4 nguyên tử Oxi trong CuO và SO2, VT chỉ có 2 nguyên tử Oxi trong O2 nên ta cần đặt hệ số 2 trước O2

→ Cu2S + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Kiểm tra ta thấy các nguyên tố 2 vế đều đã bằng nhau.

Vậy sau khi cân bằng PTHH thì hệ số của O2 là 2.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho phương trình hóa học sau: Al + HCl → AlCl3 + H2

Dùng phương pháp cân bằng chẵn – lẻ cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của H2 trong phương trình khi cân bằng là:

  • A 4.
  • B 3.
  • C 5.
  • D 2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cân bằng theo thứ tự: AlCl3 → Al → HCl→ H2

Lời giải chi tiết:

- Để ý ta thấy, VP có 3 nguyên tử Cl trong AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn ta cần thêm hệ số 2 vào trước AlCl3. Khi đó, VP có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3 mà VT có 1 nguyên tử Cl trong HCl nên ta thêm hệ số 6 vào trước HCl.

Al  +  6HCl   →   2AlCl3   +   H

- Bây giờ, VP có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3 mà VT có 1 nguyên tử Al nên ta thêm hệ số 2 trước Al.

2Al  +   6HCl   →   2AlCl3   +   H

- Ta thấy, VT có 6 nguyên tử H trong 6HCl, VP có 2 nguyên tử H trong H2 nên ta thêm hệ số 3 trước H2.

2Al  +   6HCl   →   2AlCl3   +   3H2

→ Phương trình phản ứng hoàn thành, số nguyên tử mỗi nguyên tố VT = VP

Vậy hệ số của H2 là 3

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho phương trình hóa học sau: Fe(OH)2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe2O3 + H2O

Dùng phương pháp cân bằng chẵn – lẻ cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của O2 trong phương trình khi cân bằng là:

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cân bằng theo thứ tự: Fe­2O3 → Fe(OH)2 → H2O → O2

Lời giải chi tiết:

- Để ý nguyên tử Oxi ở VP là 3 trong Fe2O3 nên ta thêm hệ số 2 trước Fe2O3 để nguyên tử của Oxi là chẵn. Khi đó VP có 4 nguyên tử Fe trong Fe2O3 nên ta đặt hệ số 4 trước Fe(OH)2

 → 4Fe(OH)2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2Fe2O3 + H2O

- Tiếp đó ta thấy nguyên tố Hiđro ở VT là 8 trong Fe(OH)2 mà VP chỉ có 2 nguyên tố Hiđro trong H2O nên ta đặt hệ số 4 trước H2O

→ 4Fe(OH)2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2Fe2O3 + 4H2O

- Kiểm tra số nguyên tố ở 2 vế ta thấy đã bằng nhau nên phương trình được cân bằng.

Vậy sau khi cân bằng PTHH thì hệ số của O2 là 1.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho phương trình hóa học sau: KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của các chất trong phương trình trên khi cân bằng có hệ số tối giản lần lượt là:

  • A 1; 1; 1; 1
  • B 1;2; 1; 1. 
  • C 2; 2;1; 1.  
  • D 2; 1;1;1.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cân bằng theo thứ tự K; S; H; O

Lời giải chi tiết:

- Ta cân bằng nguyên tố kim loại trước, phi kim cân bằng sau

- Để ý thấy, VP có 2 nguyên tử Kali trong K2SO3 còn VT chỉ có 1 nguyên tử Kali trong KOH nên ta cần đặt hệ số 2 trước KOH.

→ 2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

- Kiểm tra số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế ta thấy đã bằng nhau nên phương trình đã được cân bằng.

Vậy hệ số các chất trong phương trình trên sau khi cân bằng lần lượt là: 2; 1; 1; 1

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho phương trình hóa học sau: Cu2S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + SO2

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của các chất bên tham gia phản ứng lần lượt là:

  • A 2; 1 
  • B 1; 1 
  • C 1; 2 
  • D 2; 3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cân bằng theo thứ tự Cu, S; O

Lời giải chi tiết:

- Ta cân bằng nguyên tố kim loại trước, phi kim cân bằng sau

- Để ý thấy, VT có 2 nguyên tử Cu trong Cu2S còn VP chỉ có 1 nguyên tử Cu trong CuO nên ta cần đặt hệ số 2 trước CuO.

→ Cu2S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO + SO2

- Kiểm tra số nguyên tử mỗi nguyên tố Cu, S, O ở 2 vế ta thấy đã bằng nhau nên phương trình đã được cân bằng.

Vậy sau khi cân bằng hệ số các chất bên tham gia phản ứng của Cu2S và O2 lần lượt là 1; 1

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho phương trình hóa học sau: NH3 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NO + H2O

Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số NH3 và O2 tối giản nhất trong phương trình lần lượt là:

  • A 5; 4. 
  • B 4; 5. 
  • C 3; 5. 
  • D 2; 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cân bằng theo thứ tự N, H, O

Lời giải chi tiết:

Phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng. Vậy ta chỉ cần cân bằng luôn H

Đặt hệ số 2 trước NH3 sau đó đặt hệ số 3 trước H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được hệ số)

+ Cân bằng N: 2NH3 → 2NO

+ Cân bằng O và thay vào ta có:

2NH3 + 5/2O2 → 2NO + 3H2O

- Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất (nhân tất cả với 2) ta được:

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

→ Hệ số NH3 và O2 lần lượt là 4; 5

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho phương trình hóa học sau: BaBr2 + Al2(SO4)3 → BaSO4 + AlBr3

Dùng phương pháp cân bằng dựa vào hóa trị cân bằng phương trình hóa học sau và cho biết tổng hệ số của tất cả các chất trong phương trình sau khi cân bằng là bao nhiêu?

  • A 9.
  • B 10.
  • C 8.
  • D 12.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào các bước đã học về phương pháp cân bằng dựa vào hóa trị để làm.

Lời giải chi tiết:

- Xác định hóa trị tác dụng của các nguyên tố trong phương trình: BaBr2 + Al2(SO4)3 → BaSO4 + AlBr3

- Theo đó từ trái qua phải sẽ có hóa trị tác dụng lần lượt là: II-I ; III – II; II-II; III-I

-  Tìm hóa trị tác dụng với bội số chung nhỏ nhất – BSCNN(1,2,3) = 6. Theo đó, ta lấy BSCNN chia cho các hóa trị tìm các hệ số tương ứng: 6/I = 6; 6/II= 3; 6/III= 2.

- Sau đó thay vào phản ứng ta được: 3BaBr2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2AlBr3

→ Tổng hệ số các chất sau khi cân bằng là: 3 + 1 + 3 + 2 = 9

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho phương trình phản ứng: CH3OH + Na → CH3ONa + H2

Dùng phương pháp cân bằng hệ số phân số cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của O2 trong phương trình khi cân bằng là:

  • A 1/2.  
  • B 3/2. 
  • C 5/2. 
  • D 7/2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Các nguyên tố Na, O đã đủ nên ta chỉ cần cân băng nốt nguyên tố H.

Lời giải chi tiết:

- Đặt hệ số 1/2 trước H2 ta được PTHH cân bằng

CH3OH + Na → CH3ONa + 1/2H2

→ Hệ số của H2 là 1/2.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho phương trình phản ứng: P + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) P2O5

Dùng phương pháp cân bằng hệ số phân số cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số của O2 trong phương trình khi cân bằng là:

  • A 1/2.  
  • B 3/2. 
  • C 5/2. 
  • D 7/2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cân bằng nguyên tố P, sau đó cân bằng nguyên tố O

Lời giải chi tiết:

- Đặt hệ số 2 trước P và 5/2 trước O2 ta được PTHH cân bằng

2P + 5/2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) P2O5

→ Hệ số của O2 là 5/2.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cân bằng các phương trình hóa học sau:

a) K2O + H2O → KOH

b) Fe + Cl2 → FeCl3

c) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

d) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp cân bằng chẵn - lẻ; phương pháp nguyên tử - nguyên tố

Phương pháp kim loại - phi kim; Phương pháp hệ số thập phân...

Lời giải chi tiết:

a) K2O + H2O → 2KOH

b) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

c) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

d) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cân bằng phương trình hóa học sau:  C2H7N + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2 + H2O + N2 và cho biết hệ số của nguyên tố O2 sau khi phương trình cân bằng

  • A 12.
  • B 13.
  • C 14.
  • D 15.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng phương pháp cân bằng phản ứng cháy hợp chất hữu cơ

+ Cân bằng C

+ Cân bằng H

+ Cân bằng N

+ Cuối cùng cân bằng O

Lời giải chi tiết:

- Ta thấy VT có 2 nguyên tử C trong C2H7N  còn VP chỉ có 1 nguyên tử C trong CO2 → đặt hệ số 2 trước CO2

- Ta thấy VT có 7 nguyên tử H trong C2H7N còn VP chỉ có 2 nguyên tử H trong H2O → đặt hệ số 7/2 trước H2O

- Ta thấy VT có 1 nguyên tử N trong C2H7N còn VP chỉ có 2 nguyên tử N trong N2 → đặt hệ số 1/2 trước H2O

=> PTHH lúc này: C2H7N + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + 7/2H2O + 1/2N2

- Tiếp ta thấy VP có 15/2 nguyên tử O (có 4 trong CO2 và 7/2 trong H2O) còn VP có 2 nguyên tử O → đặt hệ số 15/4 trước O2

PTHH: C2H7N + 15/4O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + 7/2H2O + 1/2N2

- Nhân tất cả hệ số với mẫu số chung 4 ta được

PTHH: 4C2H7N + 15O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 8CO2 + 14H2O + 2N2

→ Hệ số của O2 là 15

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.