Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 6 - Đề số 3>
Câu 1: Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến
Đề bài
Câu 1: Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến
A. chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm.
B. chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.
C. chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt.
D. chống quân Đường xâm lược của người Việt.
Câu 2: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là
A. Thứ sử.
B. Thái thú.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 3: Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?
A. Nhà Triệu.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Ngô.
D. Nhà Đường.
Câu 4: Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 5: Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 6: Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?
A. Địa chủ người Hán.
B. Hào trưởng người Việt.
C. Nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân công xã.
Câu 7: Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người Việt với chính quyền đô hộ.
B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
Câu 8: Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 9: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào
A. 11 giờ trưa.
B. 14 giờ trưa.
C. 12 giờ trưa.
D. 13 giờ trưa.
Câu 10: Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
A. Ẩm kế.
B. Áp kế.
C. Nhiệt kế.
D. Vũ kế.
Câu 11: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng
A. tăng.
B. không đổi.
C. giảm.
D. biến động.
Câu 12: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
B. tạo thành các đám mây.
C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
D. diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 13: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
A. chí tuyến.
B. ôn đới.
C. Xích đạo.
D. cận cực.
Câu 14: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là
A. sinh vật.
B. biển và đại dương.
C. sông ngòi.
D. ao, hồ.
Câu 15: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm
A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 16: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Áp kế.
B. Nhiệt kế.
C. Vũ kế.
D. Ẩm kế.
Câu 17: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt?
Câu 18: Tiết Tổng – viên Thái thú người Hán khi được cử đến cai trị nước ta đã “phàn nàn”: “Dân xứ ấy dễ làm loạn, rất khó cai trị”. Em hãy viết từ 3 – 5 câu thể hiện ý kiến của em về nhận định này.
Câu 19: Cho hình sau:
Dựa vào hình trên kết hợp kiến thức đã học,em hãy:
- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.
- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.
- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
Câu 20: Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí? Giải thích vì sao có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương"?
----- HẾT ----
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
1.B |
2.A |
3.B |
4.B |
5.A |
6.B |
7.A |
8.A |
9.D |
10.A |
11.C |
12.D |
13.A |
14.B |
15.D |
16.B |
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.
Cách giải:
Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.
Chọn B. Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Cách giải:
Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là Thứ sử.
Chọn A. Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Cách giải:
Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nhà Hán.
Chọn B. Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Cách giải:
Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, thứ sử đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu.
Chọn B. Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Cách giải:
Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán Thái thú đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận.
Chọn A.3
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc.
Cách giải:
Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, hào trưởng người Việt sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt.
Chọn B. Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã nhanh chóng chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào Trung Quốc. Bên cạnh những chính sách cai trị về chính trị, các triều đại phong kiến phương Bắc còn bóc lột nhân dân ta thậm tệ về kinh tế và văn hoá. Vì vậy, bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ.
Chọn A. Câu 8 (VD):
Phương pháp:
Phân tích, lựa chọn phương án.
Cách giải:
Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Chọn A. Câu 9 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào 13 giờ trưa. Vì lúc 12h Mặt Trời chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ năng lượng Mặt Trời, đến 13h mặt đất đã hấp thụ nhiều nhiệt và bức xạ vào không khí làm cho không khí nóng dần lên.
Chọn D.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Ẩm kế được dùng đo độ ẩm không khí.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng giảm, chủ yếu do càng lên vĩ độ cao thì góc chiếu sáng của Mặt Trời càng nhỏ và lượng nhiệt nhận được càng ít nên không khí mặt đất cũng nóng ít hơn.
Chọn C.
Câu 12 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc hơi lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng thành hạt nước. Hiện tượng đó được gọi là sự ngưng tụ.
Chọn D.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến, khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô.
Chọn A.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là biển và đại dương.
Chọn B.
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Chọn D.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng nhiệt kế.
Chọn B.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
- Chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc, xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới
- Muốn cướp đoạt lãnh thổ, sản vật quý, vải vóc, hương liệu để đưa về Trung Quốc
- Muốn bành trướng sức mạnh
Câu 18 (VDC):
Phương pháp:
Phân tích, nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
HS viết đoạn văn theo gợi ý dưới đây:
- Thái thú có cái nhìn sai lệch, phản ánh không đúng bản chất các cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ chính đáng của nhân dân ta khi coi đó là những cuộc “nổi loạn”.
- Nhận định đó cũng phản ánh đúng thực tế việc cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ở nước ta rất khó khăn khi nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
Câu 19 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Trái Đất.
Cách giải:
- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.
- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.
Dạng địa hình |
Độ cao |
Hình thái |
Núi |
Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên. |
Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc. |
Đồi |
Không quá 200m so với vùng đất xung quanh. |
Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải. |
Cao nguyên |
Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. |
Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách |
Đồng bằng |
Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. |
Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. |
Câu 20 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức và hiểu biết.
Cách giải:
Sở dĩ có tên gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương” là vì: Đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Samoa, Indonesia và cả Peru.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay