Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

  • A.

    Trái Đất tự quay quanh trục.

  • B.

    Trục Trái Đất nghiêng.

  • C.

    Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

  • D.

    Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 2 :

Người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội?

  • A.

    Hình ảnh các con vật.

  • B.

    Hình ảnh lao động sản xuất.

  • C.

    Vẽ mặt người.

  • D.

    Hình ảnh các công cụ lao động.

Câu 3 :

Điền từ vào chỗ trống: “Từ …, con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II- đầu thiên niên kỉ I, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.”

  • A.

    khoảng thiên niên kỉ IV

  • B.

    khoảng thiên niên kỉ V

  • C.

    khoảng thiên niên kỉ VI

  • D.

    khoảng thiên niên kỉ I.

Câu 4 :

Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?

  • A.

    phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động

  • B.

    phát minh ra trang phục.

  • C.

    phát minh ra kĩ thuật làm giấy.

  • D.

    phát minh ra mũi tên.

Câu 5 :

Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

  • A.

    Ranh giới của một tỉnh

  • B.

    Lãnh thổ của một nước

  • C.

    Các sân bay, bến cảng

  • D.

    Các mỏ khoáng sản

Câu 6 :

Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ nào?

  • A.

    Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.

  • B.

    Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

  • C.

    Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.

  • D.

    Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.

Câu 7 :

Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?

  • A.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

  • B.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng.

  • C.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trời.

  • D.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Trái Đất.

Câu 8 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

  • A.

    Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

  • B.

    Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

  • C.

    Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

  • D.

    Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Câu 9 :

Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

  • A.

    Xích đạo.

  • B.

    Chí tuyến

  • C.

    Vĩ tuyến 400

  • D.

    Vòng cực

Câu 10 :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt.

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Câu 11 :

Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

  • A.

    Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12

  • B.

    Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9

  • C.

    Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12

  • D.

    Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9

Câu 12 :

Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

  • A.

    Do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau.

  • B.

    Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là gần nhất.

  • C.

    Do Mặt Trời lên cao hơn nên tia sáng kéo dài, thẳng góc với xích đạo.

  • D.

    Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là xa nhất.

Câu 13 :

Lịch sử là gì?

  • A.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

  • B.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

  • C.

    Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay

  • D.

    Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 14 :

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?

  • A.

    Kim tinh.

  • B.

    Hải Vương tinh.

  • C.

    Thủy tinh.

  • D.

    Thiên Vương tinh.

Câu 15 :

Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

  • A.

    đường đồng mức.      

  • B.

    kí hiệu thể hiện độ cao.

  • C.

    phân tầng màu.           

  • D.

    kích thước của kí hiệu.

Câu 16 :

Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?

  • A.

    Cần có hứng thú trong học tập.

  • B.

    Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.

  • C.

    Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.

  • D.

    Đạt nhiều điểm cao

Câu 17 :

Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Câu 18 :

Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là

  • A.

    Mộc tinh.

  • B.

    Thủy tinh.

  • C.

    Kim tinh.

  • D.

    Thổ tinh.

Câu 19 :

Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?

  • A.

    2000 năm trước.

  • B.

    3000 năm trước.

  • C.

    4000 năm trước.

  • D.

    5000 năm trước.

Câu 20 :

Người đứng thẳng thuộc nhóm người nào?

  • A.

    Người tinh khôn

  • B.

    Người hiện đại

  • C.

    Vượn người.

  • D.

    Người tối cổ.

Câu 21 :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, nhân dân ta rút được bài học kinh nghiệm gì?

  • A.

    Không tin lời kẻ địch.

  • B.

    Không kết bạn với giặc ngoại xâm.

  • C.

    Cố gắng sáng tạo vũ khí tối tân.

  • D.

    Không lơ là, mất cảnh giác.

Câu 22 :

Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?

  • A.

    Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê

  • B.

    Sử dụng bản đồ, nhiệt kế, ống nghiệm, vị trí, các số liệu thống kê

  • C.

    Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, hóa chất.

  • D.

    Ống nghiệm, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê

Câu 23 :

Bản dịch “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ là tư liệu gì?

  • A.

    Tư liệu chữ viết.

  • B.

    Tư liệu gốc.

  • C.

    Tư liệu truyền miệng.

  • D.

    Tư liệu hiện vật.

Câu 24 :

Những làng xóm xuất hiện  ở Việt Nam?

  • A.

    làm nông nghiệp.

  • B.

    dần định cư lâu dài

  • C.

    biết chăn nuôi.

  • D.

    phát minh ra mũi tên.

Câu 25 :

Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?

  • A.

    Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

  • B.

    Giúp các em được du lịch thật nhiều nơi.

  • C.

    Giúp các em nâng cao kĩ năng ứng xử đối với mọi người.

  • D.

    Giúp các em nâng cao khả năng tính toán, tư duy logic.

Câu 26 :

Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

  • A.

    tượng hình 

  • B.

    điểm

  • C.

    đường   

  • D.

    diện tích

Câu 27 :

Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?

  • A.

    Đồng hồ cát

  • B.

    Đồng hồ đeo tay

  • C.

    Đồng hồ Mặt Trời

  • D.

    Đồng hồ nước

Câu 28 :

Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?

  • A.

    Khởi nghĩa Lí Bí.

  • B.

    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

  • C.

    Khởi nghĩa Phùng Hưng

  • D.

    Khởi nghĩa Bà Triệu

Câu 29 :

Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?

  • A.

    10

  • B.

    100

  • C.

    1000

  • D.

    10000

Câu 30 :

Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?

  • A.

    phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động

  • B.

    phát minh ra trang phục

  • C.

    phát minh ra kĩ thuật làm giấy

  • D.

    phát minh ra mũi tên

Câu 31 :

Tìm lỗi sai trong câu sau: “ Ở phương Tây (Lưỡng Hà, Ai Cập,…) vào cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), Đồng Đậu (khoảng 3500 năm trước), Gò Mun (khoảng 3000 năm trước)”.

  • A.

    Ở phương Tây.

  • B.

    Đồng Đậu.

  • C.

    Gò Mun.

  • D.

    Phùng Nguyên.

Câu 32 :

Cho bản đồ sau:

Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp

  • A.

    đường đồng mức

  • B.

    phân tầng màu

  • C.

    kí hiệu

  • D.

    kẻ gạch.

Câu 33 :

Cho hình vẽ sau

Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên

  • A.

    đỉnh nhọn, sườn dốc.

  • B.

    sườn tây dốc, sườn đông thoải.

  • C.

    đỉnh tròn, sườn thoải.

  • D.

    sườn tây thoải, sườn đông dốc.

Câu 34 :

Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?

  • A.

    Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.

  • B.

    Dự báo thời tiết.

  • C.

    Bảo vệ biên giới.

  • D.

    Ngắm sao băng.

Câu 35 :

Cho bản đồ hành chính các nước trên thế giới:

Thời gian diễn ra mùa nóng và mùa lạnh của nước ta hoàn toàn trái ngược quốc gia nào sau đây?

  • A.

    Ô-xtrây-li-a

  • B.

    Nhật Bản.

  • C.

    Ấn Độ

  • D.

    Mê – hi – cô.

Câu 36 :

             "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

              Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.

Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở

  • A.

    Bắc bán cầu

  • B.

    Nam bán cầu

  • C.

    Cả hai bán cầu

  • D.

    Khu vực nhiệt đới

Câu 37 :

Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là

  • A.

    11 giờ.

  • B.

    5 giờ

  • C.

     9 giờ

  • D.

    12 giờ

Câu 38 :

Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả

  • A.

    sự luân phiên ngày và đêm.

  • B.

    lực cô-ri-ô-lit.

  • C.

    ngày – đêm dài ngắn theo mùa.

  • D.

    giờ trên Trái Đất.

Câu 39 :

Cho bản đồ sau:

Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

  • A.

    Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

  • B.

    Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.

  • C.

    Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

  • D.

    Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.

Câu 40 :

Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A.

    Sự luân phiên ngày đêm

  • B.

    Giờ trên Trái Đất.

  • C.

    Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

  • D.

    Hiện tượng mùa trong năm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

  • A.

    Trái Đất tự quay quanh trục.

  • B.

    Trục Trái Đất nghiêng.

  • C.

    Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

  • D.

    Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên tia sáng mặt trời là những đường thẳng song song chỉ chiếu sáng được một nửa (ban ngày), nửa còn lại sẽ bị khuất sau bóng tối (ban đêm).

=> Vì vậy sinh ra ngày và đêm.

Câu 2 :

Người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội?

  • A.

    Hình ảnh các con vật.

  • B.

    Hình ảnh lao động sản xuất.

  • C.

    Vẽ mặt người.

  • D.

    Hình ảnh các công cụ lao động.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người nguyên thủy đã khắc hình mặt người trong hang Đồng Nội.

Câu 3 :

Điền từ vào chỗ trống: “Từ …, con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II- đầu thiên niên kỉ I, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.”

  • A.

    khoảng thiên niên kỉ IV

  • B.

    khoảng thiên niên kỉ V

  • C.

    khoảng thiên niên kỉ VI

  • D.

    khoảng thiên niên kỉ I.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Từ khoảng thiên niên kỉ IV con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II- đầu thiên niên kỉ I, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.”.

Câu 4 :

Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?

  • A.

    phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động

  • B.

    phát minh ra trang phục.

  • C.

    phát minh ra kĩ thuật làm giấy.

  • D.

    phát minh ra mũi tên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động.

Câu 5 :

Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

  • A.

    Ranh giới của một tỉnh

  • B.

    Lãnh thổ của một nước

  • C.

    Các sân bay, bến cảng

  • D.

    Các mỏ khoáng sản

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu diện tích có khả năng thể hiện vùng phân bố của đối tượng trên bản đồ (bao phủ một diện tích nhất định).

=> Kí hiệu diện tích thích hợp để thể hiện diện tích lãnh thổ của một nước.

Câu 6 :

Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ nào?

  • A.

    Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.

  • B.

    Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

  • C.

    Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.

  • D.

    Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

Câu 7 :

Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?

  • A.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

  • B.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng.

  • C.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trời.

  • D.

    Dựa vào quy luật di chuyển của Trái Đất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Người xưa  dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

Câu 8 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

  • A.

    Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

  • B.

    Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

  • C.

    Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

  • D.

    Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm các đường đồng mức:

- Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

- Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao do vậy các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Mỗi đường đồng mức thể hiện một trị số về độ cáo khác nhau => do vậy nhận xét các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau là không đúng

Câu 9 :

Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

  • A.

    Xích đạo.

  • B.

    Chí tuyến

  • C.

    Vĩ tuyến 400

  • D.

    Vòng cực

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự chênh ngày – đêm theo vĩ độ

- Tại xích đạo ngày – đêm luôn bằng nhau ở mọi nơi.

- Từ xích đạo về hai cực độ chênh lệch ngày – đêm càng lớn

- Tại vòng cực Bắc (Nam) có 1 ngày hoặc đêm kéo dài 24 giờ.

=> Trong các vĩ tuyến nêu trên, vòng cực có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất.

Câu 10 :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt.

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.

Câu 11 :

Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

  • A.

    Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12

  • B.

    Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9

  • C.

    Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12

  • D.

    Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vào ngày 21/3 và 23/9, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với bề mặt Trái Đất tại xích đạo nên ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

Câu 12 :

Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

  • A.

    Do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau.

  • B.

    Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là gần nhất.

  • C.

    Do Mặt Trời lên cao hơn nên tia sáng kéo dài, thẳng góc với xích đạo.

  • D.

    Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là xa nhất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vào ngày 21/3 và 23/9, do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau, do đó tia sáng chiếu thẳng góc tại xích đạo vào lúc 12 giờ trưa, cả hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng bằng nhau => ngày – đêm bằng nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất.

Câu 13 :

Lịch sử là gì?

  • A.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

  • B.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

  • C.

    Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay

  • D.

    Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 14 :

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?

  • A.

    Kim tinh.

  • B.

    Hải Vương tinh.

  • C.

    Thủy tinh.

  • D.

    Thiên Vương tinh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:

  1. Thủy tinh.
  2. Kim tinh.
  3. Trái Đất.
  4. Hỏa tinh.
  5. Mộc tinh.
  6. Thổ tinh.
  7. Thiên Vương tinh.
  8. Hải Vương tinh.

nên ta chọn đáp án D. Thiên Vương tinh.

Câu 15 :

Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

  • A.

    đường đồng mức.      

  • B.

    kí hiệu thể hiện độ cao.

  • C.

    phân tầng màu.           

  • D.

    kích thước của kí hiệu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ, người ta thường dựa vào:

- Bảng phân tầng màu (thường dùng ở bản đồ tự nhiên để thể hiện độ cao núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, biển).

- Đường đồng mức.

- Kí hiệu thể hiện độ cao (ví dụ: kí hiệu hình tam giác thể hiện đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m)

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Kích thước của kí hiệu không thế hiện độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ,

Câu 16 :

Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?

  • A.

    Cần có hứng thú trong học tập.

  • B.

    Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.

  • C.

    Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.

  • D.

    Đạt nhiều điểm cao

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập. Địa lí là một môn học tìm tòi và khám phá nên yêu cầu người học phải có đam mê và hứng thú.

Câu 17 :

Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhà chính trị nổi tiếng Xi-xê-rông đã nói: ““Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.

Câu 18 :

Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là

  • A.

    Mộc tinh.

  • B.

    Thủy tinh.

  • C.

    Kim tinh.

  • D.

    Thổ tinh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:

  1. Thủy tinh.
  2. Kim tinh.
  3. Trái Đất.
  4. Hỏa tinh.
  5. Mộc tinh.
  6. Thổ tinh.
  7. Thiên Vương tinh.
  8. Hải Vương tinh.

Cho nên đứng thứ nhất là Thủy tinh.

Câu 19 :

Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?

  • A.

    2000 năm trước.

  • B.

    3000 năm trước.

  • C.

    4000 năm trước.

  • D.

    5000 năm trước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân Bắc Bộ đã biết đến đồ đồng.

Câu 20 :

Người đứng thẳng thuộc nhóm người nào?

  • A.

    Người tinh khôn

  • B.

    Người hiện đại

  • C.

    Vượn người.

  • D.

    Người tối cổ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Người tối cổ sinh sống thành nhiều nhóm, tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau nhưng nổi bật nhất là nhóm người đứng thẳng.

Câu 21 :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, nhân dân ta rút được bài học kinh nghiệm gì?

  • A.

    Không tin lời kẻ địch.

  • B.

    Không kết bạn với giặc ngoại xâm.

  • C.

    Cố gắng sáng tạo vũ khí tối tân.

  • D.

    Không lơ là, mất cảnh giác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, ông ta chúng ta muốn nhắc nhở chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác trước những thế lực chống phá. Đấy chính là nguyên nhân khiến nước ta rơi vào hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Câu 22 :

Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?

  • A.

    Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê

  • B.

    Sử dụng bản đồ, nhiệt kế, ống nghiệm, vị trí, các số liệu thống kê

  • C.

    Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, hóa chất.

  • D.

    Ống nghiệm, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ đó là Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê để giúp đỡ khi các em học tập môn Địa lí.

Câu 23 :

Bản dịch “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ là tư liệu gì?

  • A.

    Tư liệu chữ viết.

  • B.

    Tư liệu gốc.

  • C.

    Tư liệu truyền miệng.

  • D.

    Tư liệu hiện vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tư liệu lịch sử để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Bản dịch Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ là tư liệu chữ viết.

Câu 24 :

Những làng xóm xuất hiện  ở Việt Nam?

  • A.

    làm nông nghiệp.

  • B.

    dần định cư lâu dài

  • C.

    biết chăn nuôi.

  • D.

    phát minh ra mũi tên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những làng xóm đầu tiên xuất hiện khi con người bắt đầu định cư lâu dài

Câu 25 :

Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?

  • A.

    Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

  • B.

    Giúp các em được du lịch thật nhiều nơi.

  • C.

    Giúp các em nâng cao kĩ năng ứng xử đối với mọi người.

  • D.

    Giúp các em nâng cao khả năng tính toán, tư duy logic.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để học tốt môn Địa lí, các em cần nắm chắc các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu trong môn học. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản sẽ giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.

Câu 26 :

Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

  • A.

    tượng hình 

  • B.

    điểm

  • C.

    đường   

  • D.

    diện tích

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.

Câu 27 :

Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?

  • A.

    Đồng hồ cát

  • B.

    Đồng hồ đeo tay

  • C.

    Đồng hồ Mặt Trời

  • D.

    Đồng hồ nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.

Câu 28 :

Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?

  • A.

    Khởi nghĩa Lí Bí.

  • B.

    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

  • C.

    Khởi nghĩa Phùng Hưng

  • D.

    Khởi nghĩa Bà Triệu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự kiện lịch sử diễn ra trước năm 938 chiến thắng Bạch Đằng 690 năm là khởi nghĩa Bà Triệu. Ta lấy 938-690=248. Đây là năm diễn ra khởi nghĩa của Bà Triệu (hay có tên thật là Triệu Thị Trinh).

Câu 29 :

Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?

  • A.

    10

  • B.

    100

  • C.

    1000

  • D.

    10000

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.

Câu 30 :

Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?

  • A.

    phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động

  • B.

    phát minh ra trang phục

  • C.

    phát minh ra kĩ thuật làm giấy

  • D.

    phát minh ra mũi tên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động.

Câu 31 :

Tìm lỗi sai trong câu sau: “ Ở phương Tây (Lưỡng Hà, Ai Cập,…) vào cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), Đồng Đậu (khoảng 3500 năm trước), Gò Mun (khoảng 3000 năm trước)”.

  • A.

    Ở phương Tây.

  • B.

    Đồng Đậu.

  • C.

    Gò Mun.

  • D.

    Phùng Nguyên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở phương Đông (Lưỡng Hà, Ai Cập,…) vào cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), Đồng Đậu (khoảng 3500 năm trước), Gò Mun (khoảng 3000 năm trước).

Các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà là các quốc gia ở phương Đông.

Câu 32 :

Cho bản đồ sau:

Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp

  • A.

    đường đồng mức

  • B.

    phân tầng màu

  • C.

    kí hiệu

  • D.

    kẻ gạch.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.

Câu 33 :

Cho hình vẽ sau

Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên

  • A.

    đỉnh nhọn, sườn dốc.

  • B.

    sườn tây dốc, sườn đông thoải.

  • C.

    đỉnh tròn, sườn thoải.

  • D.

    sườn tây thoải, sườn đông dốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:
- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.

- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.

=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.

Câu 34 :

Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?

  • A.

    Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.

  • B.

    Dự báo thời tiết.

  • C.

    Bảo vệ biên giới.

  • D.

    Ngắm sao băng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet.

Lời giải chi tiết :

- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.

Ví dụ:  Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).

Câu 35 :

Cho bản đồ hành chính các nước trên thế giới:

Thời gian diễn ra mùa nóng và mùa lạnh của nước ta hoàn toàn trái ngược quốc gia nào sau đây?

  • A.

    Ô-xtrây-li-a

  • B.

    Nhật Bản.

  • C.

    Ấn Độ

  • D.

    Mê – hi – cô.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các mùa trong năm trái ngược nhau ở hai bán cầu:

- Nước ta có vị trí thuộc bán cầu Bắc. Các quốc gia cũng có vị trí địa lí nằm ở bán cầu Bắc cùng với nước ta là Nhật Bản, Ấn Độ, Mê-hi-cô (có vị trí ở phía bắc đường xích đạo) nên có thời kì diễn ra mùa nóng, lạnh giống nhau.

- Riêng Ô-xtrây-li-a thuộc bán cầu Nam (vị trí ở phía nam đường xích đạo) nên có thời kì diễn ra mùa nóng lạnh trái ngược hoàn toàn với nước ta và các quốc gia còn lại ở bán cầu Bắc.

Câu 36 :

             "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

              Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.

Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở

  • A.

    Bắc bán cầu

  • B.

    Nam bán cầu

  • C.

    Cả hai bán cầu

  • D.

    Khu vực nhiệt đới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)

=> “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.

- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)

=> “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.

 => Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

Câu 37 :

Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là

  • A.

    11 giờ.

  • B.

    5 giờ

  • C.

     9 giờ

  • D.

    12 giờ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ.

- Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn.

=> Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 +  số múi giờ chênh lệch

                                                              = 4 giờ + 7 giờ = 11 giờ cùng ngày.

=> Khi Luân Đôn đang là 4 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 11 giờ cùng ngày.

Câu 38 :

Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả

  • A.

    sự luân phiên ngày và đêm.

  • B.

    lực cô-ri-ô-lit.

  • C.

    ngày – đêm dài ngắn theo mùa.

  • D.

    giờ trên Trái Đất.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vào mùa hè: buổi sáng bắt đầu làm việc sớm và mùa đông: buổi sáng bắt đầu muộn hơn

=> Lịch làm việc như trên phù hợp với thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở nước ta (thuộc bán cầu Bắc):

- Mùa hạ: là thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm (mặt trời mọc sớm, lặn muộn). Do vậy mùa hạ lịch làm việc sẽ sớm hơn.

- Mùa đông: là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, bán cầu Bắc ngả về phía đối diện nên đường phân chia sáng tối đi qua phía trước vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn và có ngày ngắn hơn đêm (mặt trời mọc muộn mà lặn sớm). Do vậy mùa đông lịch làm việc bắt đầu muộn hơn.

Câu 39 :

Cho bản đồ sau:

Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

  • A.

    Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

  • B.

    Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.

  • C.

    Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

  • D.

    Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.

- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.

- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc

=> Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 40 :

Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A.

    Sự luân phiên ngày đêm

  • B.

    Giờ trên Trái Đất.

  • C.

    Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

  • D.

    Hiện tượng mùa trong năm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.

 => Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.