20 bài tập về công thức hóa học có lời giải (phần 1)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Lưu huỳnh dioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh dioxit gồm:
- A 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.
- B 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
- C nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.
- D 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
SO2 tạo thành từ 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
Đáp án D
Câu hỏi 2 :
CTHH của hợp chất gồm 2 nguyên tử Photpho và 5 nguyên tử Oxi là
- A PO2
- B P5O2
- C PO2,5
- D P2O5
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 3 :
Từ CTHH của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì?
- A Có 2 nguyên tử tạo ra chất . Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17
- B Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17
- C Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử 1N, 3 nguyên tử H trong 1 phân tử của chất
- D PTK = 17
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 4 :
Kí hiệu hoá học của nhôm là:
- A Cu
- B Al
- C Zn
- D Fe
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung bảng 1- trang 42 – SGK hóa 8
Lời giải chi tiết:
Kí hiệu hóa học của nhôm là Al
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Công thức hóa học của nước, khí oxi, khí hiđro lần lượt là:
- A H2O, O2, H2
- B H2O2, O2, H2
- C H2O, O3, H2
- D H2O, O2, H
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Công thức hóa học của nước H2O
Công thức hóa học của khí oxi O2
Công thức hóa học của khí hiđro H2
Đáp án A
Câu hỏi 6 :
CTHH của hợp chất gồm 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O là:
- A SO2
- B SO3
- C O3S
- D SO
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
CTHH SO3
Đáp án B
Câu hỏi 7 :
a/ Các cách viết sau chỉ những ý gì: 5 Cu, 2 NaCl, 3 CaCO3
b/ Dùng chữ số và CTHH để diễn đạt những ý sau: ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.
- A a/ 5 nguyên tử Cu, 2 phân tử NaCl, 3 phân tử CaCO3
b/ 3 O2, 6 CaO, 5 CuSO4
- B a/ 5 nguyên tử Cu, 2 phân tử NaCl, 3 phân tử CaCO3
b/ 3 O2, 6 CaO2, 5 CuSO4
- C a/ 5 nguyên tử Cu, 2 phân tử NaCl, 3 phân tử CaCO3
b/ 3 O, 6 CaO, 5 CuSO4
- D a/ 5 nguyên tử Cu, 2 phân tử NaCl, 3 phân tử CaCO3
b/ 3 O2, 6 CaO, 5 CuSO3
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
a/ 5 nguyên tử Cu, 2 phân tử NaCl, 3 phân tử CaCO3
b/ 3 O2, 6 CaO, 5 CuSO4
Đáp án A
Câu hỏi 8 :
Từ CTHH của hai chất sau: Cl2, H2SO4 không thể cho chúng ta biết điều gì?
- A CTHH Cl2 cho biết chất do 1 nguyên tố Cl tạo ra ; CTHH H2SO4 cho biết chất do 3 nguyên tố tạo ra là H, S và O
- B CTHH Cl2 cho biết có 2 nguyên tử Cl trong phân tử của chất; CTHH H2SO4 cho biết có 2 nguyên tử H; 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O có trong 1 phân tử của chất
- C CTHH Cl2 cho biết phân tử khối = 71 đvC; CTHH H2SO4 cho biết phân tử khối = 98 đvC
- D CTHH Cl2 cho biết đây là khí độc; CTHH H2SO4 cho biết đây là axit mạnh
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Từ CTHH sẽ cho biết :
+ Chất đó do mấy nguyên tố tạo thành,
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
+ Phân tử khối của chất
Lời giải chi tiết:
- CTHH Cl2 cho biết:
+ Chất do 1 nguyên tố là Cl tạo ra;
+ Có 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử của chất;
+ PTK = 71 đvC.
- CTHH H2SO4 cho biết:
+ Chất do 3 nguyên tố là H, S, O tạo ra;
+ Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử Otrong 1 phân tử của chất;
+ PTK = 98 đvC.
=> Từ CTHH không thể suy ra được Cl2 là chất khí độc; H2SO4 là axit mạnh
Đáp án D
Câu hỏi 9 :
Hãy viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:
a/ Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1O
b/ Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H
c/ Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O
- A a) CaO có PTK = 56 đvC; b) NH3 có PTK = 17 đvC; c) CuSO4 có PTK = 160 đvC.
- B a) CaO có PTK = 56 đvC; b) NH3 có PTK = 17 đvC; c) CuSO4 có PTK = 180 đvC.
- C a) CaO có PTK = 56 đvC; b) NH3 có PTK = 27 đvC; c) CuSO4 có PTK = 160 đvC.
- D a) CaO có PTK = 46 đvC; b) NH3 có PTK = 17 đvC; c) CuSO4 có PTK = 160 đvC.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng 1 sách giáo khoa hóa 8 - trang 42
Lời giải chi tiết:
a/ CaO; MCaO = 40 + 16 = 56 đvC
b/ NH3 ; MNH3 = 14 + 3.1 = 17 đvC
c/ CuSO4; MCuSO4 = 64 + 32+ 4.16 = 160 đvC
Đáp án A
Câu hỏi 10 :
CTHH một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3. CTHH nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.
- A Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3.
- B Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2,
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3,
- C Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2,
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3.
- D Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlPO4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Với một chất có công thức \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\) trong đó a,b là hóa trị của A, B
x, y là chỉ số chân của A, B trong hợp chất
+ Theo quy tắc hóa trị ta có : a×x = b×y
Chất nào không đúng quy tắc hóa trị sẽ sai
Lời giải chi tiết:
Các công thức sai là: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlPO4
Đáp án D
Câu hỏi 11 :
Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3
- A Hóa trị II
- B Hóa trị I
- C Hóa III
- D Hóa trị IV
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261
=> 137 + 62y = 261
=> y = ?
=> Hóa trị của nhóm NO3
Lời giải chi tiết:
Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261
=> 137 + 62y = 261
=> y = 2
Công thức hóa học được lập là Ba(NO3)2
Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là a ta có:
\(\mathop {Ba}\limits^{II} {\mathop {(N{O_3})}\limits^b _2} \Rightarrow II \times 1 = b \times 2 \Rightarrow b = 1\)
Vậy nhóm NO3 có hóa trị I
Đáp án B
Câu hỏi 12 :
Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là:
- A 40%
- B 60%
- C 70%
- D 80%
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 13 :
Công thức hoá học của lưu huỳnh (IV) với oxi (II) là:
- A CO2
- B SO2
- C C2O
- D S2O
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc hóa trị (SGK hóa 8 – trang 37)
Lời giải chi tiết:
Đặt công thức hóa học là \(S_x^{IV}O_y^{II}\)
Theo quy tắc hóa trị thì IV. x = II.y
\({x \over y} = {{II} \over {IV}} = {1 \over 2}\)
Chọn x=1 và y=2 => CTHH là: SO2
Đáp án B
Câu hỏi 14 :
Chất X có công thức hoá học là H2SO4. Nhận định chính xác về X là:
- A X được cấu tạo từ 7 nguyên tố hoá học.
- B X được cấu tạo từ 3 nguyên tử.
- C Phân tử khối của X là 98 đvC.
- D X thuộc loại đơn chất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Từ công thức hóa học sẽ cho biết
+ Số nguyên tố tạo nên chất đó, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong chất
+ Phân tử khối của chất đó
Lời giải chi tiết:
A sai X cấu tạo từ 7 nguyên tử hóa hoc
B sai vì X được cấu tạo từ 3 nguyên tố hóa học
C đúng
D sai vì X là hợp chất
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Viết CTHH và tính PTK của các hợp chất sau:
a/ Canxicacbonat, biết trong phân tử có 1Ca, 1C, 3O.
b/ Khí mêtan, biết trong phân tử có 1C, 4H.
c/ Axitsunfuric, biết trong phân tử có 2H, 1S, 4O.
d/ Lưu huỳnh dioxit, biết trong phân tử có 1S, 2O.
- A a, CaCO3; b, CH4; c, H2SO4; d,SO2
- B a, CaCO3; b, CH4; c, H2SO4; d,SO3
- C a, O3CCa; H4C; O4SH2; O2S
- D a, CaCO3; b, CH4; c, HSO2; d,SO2
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Số nguyên tử của các nguyên tố chính là chỉ số (chân) của nguyên tử có trong hợp chất
+ Tính phân tử khối dựa vào bảng 1 SGK – trang 42 hóa học 8
Lời giải chi tiết:
a/ CaCO3 = 100 đvC
b/ CH4 = 16 đvC
c/ H2SO4 = 98 đvC
d/ SO2 = 64 đvC
Đáp án A
Câu hỏi 16 :
Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm:
a/ Fe (III) và nhóm OH
b/ Zn (II) và nhóm PO4 (III)
- A a/ Fe(OH)3 = 107 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 385 đvC
- B a/ Fe(OH)2 = 90 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 365 đvC
- C a/ Fe(OH)3 = 107 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 375 đvC
- D a/ Fe(OH)2 = 90 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 385 đvC
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Với một chất có công thức \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\) trong đó a,b là hóa trị của A, B
x, y là chỉ số chân của A, B trong hợp chất
+ Theo quy tắc hóa trị ta có : a×x = b×y
Đại lượng nào chưa biết thì nắp vào công thức và tìm đại lượng đó.
+ Dựa vào bảng 1 – SGK Hóa 8 trang 42 để tính được phân tử khối của các chất
Lời giải chi tiết:
a) Gọi công thức có dạng : \(\mathop {Fe}\limits^{III} x\mathop {(OH)}\limits^I y \Rightarrow III \times x = I \times y \Rightarrow {x \over y} = {I \over {III}}\)
=> chọn x = 1 và y = 3
=> CTHH : Fe(OH)3
Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Fe(OH)3 = 56 + (16+1).3 = 107 đvC
b/ Gọi công thức có dạng : \(\mathop {Zn}\limits^{II} x\mathop {(S{O_4})}\limits^{III} y \Rightarrow II \times x = III \times y \Rightarrow {x \over y} = {{III} \over {II}}\)
=> chọn x = 3 và y = 2
=> CTHH : Zn3(PO4)2
Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Zn3(PO4)2 = 65 + (31+16.4).3 = 385 đvC
Đáp án A
Câu hỏi 17 :
Lập CTHH và tính PTK của hợp chất có phân tử gồm K, Ba, Al lần lượt liên kết với :
a/ Cl
b/ nhóm (SO4).
- A a/ KCl = 74,5; BaCl2 = 208 ; AlCl3= 133,5
b/ K2SO4 = 174 ; BaSO4 = 233; Al2(SO4)3 = 342.
- B a/ KCl = 74,5; BaCl2 = 208 ; AlCl3= 123,5
b/ K2SO4 = 174 ; BaSO4 = 233; Al2(SO4)3 = 342.
- C a/ KCl = 74,5; BaCl2 = 208 ; AlCl3= 123,5
b/ K2SO4 = 174 ; BaSO4 = 233; Al2(SO4)3 = 332.
- D a/ KCl = 75,5; BaCl2 = 208 ; AlCl3= 123,5
b/ K2SO4 = 174 ; BaSO4 = 233; Al2(SO4)3 = 342.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Với một chất có công thức \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\) trong đó a,b là hóa trị của A, B
x, y là chỉ số chân của A, B trong hợp chất
+ Theo quy tắc hóa trị ta có : a×x = b×y
Đại lượng nào chưa biết thì nắp vào công thức và tìm đại lượng đó.
+ Dựa vào bảng 1 – SGK Hóa 8 trang 42 để tính được phân tử khối của các chất
Lời giải chi tiết:
a/ KCl = 74,5 (đvC); BaCl2 = 208 (đvC); AlCl3 = 133,5 (đvC)
b/ K2SO4 = 174 (đvC); BaSO4 = 233 (đvC); Al2(SO4)3 = 342 (đvC)
Đáp án A
Câu hỏi 18 :
Lập CTHH của các hợp chất sau:
a/ Nhôm clorua do nguyên tố nhôm (III) và nguyên tố clo (I) tạo thành.
b/ Kẽm (II) và nhóm PO4 (III)
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất trên.
- A a) AlCl3 ; b) Zn3(PO4)2
- B a) Al3Cl ; b) Zn2(PO4)3
- C a) AlCl3 ; b) Zn2(PO4)3
- D a) AlCl3 ; b) ZnPO4
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Với một chất có công thức \(\mathop A\limits^a x\mathop B\limits^b y\)
+ Theo quy tắc hóa trị ta có : a×x = b×y
+ Dựa vào bảng 1 – SGK Hóa 8 trang 42 để tính được phân tử khối của các chất
+ Từ CTHH cho biết : số nguyên tố cấu tạo nên hợp chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất, phân tử khối của chất
Lời giải chi tiết:
Viết được CTHH: a/ AlCl3
b/ Zn3(PO4)2
- Ý nghĩa: a/ AlCl3 cho biết: chất do 2 nguyên tố là nhôm, clo tạo ra
Có 1 nguyên tử Al, 3 nguyên tử Cl trong 1 phân tử của chất.
PTK = 27 + 2x 35,5 = 98 đvC
b/ Zn3(PO4)2 cho biết: chất do 3 nguyên tố kẽm, photpho và oxi tạo ra
Có 3 nguyên tử Zn, 2 nguyên tử P, 8 nguyên tử O trong 1 phân tử của chất.
PTK = 3x65 + 2(31 + (16 x 4))= 385 đvC
Đáp án A
Câu hỏi 19 :
Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
- A MgSO4
- B BaSO4
- C FeSO4
- D CaSO4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau => được chỉ số chân của các nguyên tử trong hợp chất
+ Phân tử khối của X = 5/4 phân tử khối của oxi => MX = 5/4. MO2 = ?
Lời giải chi tiết:
CTHH chung của hợp chất A là: XSO4
NTK của X = 5/4 PTK O2 => MX = 5/4. MO2 = 5/4. 32 = 40 (g/mol)
Dựa vào bảng 1 trang 42 nguyên tố có NTK = 40 là Canxi (Ca)
=> CTHH của A là CaSO4
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Hợp chất B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 2 lần phân tử khí nitơ. Tìm CTHH của B.
- A MgSO4
- B BaSO4
- C FeSO4
- D CaSO4
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau => được chỉ số chân của các nguyên tử trong hợp chất
+ Phân tử khối của X = 2 phân tử khối của nito => MX = 2. MN2 = ?
Lời giải chi tiết:
Hợp chất B gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau => CTHH chung của B là: XSO4
MX = 2.MN2 => MX = 2 . 28 = 56 -> X là sắt (Fe)
=> CTHH của A là FeSO4
Đáp án C
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 câu hỏi vận dụng về cân bằng phương trình hóa học có lời giải
- 15 câu hỏi cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp chẵn lẽ có lời giải
- 20 bài tập vận dụng về định luật bảo toàn khối lượng có lời giải (phần 2)
- 20 bài tập vận dụng về định luật bảo toàn khối lượng có lời giải (phần 1)
- 20 câu hỏi luyện tập về mol có lời giải