Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6
Đề bài
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào
A. Em bé thông minh
B. Sơn Tinh Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. Những cụm tre cạnh đường
C. quật vào giặc
D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?
“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
D. Cả A B C
II. Tự luận
Câu 1: Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (tập 1)
Câu 2: Hãy giải thích nghĩa các từ “xuân” trong câu sau và cho biết từ nào dung theo nghĩa gốc từ nào dùng theo nghĩa chuyển.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
(Hồ Chí Minh)
Câu 3: Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em.
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 |
D | A | B | D |
II. Tự luận
Câu 1:
- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để bói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện ngụ ngôn:
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Đeo nhạc cho mèo
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 2:
- Từ xuân trong câu 1 dùng theo nghĩa gốc: chỉ một mùa trong năm, thời tiết ấm lên, được coi là thời điểm mở đầu một năm
- Từ xuân trong câu 2 dùng theo nghĩa chuyển: chỉ sự tươi đẹp, giàu có của đất nước
Câu 3:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ của em
2. Thân bài
- Giới thiệu về hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc
- Kể về sở thích của mẹ
- Kể về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ với cả nhà
- Kể về tình yêu thương đặc biệt mẹ dành cho em (kỉ niệm giữa em và mẹ)
3. Kết bài: Cảm nghĩa về mẹ
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Ngữ văn 6 tại Tuyensinh247.com
Loigiaihay.com
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6
- Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6
- Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6
- Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 10 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6