Đề thi học kì 2 Lịch sử và địa lí 6 KNTT - Đề số 2

Tải về

Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các vương quốc cổ nào? A. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các vương quốc cổ nào?

A. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.

B. Văn Lang, Âu Lạc, Chân Lạp, Kê-đa.

C. Văn Lang, Âu Lạc, Tha-tơ, Pê-du.

D. Chân Lạp, Chăm-pa, Phù Nam, Pê-đu.

Câu 2: Người Việt đã kế thừa hệ thống văn tự nào của người Trung Quốc?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Latinh.

D. Chữ hình nêm.

Câu 3: Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở đâu?

A. Thăng Long.

B. Hoa Lư – Ninh Bình.

C. Phong Châu – Phú Thọ.

D. Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.

Câu 4: Vương quốc cổ Phù Nam ra đời vào khoảng

A. thế kỉ I.

B. thế kỉ II.

C. thế kỉ III.

D. thế kỉ IV.

Câu 5: Năm 938, Ngô Quyền đã giành chiến thắng trên sông Bạch Đằng trước kẻ thù nào?

A.  Quân Nam Hán.

B. Quân Đường.

C. Quân Ngô.

D. Quân Tống.

Câu 6: Ý nào sau đây phản ánh không đúng đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Di chuyển bằng thuyền, voi hoặc ngựa.

C. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.

D. Tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Hán.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ phương Bắc là

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

B. Chính quyền đô hộ không chịu giảm các loại thuế cho nhân dân ta.

C. Chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Câu 8: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Có nền văn minh lúa nước.

B. Bị ảnh hưởng bởi văn minh Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Kinh tế hàng hải rất phát triển.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng...

Câu 9: Nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A. Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

B. Sử dụng kế sách “Tiên phát chế nhân”.

C. Sử dụng kế hoạch “Vườn không nhà chống”.

D. Chủ động giảng hoà với quân Nam Hán.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.

B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.

C. Thúc đẩy, truyền bá nhiều thành tựu tiến bộ vào nước ta.

D. Mục đích cai trị là thôn tính và đồng hoá dân tộc Việt.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 12: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. sinh vật.

B. đá mẹ.

C. địa hình.

D. khí hậu.

Câu 13: Những đới khí hậu trên Trái Đất bao gồm:

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 14: Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

A. Đài nguyên. 

B. Thảo nguyên. 

C. Hoang mạc. 

D. Rừng lá kim. 

Câu 15: Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

A. cây lá kim.

B. cây lá cứng. 

C. rêu, địa y.

D. sồi, dẻ, lim.

Câu 16: Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở

A. vùng cận cực.

B. vùng ôn đới.

C. hai bên chí tuyến.

D. hai bên xích đạo.

Câu 17: Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Câu 18: Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Bắc Phi.

D. Nam Phi.

Câu 19: Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

A. Khoáng sản.

B. Nguồn nước.

C. Khí hậu.

D. Thổ nhưỡng

Câu 20: Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.

B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.

C. Chứa đựng các loại rác thải.

D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 21: Cho đoạn tư liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng đa thân và sớm tiêp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo. Đặc biệt, với cảng biển và giao thông đường thuỷ phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo này tiếp tục truyền bá sâu rộng hơn vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á.

Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ của Phù Nam rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng - phong cách Phù Nam.

a) Phù Nam chỉ có tín ngưỡng bản địa, không tiếp nhận tôn giáo nào từ nước ngoài.

b) Với hệ thống cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam từng giữ vai trò là nơi trung chuyển tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á.

c) Nghệ thuật điêu khắc tượng thần ở Phù Nam chủ yếu sao chép từ Ấn Độ, không có dấu ấn sáng tạo riêng.d) Vai trò “trạm trung chuyển” tôn giáo của Phù Nam chỉ phản ánh ảnh hưởng văn hóa đơn thuần, không liên quan gì đến vị trí địa lý hay hoạt động giao thương.

Câu 22: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Nước biển và đại dương luôn chuyển động. Khi nhìn sóng biển, chúng ta đều có cảm giác là sóng chuyển động theo chiều ngang nhưng thực chất sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

a) Sóng biển chuyển động theo chiều thẳng đứng.

b) Sóng biển được hình thành do gió.

c) Gió thổi càng mạnh và thời gian càng nhanh thì sóng biển càng lớn.

d) Một trong những quốc gia có sóng thần nhiều nhất trên thế giới là Nhật Bản.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23:  

1. Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc?

2. Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay?

Câu 24: Biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất?

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Cách giải:

Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các vương quốc Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.

Chọn A.

Câu 2 (NB):

Cách giải:

Người Việt đã kế thừa hệ thống văn tự chữ Hán của người Trung Quốc.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Cách giải:

Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở Phong Châu – Phú Thọ.

Chọn C.

Câu 4 (NB):

Cách giải:

Vương quốc cổ Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.

Chọn A.

Câu 5 (NB):

Cách giải:

Năm 938, Ngô Quyền đã giành chiến thắng trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán.

Chọn A.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A, B, C loại vì ba phương án phản ánh đúng đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

D loại vì chữ Hán được truyền bá vào nước ta giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc nên giai đoạn này chưa có chữ viết được tạo ra trên cơ sở chữ Hán.

Chọn D.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt một cách tuyệt đối.

B, D loại vì hai phương án này không phải là nguyên nhân đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

C chọn vì dưới sự cai trị, áp bức, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc nhân dân ta vô cùng cực khổ, mâu thuẫn dân tộc tăng cao. Trước hoàn cảnh đó, nhân dân ta với tinh thầy yêu nước, đấu tranh bất khuất đã đứng lên khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.

Chọn C.

Câu 8 (VD):

Phương pháp:

Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, B, D loại vì đây là các phương án phản ánh đúng về cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.

C chọn vì các vương quốc cổ ở Đông Nam Á có nền kinh tế hàng hải nhưng chưa đạt mức rất phát triển.

Chọn C.

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì trong chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã sử dụng nghệ thuật đóng cọc trên sông, dựa vào thuỷ triều để đánh quân Nam Hán.

B loại vì Tiên phát chế nhân là nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Lý.

C loại vì Vườn không nhà trống là nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên dưới thời Trần.

D loại vì Ngô Quyền không chủ động giảng hoà với quân Nam Hán.

Chọn A.

Câu 10 (VDC):

Phương pháp:

Phân tích, nhận xét, rút ra phương án đúng.

Cách giải:

Trong mười thế kỉ đô hộ Việt Nam, các triều đại phong kiến phương Bắc đã sử dụng những thủ đoạn rất hà khắc, tàn bạo, thâm độc. Chúng tiến hành trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hoá với mục đích là thôn tính lãnh thổ, đồng hoá dân tộc Việt, biến nước ta thành một bộ phận của Trung Hoa. Trong quá trình đô hộ, một số thành tựu của người Hán được truyền bá vào nước ta nhưng không mang mục đích thúc đẩy, khai sáng, phát triển mà là công cụ để giúp người Hán dễ dàng đồng hoá người Việt.

Chọn C.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 169.

Cách giải:

Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ là sai.

Chọn C.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 169.

Cách giải:

Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là sinh vật.

Chọn A.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Trên Trái Đất có một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên. 

Chọn A.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là rêu, địa y.

Chọn C.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo.

Chọn D.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Châu Á tập trung đông dân nhất thế giới.

Chọn A.

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực Tây Phi.

Chọn B.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, T189.

Cách giải:

Khoáng sản là tài nguyên thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên.

Chọn A.

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, T189.

Cách giải:

Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò bảo vệ mùa màng, nhà cửa.

Chọn B.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Sai, cư dân Phù Nam vừa có tín ngưỡng đa thần, vừa sớm tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo. Không chỉ giới hạn trong tín ngưỡng bản địa.

b) Đúng, tư liệu nêu rõ Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng hơn vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á.

c) Sai, tư liệu khẳng định điêu khắc Phù Nam có “những nét sáng tạo mang phong cách riêng – phong cách Phù Nam”, nghĩa là không chỉ sao chép mà đã phát triển thành bản sắc nghệ thuật riêng.

d) Sai, tư liệu nhấn mạnh rằng Phù Nam có cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, nhờ đó mới trở thành “trạm trung chuyển” truyền bá tôn giáo vào các vùng khác ở Đông Nam Á. Do đó, vai trò trung chuyển này gắn liền chặt chẽ với vị trí địa lý và hoạt động giao thương, không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng văn hóa.

Chọn .

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào đoạn thông tin và nội dung sự đa dạng của sinh vật trên lục địa.

Cách giải:

a) Đúng. Đoạn thông tin có đề cập: “sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.”

b) Đúng. Sóng biển được hình thành do gió, sóng càng to, gió càng lớn.

c) Sai. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

d) Đúng. Sóng thần xuất hiện khi ngoài khơi xảy ra động đất hoặc núi lửa ngầm, có các sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, là một trong những quốc gia có nhiều động đất và núi lửa nhất thế giới.

Chọn .

Phần III: Câu tự luận

Câu 23 (VDC):

Phương pháp:

Giải thích, liên hệ.

Cách giải:

1. Khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc vì đây là khoảng thời gian Việt Nam cai trị bởi các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.

2. Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay như:

Thờ cúng tổ tiên

Tổ chức lễ hội hằng năm

Ăn trầu, chôn cất người chết...

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng hiểu biết cá nhân và các tài liệu tham khảo.

Cách giải:

- Kết hợp sản xuất gắn liền với nhiệm vụ BVMT. Hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu phát thải lớn và dễ gây ô nhiễm.

- Thay đổi cách thức sản xuất bằng cách áp dụng những dây chuyền mới, ưu tiên những công nghệ, thiết bị ít phát thải khí nhà kính, không phát thải gây ô nhiễm.

- Cần đầu tư mạnh vào các công nghệ, thiết bị xử lý môi trường hiệu quả.

- Các cơ sở sản xuất cần thực hiện đầy đủ nhiều loại HSMT như lập đtm, kế hoạch bảo vệ môi trường và Bảo cáo công tác BVMT.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực và kinh nghiệm xử lý các vấn đề môi trường có phát sinh.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí