Đề thi học kì 2 Lịch sử và địa lí 6 KNTT - Đề số 3

Tải về

Các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển loại hình kinh tế nào? A. Thủ công nghiệp.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển loại hình kinh tế nào?

A. Thủ công nghiệp.

B. Hàng hải.

C. Nông nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu 2: Kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới được xây dựng vào thế kỉ XIII là

A. đền Bô-rô-bu-đua.

B. Ăng-co-vát.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. tháp Chăm.

Câu 3: Đâu là trang phục truyền thống của nam giới thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

A. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

B. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.

C. Áo dài, khăn xếp, chân đi guốc.

D. Áo ngắn, quần ngắn, đi chân đất.

Câu 4: Đầu thế kỉ VII, vương quốc cổ Phù Nam bị quốc gia nào thôn tính?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Chân Lạp.

D. Chăm Pa.

Câu 5: Ai đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp?

A. Bà Triệu.

B. Khu Liên.

C. Lý Bí.

D. Tượng Lâm.

Câu 6: Giao lưu văn hoá có tác động như thế nào đến Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Hình thành nên thương cảng Óc Eo.

B. Giúp người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán.C. Thúc đẩy các cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực.

D. Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.

Câu 7: Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Được đông đảo nhân dân tham gia.

B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số.

C. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.

D. Có lực lượng thuỷ quân tham gia chiến đấu.

Câu 8: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.

C. Chống ách đô hộ của nhà Lương.

D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược Việt Nam.

B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.

C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

D. Để lại bài học quân sự “Tiên phát chế nhân”.

Câu 10: Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết: 

“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...? 

Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?

A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ V.

B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.

D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ vương quốc Phù Nam.

Câu 11: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

A. Tích tụ.

B. Thảm mùn.

C. Đá mẹ.

D. Hữu cơ.

Câu 12: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.

C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.

D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 13: Cảnh quan ở đới nóng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào 

A. vị trí địa lí.

B. dạng địa hình.

C. chế độ gió.

D. chế độ mưa.

Câu 14: Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới?

A. Trung Mĩ.

B. Bắc Á.

C. Nam cực.

D. Bắc Mĩ.

Câu 15: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới. 

D. Gió mùa. 

Câu 16: Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo

A. vĩ độ.

B. kinh độ.

C. độ cao.

D. hướng núi.

Câu 17: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

A. Nam Á.

B. Tây Âu.

C. Bắc Á.

D. Bra-xin.

Câu 18: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Các trục giao thông.

B. Đồng bằng, trung du.

C. Ven biển, ven sông.

D. Hoang mạc, hải đảo.

Câu 19: Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố

A. Đồng đều.

B. Phân tán.

C. Không đồng đều.

D. Tập trung.

Câu 20: Hoạt động nào sau đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên nhất?

A. Du lịch.

B. Trồng trọt.

C. Vận tải.

D. Tin học.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

Câu 21: Cho đoạn tư liệu dưới đây:

“Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu?”.

(Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 1, Sđd, tr.211)

a) Trận thắng trên sông Bạch Đằng là sự kiện tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.b) Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không chỉ mang ý nghĩa quân sự mà còn có giá trị biểu tượng lớn lao đối với tinh thần dân tộc.

c) Sử sách mô tả chiến thắng Bạch Đằng bằng những từ như “vũ công cao cả” hay “vang dội đến nghìn thu” thể hiện quan điểm sử học cũ đề cao cảm xúc hơn là sự kiện thực tế.

d) Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không chỉ khẳng định vai trò của Ngô Quyền, mà còn là nguồn cảm hứng cho tư tưởng độc lập, tự chủ xuyên suốt nhiều triều đại sau.

Câu 22: Cho lược đồ sau:


a) Dòng biển là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương tương tự như các dòng sông trên lục địa.

b) Căn cứ vào nhiệt độ không khí vùng biển xung quanh để phân biệt dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

c) Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ thấp hơn đến vĩ độ cao hơn.

d) Dòng biển là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven biển.

Phần III: Câu tự luận

Câu 23: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩa gì về hiện tượng nhiều học sinh pha tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?

Câu 24: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn và về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1 (NB):

Cách giải:

Các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp.

Chọn C.

Câu 2 (NB):

Cách giải:

Kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới được xây dựng vào thế kỉ XIII là đền Bô-ru-bu-đua.

Chọn A.

Câu 3 (NB):

Cách giải:

Đóng khố, mình trần, đi chân đất là trang phục truyền thống của nam giới thời kì Văn Lang, Âu Lạc.

Chọn B.

Câu 4 (NB):

Cách giải:

Thế kỉ VI, vương quốc cổ Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính.

Chọn C.

Câu 5 (NB):

Cách giải:

Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Âu.

Chọn B.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Giải thích, lựa chọn phương án.

Cách giải:

Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa Trung Quốc, Ấn Độ đã mở ra tuyến thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. Từ đó, nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á đã trở thành trung tâm buôn bán, trôi đổi sản vật như hồ tiêu, đậu khấu…. Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hoá, tác động trực tiếp đến sựu ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

Chọn D.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Giải thích, lựa chọn đáp án đúng.

Cách giải:

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa độc đáo trong các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc vì xuất hiện nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy khởi nghĩa. Đây là điều mà trước đây chưa từng có.

Chọn C.

Câu 8 (VD):

Phương pháp:

Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí đều có mục tiêu chung là chống lại ách áp bức của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành độc lập. Kết quả khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí đều giành được chính quyền và lập ra chính quyền nhà nước nhưng sau đó, các triều đại phong kiến phương Bắc lại đem quân đàn áp. Hai Bà Trưng cùng Lý Bí phải kháng chiến để bảo vệ nhà nước mới thành lập nhưng cuối cùng đều thất bại.

B loại vì chỉ có khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ của nhà Hán.

C loại vì chỉ có khởi nghĩa Lý Bí chống ách đô hộ của nhà Lương.

D loại vì kết quả cuối cùng của hai cuộc khởi nghĩa là bị đàn áp, không mở ra một giai đoạn lịch sử mới cho dân tộc.

Chọn A.

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

Giải thích, lựa chọn phương án.

Cách giải:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc mở ra một thời đại mới cho dân tộc, thời đại độc lập, tự chủ lâu dài.

Chọn C.

Câu 10 (VDC):

Phương pháp:

Đọc tư liệu, suy luận lựa chọn phương án đúng.

Cách giải:

Đoạn tư liệu trên thể hiện vào thế kỉ VI, đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công, xâm chiếm một phần lãnh thổ vào đầu thế kỉ VII.

Chọn D.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 169.

Cách giải:

Đá mẹ chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất

Chọn C.

Câu 12 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 169.

Cách giải:

Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

Chọn D.

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Cảnh quan ở đới nóng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa.

Chọn D.

Câu 14 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Trung Mĩ có rừng nhiệt đới.

Chọn A.

Câu 15 (NB):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Gió Đông cực thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh.

Chọn B.

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, trang 179.

Cách giải:

Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo vĩ độ.

Chọn A.

Câu 17 (NB):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Khu vực Bắc Á dân cư thưa thớt

Chọn C.

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

SGK/184, Lịch sử và Địa lí 6.

Cách giải:

Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực Hoang mạc, hải đảo.

Chọn D.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, T189.

Cách giải:

Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố không đồng đều.

Chọn C.

Câu 20 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, T189.

Cách giải:

Tin học là hoạt động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên nhất.

Chọn D.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai 

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

- Xem lại nội dung đoạn tư liệu.

- Phân tích, xác định tính đúng/sai ở mỗi ý.

Cách giải:

a) Đúng, tư liệu khẳng định đây là “vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu”, cho thấy tầm vóc lịch sử to lớn của chiến thắng này.

b) Đúng, trận đánh được mô tả là “vang dội đến nghìn thu”, và là cơ sở cho quốc thống, cho thấy nó mang giá trị biểu tượng, niềm tự hào dân tộc, chứ không đơn thuần là một thắng lợi quân sự.

c) Sai, dù văn phong cổ thể hiện sự tôn kính và cảm xúc, nhưng tư liệu vẫn phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, có ảnh hưởng lớn đến tiến trình dân tộc. Việc ca ngợi bằng những từ ngữ như trên là cách sử cũ thể hiện tư tưởng đề cao vai trò lịch sử trọng đại, không phải chỉ cảm tính mà có cơ sở từ tác động thực tế của chiến thắng này đến các triều đại sau (Đinh, Lê, Lý, Trần…).

d) Đúng, tư liệu viết: “Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy”, chứng tỏ chiến thắng không chỉ có giá trị đương thời mà còn truyền cảm hứng và tạo uy danh lâu dài, góp phần định hình tư tưởng giữ nước và phát triển quốc gia qua nhiều thế hệ lãnh đạo.

Câu 22 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào lược đồ và nội dung về dòng biển.

Cách giải:

a) Đúng.

b) Sai. Căn cứ vào nước trong dòng biển với nhiệt độ nước biển xung quanh để phân biệt dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

c) Sai. Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao hơn về vĩ độ thấp hơn.

d) Đúng. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thường có nhiệt độ thấp, khô; nơi có dòng biển nóng chảy qua thường có nhiệt độ cao, ẩm.

Phần III: Câu tự luận 

Câu 23 (VD):

Phương pháp:

Phân tích, liên hệ, đưa ra quan điểm.

Cách giải:

- Tiếng nói có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng Việt được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến. Trải qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. 

- Việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 24 (VD):

Phương pháp:

SGK Lịch sử và Địa lí 6, Nước trên Trái Đất.

Cách giải:

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau (các loại đất đá… mau nóng, nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn), dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sau trong lục địa cũng khác nhau.

- Vì vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí