Đề thi học kì 2 Lịch sử và địa lí 6 KNTT - Đề số 1

Tải về

Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là? A. khí hậu.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. khí hậu.

B. địa hình.

C. đá mẹ.

D. sinh vật.

Câu 2: Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 3: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. số lượng loài.

B. môi trường sống.

C. nguồn cấp gen.

D. thành phần loài.

Câu 4: Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở đâu?

A. Đới ôn hòa và đới lạnh.

B. Đới lạnh và đới nóng.

C. Đới nóng và đới ôn hòa.

D. Xích đạo và nhiệt đới.

Câu 5: Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?

A. Nho, củ cải đường.

B. Chà là, xương rồng.

C. Thông, tùng, bách.

D. Cà phê, cao su, tiêu.

Câu 6: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới. 

D. Hàn đới. 

Câu 7: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

A. 6,7 tỉ người. 

B. 7,2 tỉ người.

C. 7,6 tỉ người.

D. 6,9 tỉ người.

Câu 8: Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Câu 9: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 10: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là gì?

A. Địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.

B. Khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

C. Nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.

D. Đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Câu 11: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía nào ở châu Á?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Nam.

D. Tây Á.

Câu 12: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành từ

A. thế kỉ VII-thế kỉ X.

B. thế kỉ X-thế kỉ XI.

C. thế kỉ VI-thế kỉ XI.

D. thế kỉ VIII.

Câu 13: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Việt cổ thời kì Văn Lang, Âu Lạc là

A. trồng lúa nước.

B. thủ công nghiệp.

C. buôn bán.

D. sản xuất vũ khí.

Câu 14: Địa bàn chủ yếu của vương quốc cổ Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Câu 15: Tên gọi ban đầu của vương quốc Champa là

A. Lâm Ấp.

B. Phù Nam.

C. Văn Lang.

D. Chân Lạp.

Câu 16: Đâu không phải là hoàn cảnh đưa đến sự ra đời của nước Văn Lang?

A. Cư dân Lạc Việt sống quây quần ở lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã...

B. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.

C. Do nhu cầu làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm.

D. Trước sự xâm lược của nhà Tần, nhân dân Lạc Việt đã liên kết lập ra nhà nước Văn Lang.

Câu 17: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc là gì?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với các Lạc hầu, Lạc tướng.

B. Mâu thuẫn giữa Lạc hầu, Lạc tướng với chính quyền đô hộ phương Bắc.

C. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. Không có mâu thuẫn.

Câu 18: Nét tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại với các vương quốc Đông Nam Á cổ đại là gì?

A. Được ra đời bên cạnh các dòng sông lớn.

B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Có nhiều sa mạc, khí hậu nóng quanh năm.

D. Có nhiều vũng, vịnh nước sâu.

Câu 19: Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử gì?

A. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng.

B. Đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi vào năm 938

C. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển kinh tế.

D. Mở ra thời kì độc lập dân tộc lâu dài cho đất nước.

Câu 20: Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của văn hoá dân tộc Việt Nam?

A. Định hình các giá trị văn hoá của người Việt.

B. Phát triển nền văn hoá truyền thống của người Việt.

C. Là cơ sở hình thành nên nền văn hoá của người Việt.

D. Hoàn thiện nền văn hoá bản địa dân tộc.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 21: Cho đoạn tư liệu sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Phù Nam gồm nhiều tiểu quốc nên tổ chức nhà nước còn tương đối lỏng lẻo. Đứng đầu nhả nước là vua, nắm mọi quyền hành, giúp việc là các tăng lữ, quý tộc. Dưới vua là các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam.

Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

a) Phù Nam là một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước chặt chẽ và tập quyền cao.

b) Trong xã hội Phù Nam, các thủ lĩnh quân sự và địa phương đều nằm dưới quyền kiểm soát của vua.c) Phù Nam gồm nhiều tiểu quốc và có tổ chức nhà nước lỏng lẻo cho thấy vua không có quyền lực thực tế đối với các địa phương.

d) Sự xuất hiện của các tầng lớp như tăng lữ, quý tộc, thương nhân, thợ thủ công cho thấy xã hội Phù Nam đã phân hóa giai cấp rõ rệt và chỉ tập trung vào hoạt động nông nghiệp.

Câu 22: Cho thông tin sau, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a) b) c) d) dưới đây:

Sinh vật bao gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác. Chúng tồn tại ở trong đất, trong nước và trong không khí. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do sự tác động của môi trường sống và tác động của con người.

a) Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng.

b) Giới động vật trên các lục địa có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

c) Đới nóng có giới thực vật ít đa dạng hơn so với đới lạnh.

d) Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới là các thảm thực vật điển hình ở đới ôn hòa.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23: Em hãy trình bày những điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á?

Câu 24: Nêu một số tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất ở địa phương em lên môi trường tự nhiên?

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 169.

Cách giải:

Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là địa hình.

Chọn C.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 168.

Cách giải:

Các thành phần chính của lớp đất là không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài.

Chọn D.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa.

Chọn C.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Cà phê, cao su, tiêu là cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm.

Chọn D.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Khí hậu Ôn đới có thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất.

Chọn C.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Năm 2018 dân số thế giới khoảng 7,6 tỉ người.

Chọn C.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực Đông Á.

Chọn D.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Những khu vực tập trung đông dân nhất trên thế giới: Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Chọn D.

Câu 10 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, T189.

Cách giải:

Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Cách giải:

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Cách giải:

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành từ thế kỉ VII-thế kỉ X.

Chọn A.

Câu 13 (NB):

Cách giải:

Nền kinh tế chủ yếu của người Việt cổ thời kì Văn Lang, Âu Lạc là trồng lúa nước.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Cách giải:

Địa bàn chủ yếu của vương quốc cổ Phù Nam thuộc Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

Chọn D.

Câu 15 (NB):

Cách giải:

Tên gọi ban đầu của vương quốc Champa là Lâm Ấp.

Chọn A.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A, B, C loại vì vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần bên các lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã…đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến nên xã hội có sự phân hoá giàu nghèo, ngoài ra do nhu cầu làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm nên dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

D chọn nhà Tần xâm lược nước ta vào cuối thế kỉ III TCN.

Chọn D.

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Phân tích các phương án.

Cách giải:

A loại vì nông dân và Lạc hầu, Lạc tướng đều là người Việt, không có mâu thuẫn.

B loại vì Lạc hầu, Lạc tướng là bộ phận nhỏ trong đất nước nên không thể là mâu thuẫn bao trùm.

C chọn vì dưới thời kì Bắc thuộc, tất cả nhân dân đều bị đô hộ, đánh đạp nặng nề hơn hết họ phải mang nỗi nhục mất nước nên mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc là mâu thuẫn bao trùm.

D loại vì dưới thời kì Bắc thuộc tồn tại mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với chính quyền đô hộ.

Chọn C.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Phân tích, so sánh các phương án.

Cách giải:

A loại vì Hy Lạp và La Mã không ra đời bên cạnh các dòng sông lớn.

B loại vì khí hậu Hy Lạp và La Mã không phải là nhiệt đới ẩm gió mùa.

C loại vì cả Hy Lạp, La Mã hay các vương quốc ở Đông Nam Á đều không có nhiều sa mạc.

D chọn vì Hy Lạp, La Mã và phần lớn các vương quốc ở Đông Nam Á đều tiếp giáp với biểu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, thuận lợi cho kinh tế thương nghiệp, hàng hải.

Chọn D.

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

Phân tích, lựa chọn đáp án đúng.

Cách giải:

A loại vì việc làm của họ Khúc chưa giành lại được độc lập triệt để nên chưa khôi phục được sự nghiệp của vua Hùng.

B chọn vì việc làm của họ Khúc đã đặt nền móng cho việc xây dựng nền tự chủ, tạo niềm tin, cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân ta từ đó đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi vào năm 938.

C loại vì các việc làm của họ Khúc tập trung chủ yếu vào chính trị, xây dựng chính quyền tự chủ chứ chưa có các chính sách phát triển kinh tế.

D loại vì những việc làm của họ Khúc mới chỉ đặt nền móng chứ chưa mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

Chọn B.

Câu 20 (VDC):

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc.

Chọn A.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai 

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Sai, tư liệu ghi rõ Phù Nam gồm nhiều tiểu quốc, nên tổ chức nhà nước còn tương đối lỏng lẻo, không tập quyền cao như một quốc gia thống nhất.

b) Đúng, tư liệu khẳng định: “Dưới vua là các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam”, tức là vẫn thuộc quyền quản lý của vua.

c) Sai, tuy tổ chức nhà nước còn tương đối lỏng lẻo, nhưng vua vẫn là người đứng đầu, nắm mọi quyền hành, và các thủ lĩnh địa phương, quân sự vẫn chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam. Nghĩa là vẫn tồn tại quyền lực trung ương, tuy chưa tập trung cao độ.

d) Sai, tư liệu cho thấy xã hội Phù Nam đã có sự phân hóa giai cấp, nhưng không chỉ tập trung vào nông nghiệp. Sự xuất hiện của thương nhân, thợ thủ công chứng tỏ nền kinh tế đa dạng, với cả sản xuất và thương mại phát triển, phản ánh một xã hội năng động và phức tạp.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào đoạn thông tin và nội dung sự đa dạng của sinh vật trên lục địa.

Cách giải:

a) Đúng.

b) Đúng. Ví dụ: ở rừng mưa nhiệt đới thì có nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,…; ở đới lạnh có các loài thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ đông hy di cư như gấu trắng, ngỗng trời;…

c) Sai. Đới nóng có nhiệt, ẩm dồi dào – là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật => Đới nóng có giới thực vật đa dạng hơn so với đới lạnh.

d) Đúng.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23 (VD):

Phương pháp:

So sánh, tìm điểm tương đồng.

Cách giải:

Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á: 

Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.

Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng hiểu biết và các tài liệu tham khảo.

Cách giải:

Ví dụ: Em ở Hà Nội.

- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Theo số liệu thống kê, chất thải rắn phát sinh trong hoạt động chăn nuôi khoảng 3,9 triệu tấn/năm, hoạt động giết mổ khoảng 20.744 tấn/năm và hơn 2.664 triệu lít nước thải/năm từ hoạt động chăn nuôi ra môi trường gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, nước... do chất thải gây ra.

- Ô nhiễm môi trường do giao thông và xây dựng: GS. Phạm Ngọc Đăng, phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam chỉ rõ hai "thủ phạm" chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội là từ bụi giao thông và xây dựng. GS Đăng nêu số liệu dẫn chứng nguồn gây ô nhiễm không khí khoảng 40% từ hoạt động giao thông, 16% từ hoạt động xây dựng. Hoạt động giao thông làm phát sinh bụi mịn PM2.5, còn xây dựng gây ra bụi có kích cỡ lớn hơn là PM10 nhưng khi rơi xuống đường phố, xe cộ chạy qua lại cũng làm bào mòn bụi PM10 thành mụi mịn.  Ngoài ra, số liệu nguồn gây ô nhiễm thứ cấp chiếm khoảng 35% nhưng cũng từ hoạt động xây dựng như xây nhà mới, phá nhà cũ, đào đường, đào hè, xây dựng cầu cống… vì quá trình thi công ở Việt Nam đều không có ý thức bảo vệ môi trường.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí