Đề thi giữa kì 1 Địa lí 6 Kết nối tri thức - Đề số 1
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Tư liệu gốc là gì?
-
A.
là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
-
B.
là những đồ vật người xưa còn giữ.
-
C.
là những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc lịch sử nào đó.
-
D.
là những di tích, danh thắng thiên nhiên, công trình kiến trúc của ngươi xưa còn được bảo tồn đến ngày nay.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
-
A.
00– 1800
-
B.
600 – 2400
-
C.
900 – 2700
-
D.
300 – 1200
Nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng
-
A.
đông nam.
-
B.
tây nam.
-
C.
đông.
-
D.
đông bắc.
Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi con người xuất hiện sớm?
-
A.
các di tích lịch sử, công trình kiến trúc của người Đông Nam Á
-
B.
các công cụ lao động của Người tối cổ.
-
C.
bức thư của Người tối cổ để lại
-
D.
công cụ lao động, răng, hóa thạch của Người tối cổ
Người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội?
-
A.
Hình ảnh các con vật.
-
B.
Hình ảnh lao động sản xuất
-
C.
Vẽ mặt người.
-
D.
Hình ảnh các công cụ lao động.
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử?
-
A.
Học Lịch sử để vui.
-
B.
Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
-
C.
Học Lịch sử để đuc rút kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quá khứ phục vụ cho tương lai.
-
D.
Học Lịch sử để biết tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ từ khi loài người xuất hiện.
Đặc điểm của xã hội phương Đông có gì khác phương Tây?
-
A.
tính cá nhân.
-
B.
tính độc lập
-
C.
tính tự do
-
D.
tính cộng đồng
Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ phụ thuộc vào
-
A.
kí hiệu bản đồ.
-
B.
tỉ lệ bản đồ.
-
C.
phép chiếu đồ.
-
D.
mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?
-
A.
Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
-
B.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
-
D.
Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Cách thức lao động chính của người tinh khôn là?
-
A.
Săn bắt, hái lượm
-
B.
Trồng lúa nước
-
C.
Trồng trọt, chăn nuôi
-
D.
chế tác công cụ lao động
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu
-
A.
tượng hình
-
B.
điểm
-
C.
đường
-
D.
diện tích
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là
-
A.
xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.
-
B.
thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.
-
C.
thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
-
D.
xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.
Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là
-
A.
Từ vượn cổ phát triển thành người
-
B.
Từ người tối cổ phát triển thành người tinh khôn
-
C.
Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới
-
D.
Sự hình thành các quốc gia dân tộc trên thế giới
Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?
-
A.
Kí hiệu điểm.
-
B.
Kí hiệu đường.
-
C.
Kí hiệu hình ảnh.
-
D.
Kí hiệu diện tích.
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây gần Mặt Trời nhất?
-
A.
Mộc tinh
-
B.
Kim tinh.
-
C.
Thủy tinh
-
D.
Thổ tinh
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Một bản đồ có ghi tỉ lệ 1: 500.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với
-
A.
5000 cm trên thực địa
-
B.
500 cm trên thực địa
-
C.
50 km trên thực địa
-
D.
5 km trên thực địa.
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt.
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?
-
A.
Giáo dục.
-
B.
Chiến tranh.
-
C.
Sản xuất
-
D.
Lao động
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ đeo tay
-
C.
Đồng hồ Mặt Trời
-
D.
Đồng hồ nước
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
-
A.
Khởi nghĩa Lí Bí.
-
B.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-
C.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
D.
Khởi nghĩa Bà Triệu
Đâu không phải nơi cư trú chủ yếu của người nguyên thủy ở Việt Nam?
-
A.
hang động
-
B.
nhà sàn
-
C.
mái đá
-
D.
các túp lều lợp bằng cỏ khô
Nguồn thức ăn của người nguyên thủy ở Việt Nam bắt đầu từ đâu?
-
A.
hái lượm, trồng trọt.
-
B.
hái lượm, săn bắt
-
C.
trồng trọt, săn bắn.
-
D.
săn bắn, hái lượm, tự trồng trọt, chăn nuôi.
Văn hóa Bắc Sơn thuộc địa phận tỉnh nào ngày nay?
-
A.
Hòa Bình.
-
B.
Lạng Sơn.
-
C.
Quảng Ninh.
-
D.
Nghệ An.
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
-
A.
Sự xuất hiện của công cụ kim khí
-
B.
Sự xuất hiện của chế độ tư hữu
-
C.
Sự phát triển của sản xuất
-
D.
Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người
Khoảng cách từ Hà Nội đến Nghệ An là 300 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 5 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
-
A.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 6000.000
-
B.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 5000.000
-
C.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 600.000
-
D.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 300.000
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
-
A.
Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
-
B.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
-
C.
Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
-
D.
Trái Đất có dạng hình cầu.
Cho bản đồ hành chính các nước trên thế giới:
Thời gian diễn ra mùa nóng và mùa lạnh của nước ta hoàn toàn trái ngược quốc gia nào sau đây?
-
A.
Ô-xtrây-li-a
-
B.
Nhật Bản.
-
C.
Ấn Độ
-
D.
Mê – hi – cô.
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm
-
B.
Giờ trên Trái Đất.
-
C.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
D.
Hiện tượng mùa trong năm.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở
-
A.
Bắc bán cầu
-
B.
Nam bán cầu
-
C.
Cả hai bán cầu
-
D.
Khu vực nhiệt đới
Trái Đất có sự sống vì
-
A.
có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời
-
B.
có dạng hình cầu.
-
C.
có sự phân bố lục địa và đại dương.
-
D.
có kích thước rất lớn.
Lời giải và đáp án
Tư liệu gốc là gì?
-
A.
là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
-
B.
là những đồ vật người xưa còn giữ.
-
C.
là những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc lịch sử nào đó.
-
D.
là những di tích, danh thắng thiên nhiên, công trình kiến trúc của ngươi xưa còn được bảo tồn đến ngày nay.
Đáp án : C
Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Đáp án : C
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
-
A.
00– 1800
-
B.
600 – 2400
-
C.
900 – 2700
-
D.
300 – 1200
Đáp án : A
- Hướng bắc: mũi tên đi thẳng lên, có số độ là 00
- Hướng nam: mũi tên đi thẳng xuống, hợp với mũi tên chỉ hướng bắc tạo thành góc 1800 (nửa vòng tròn).
=> Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường: 00 – 1800
Nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng
-
A.
đông nam.
-
B.
tây nam.
-
C.
đông.
-
D.
đông bắc.
Đáp án : D
Quan sát hình các phương hướng => nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng đông bắc.
Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi con người xuất hiện sớm?
-
A.
các di tích lịch sử, công trình kiến trúc của người Đông Nam Á
-
B.
các công cụ lao động của Người tối cổ.
-
C.
bức thư của Người tối cổ để lại
-
D.
công cụ lao động, răng, hóa thạch của Người tối cổ
Đáp án : B
Bằng chứng để các nhà khoa học có thể khẳng định Đông Nam Á là nơi xuất hiện sớm của Người tối cổ qua các hóa thạch tìm thấy trên đảo Gia-va, các công cụ lao động được ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam, Thái Lan và những chiếc răng của Người tối cổ cách ngày nay 800 000 năm.
Người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội?
-
A.
Hình ảnh các con vật.
-
B.
Hình ảnh lao động sản xuất
-
C.
Vẽ mặt người.
-
D.
Hình ảnh các công cụ lao động.
Đáp án : C
Người nguyên thủy đã khắc hình mặt người trong hang Đồng Nội
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Đáp án : D
Chùa Một Cột là tư liệu hiện vật được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử?
-
A.
Học Lịch sử để vui.
-
B.
Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
-
C.
Học Lịch sử để đuc rút kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quá khứ phục vụ cho tương lai.
-
D.
Học Lịch sử để biết tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ từ khi loài người xuất hiện.
Đáp án : A
Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử là học Lịch sử để vui.
Đặc điểm của xã hội phương Đông có gì khác phương Tây?
-
A.
tính cá nhân.
-
B.
tính độc lập
-
C.
tính tự do
-
D.
tính cộng đồng
Đáp án : D
Đặc điểm của xã hội phương Đông khác phương Tây là tính cộng đồng vì cùng nhau chống ngoại xâm, lũ lụt.
Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ phụ thuộc vào
-
A.
kí hiệu bản đồ.
-
B.
tỉ lệ bản đồ.
-
C.
phép chiếu đồ.
-
D.
mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Đáp án : B
Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ.
Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?
-
A.
Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
-
B.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
-
D.
Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục
Đáp án : C
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động. Nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn, lúc ấy là thời kì mùa nóng.
- Ngược lại nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng ánh sáng và nhiệt ít hơn. Lúc ấy là thời kì mùa lạnh của nửa cầu đó.
=> Như vậy trên Trái Đất có các mùa trong năm
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Đáp án : A
Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Đáp án : B
Một thiên niên kỉ bằng 100 năm.
Cách thức lao động chính của người tinh khôn là?
-
A.
Săn bắt, hái lượm
-
B.
Trồng lúa nước
-
C.
Trồng trọt, chăn nuôi
-
D.
chế tác công cụ lao động
Đáp án : C
Cách thức lao động chính của người tinh khôn là trồng trọt và chăn nuôi.
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đáp án : D
Do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên tia sáng mặt trời là những đường thẳng song song chỉ chiếu sáng được một nửa (ban ngày), nửa còn lại sẽ bị khuất sau bóng tối (ban đêm).
=> Vì vậy sinh ra ngày và đêm.
Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu
-
A.
tượng hình
-
B.
điểm
-
C.
đường
-
D.
diện tích
Đáp án : B
Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
Cho nên đứng thứ nhất là Thủy tinh.
Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là
-
A.
xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.
-
B.
thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.
-
C.
thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
-
D.
xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.
Đáp án : A
Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
=> Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu.
Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là
-
A.
Từ vượn cổ phát triển thành người
-
B.
Từ người tối cổ phát triển thành người tinh khôn
-
C.
Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới
-
D.
Sự hình thành các quốc gia dân tộc trên thế giới
Đáp án : B
Cách đây khoảng 4 vạn năm, loài người đã có một bước nhảy vọt thứ hai là chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn
Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?
-
A.
Kí hiệu điểm.
-
B.
Kí hiệu đường.
-
C.
Kí hiệu hình ảnh.
-
D.
Kí hiệu diện tích.
Đáp án : C
Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
=> Kí hiệu hình ảnh không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây gần Mặt Trời nhất?
-
A.
Mộc tinh
-
B.
Kim tinh.
-
C.
Thủy tinh
-
D.
Thổ tinh
Đáp án : C
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
Chọn đáp án C. Thủy tinh.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Đáp án : B
Quan sát bản đồ các nước châu Á, dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc (đi lên)
=> Xác định được Việt Nam có vị trí nằm ở phía đông nam của châu Á
Một bản đồ có ghi tỉ lệ 1: 500.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với
-
A.
5000 cm trên thực địa
-
B.
500 cm trên thực địa
-
C.
50 km trên thực địa
-
D.
5 km trên thực địa.
Đáp án : D
Đổi đơn vị: 500.000 cm thành km.
Ta có: 500.000 cm = 5 km
=> Một bản đồ có ghi tỉ lệ 1: 500.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với 5 km trên thực địa.
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt.
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Đáp án : C
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.
Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?
-
A.
Giáo dục.
-
B.
Chiến tranh.
-
C.
Sản xuất
-
D.
Lao động
Đáp án : D
Thông qua lao động, người nguyên thủy từng bước chinh phục tự nhiên.
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ đeo tay
-
C.
Đồng hồ Mặt Trời
-
D.
Đồng hồ nước
Đáp án : B
Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Đáp án : C
Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
-
A.
Khởi nghĩa Lí Bí.
-
B.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-
C.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
D.
Khởi nghĩa Bà Triệu
Đáp án : D
Sự kiện lịch sử diễn ra trước năm 938 chiến thắng Bạch Đằng 690 năm là khởi nghĩa Bà Triệu. Ta lấy 938-690=248. Đây là năm diễn ra khởi nghĩa của Bà Triệu (hay có tên thật là Triệu Thị Trinh).
Đâu không phải nơi cư trú chủ yếu của người nguyên thủy ở Việt Nam?
-
A.
hang động
-
B.
nhà sàn
-
C.
mái đá
-
D.
các túp lều lợp bằng cỏ khô
Đáp án : B
Nhà sàn không phải nơi cư trú chủ yếu của người nguyên thủy ở Việt Nam.
Nguồn thức ăn của người nguyên thủy ở Việt Nam bắt đầu từ đâu?
-
A.
hái lượm, trồng trọt.
-
B.
hái lượm, săn bắt
-
C.
trồng trọt, săn bắn.
-
D.
săn bắn, hái lượm, tự trồng trọt, chăn nuôi.
Đáp án : B
Nguồn thức ăn của người nguyên thủy ở Việt Nam được lấy từ các sản phẩm từ hái lượm, săn bắt, tự trồng trọt, chăn nuôi.
Văn hóa Bắc Sơn thuộc địa phận tỉnh nào ngày nay?
-
A.
Hòa Bình.
-
B.
Lạng Sơn.
-
C.
Quảng Ninh.
-
D.
Nghệ An.
Đáp án : B
Văn hóa Bắc Sơn thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn của nước ta ngày nay.
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
-
A.
Sự xuất hiện của công cụ kim khí
-
B.
Sự xuất hiện của chế độ tư hữu
-
C.
Sự phát triển của sản xuất
-
D.
Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người
Đáp án : A
Sự xuất hiện của công cụ kim khí khoảng thiên niên kỉ IV TCN là nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Do công cụ kim khí ra đời đã giúp con người khai phá được những vùng đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt...năng suất lao động tăng lên, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà đã có sự dư thừa. Một số người đứng đầu thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt số sản phẩm dư thừa đó, dần dần họ trở nên giàu có hơn với những người còn lại
=> nguyên tắc công bằng bị phá vỡ
=> xã hội nguyên thủy dần tan rã để nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
Khoảng cách từ Hà Nội đến Nghệ An là 300 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 5 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
-
A.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 6000.000
-
B.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 5000.000
-
C.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 600.000
-
D.
Tỉ lệ của bản đồ đó là 1: 300.000
Đáp án : A
Trên thực địa, khoảng cách từ Hà Nội đến Nghệ An là 300 km, ứng với 5 cm trên bản đồ.
=> 1cm trên bản đồ ứng với: 300 : 5 = 60km trên thực địa
Đổi 60km = 6000.000 cm
=> Tỉ lệ bản đồ là 1 : 6000.000, đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Đáp án : B
Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:
- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.
- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.
=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet.
- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
Ví dụ: Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
-
A.
Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
-
B.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
-
C.
Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
-
D.
Trái Đất có dạng hình cầu.
Đáp án : B
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên các địa điểm ở phía Đông sẽ lần lượt được chiếu sáng sớm hơn các địa điểm ở phía Tây (có ngày đến sớm hơn), vì vậy giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây.
Ví dụ: Việt Nam (nằm ở bán cầu Đông) đang là giữa trưa thì ở Niu –Iooc (Mĩ - ở bán cầu Tây) đang là nửa đêm (chênh nhau 12 múi giờ).
Cho bản đồ hành chính các nước trên thế giới:
Thời gian diễn ra mùa nóng và mùa lạnh của nước ta hoàn toàn trái ngược quốc gia nào sau đây?
-
A.
Ô-xtrây-li-a
-
B.
Nhật Bản.
-
C.
Ấn Độ
-
D.
Mê – hi – cô.
Đáp án : A
Các mùa trong năm trái ngược nhau ở hai bán cầu:
- Nước ta có vị trí thuộc bán cầu Bắc. Các quốc gia cũng có vị trí địa lí nằm ở bán cầu Bắc cùng với nước ta là Nhật Bản, Ấn Độ, Mê-hi-cô (có vị trí ở phía bắc đường xích đạo) nên có thời kì diễn ra mùa nóng, lạnh giống nhau.
- Riêng Ô-xtrây-li-a thuộc bán cầu Nam (vị trí ở phía nam đường xích đạo) nên có thời kì diễn ra mùa nóng lạnh trái ngược hoàn toàn với nước ta và các quốc gia còn lại ở bán cầu Bắc.
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm
-
B.
Giờ trên Trái Đất.
-
C.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
D.
Hiện tượng mùa trong năm.
Đáp án : A
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.
=> Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở
-
A.
Bắc bán cầu
-
B.
Nam bán cầu
-
C.
Cả hai bán cầu
-
D.
Khu vực nhiệt đới
Đáp án : A
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)
=> “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.
- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)
=> “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.
=> Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
Trái Đất có sự sống vì
-
A.
có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời
-
B.
có dạng hình cầu.
-
C.
có sự phân bố lục địa và đại dương.
-
D.
có kích thước rất lớn.
Đáp án : A
Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) -> con người và sinh vật có thể phát triển, trên Trái Đất tồn tại sự sống.