Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

  • A.

    Anh.

  • B.

    Pháp.

     

  • C.

    Đức.

  • D.

    Liên Bang Nga.

Câu 2 :

Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là

  • A.

    vĩ tuyến.

  • B.

    kinh tuyến.

  • C.

    xích đạo

  • D.

    đường chuyển ngày quốc tế.

Câu 3 :

Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

  • A.

    Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ

  • B.

    Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ

  • C.

    Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

  • D.

    Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người

Câu 4 :

Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là

  • A.

    Mộc tinh.

  • B.

    Thủy tinh.

  • C.

    Kim tinh.

  • D.

    Thổ tinh.

Câu 5 :

Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?

  • A.

    Giáo dục

  • B.

    Chiến tranh.

  • C.

    Sản xuất

  • D.

    Lao động

Câu 6 :

Hóa thạch đầu tiên về Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy ở đâu?

  • A.

    Thẩm Hai.

  • B.

    Viên Chăn.

  • C.

    Đồng Nai.

  • D.

    Gia-va.

Câu 7 :

Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Câu 8 :

Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?

  • A.

    Khi biết sử dụng lao, mũi tên.

  • B.

    Khi công cụ lao động được cải thiện.

  • C.

    Khi phát hiện ra đồ sắt

  • D.

    Khi phát hiện ra đồ đồng

Câu 9 :

Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để

  • A.

    xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.

  • B.

    hệ thống hóa kiến thức của bài học.

  • C.

    mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

  • D.

    giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 10 :

Lịch sử là gì?

  • A.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

  • B.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

  • C.

    Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay

  • D.

    Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 11 :

Các tổ chức xã hội của thời kì nguyên thủy gồm

  • A.

    bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

  • B.

    công xã nguyên thủy, bộ lạc, nôm. 

  • C.

    nôm, bộ lạc, công xã thị tộc

  • D.

    nôm, bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc.

Câu 12 :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, nhân dân ta rút được bài học kinh nghiệm gì?

  • A.

    Không tin lời kẻ địch.

  • B.

    Không kết bạn với giặc ngoại xâm.

  • C.

    Cố gắng sáng tạo vũ khí tối tân.

  • D.

    Không lơ là, mất cảnh giác.

Câu 13 :

Đâu không phải là đặc điểm tổ chức xã hội của người tinh khôn?

  • A.

    Vài chục gia đình có quan hệ huyết thuyết.

  • B.

    Có từ 5-7 gia đình lớn.

  • C.

    Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

  • D.

    Đứng đầu là tộc trưởng, tù trưởng.

Câu 14 :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt.

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Câu 15 :

Điểm tiến bộ trong công cụ lao động của Người tinh khôn so với Người tối cổ là gì?

  • A.

    có lỗ tra cán

  • B.

    dùng đồ gốm.

  • C.

    mài gọn.

  • D.

    kích thước to hơn

Câu 16 :

Tại sao lịch sử lại có những quan điểm khác nhau khi đánh giá về một vấn đề lịch sử?

  • A.

    Dựa vào các nguồn tư liệu, các nhà sử học thường chỉ làm sáng tỏ được một phần lịch sử.

  • B.

    Do mỗi người tiếp cận một nguồn sử liệu khác nhau.

  • C.

    Do các nguồn sử liệu không đáng tin cậy, gây nên những tranh cãi.

  • D.

    Do hệ tư tưởng chi phối đến các nhà sử học nên có sự đánh giá khác nhau

Câu 17 :

Một thập kỉ bằng bao nhiêu năm?

  • A.

    10

  • B.

    100

  • C.

    1000

  • D.

    10000

Câu 18 :

Cách thức lao động chính của người tinh khôn là?

  • A.

    Săn bắt, hái lượm

  • B.

    Trồng lúa nước

  • C.

    Trồng trọt, chăn nuôi

  • D.

    chế tác công cụ lao động

Câu 19 :

Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:

  • A.

    Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

  • B.

    Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.

  • C.

    Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

  • D.

    Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.

Câu 20 :

Đối diện với kinh tuyến gốc là

  • A.

    kinh tuyến 900

  • B.

    kinh tuyến 1800

  • C.

    kinh tuyến 3600

  • D.

    kinh tuyến 1000

Câu 21 :

Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?

  • A.

    Giáo dục.

  • B.

    Chiến tranh.

  • C.

    Sản xuất

  • D.

    Lao động

Câu 22 :

Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?

  • A.

    Khi biết sử dụng lao, mũi tên.

  • B.

    Khi công cụ lao động được cải thiện.

  • C.

    Khi phát hiện ra đồ sắt.

  • D.

    Khi phát hiện ra đồ đồng

Câu 23 :

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?

  • A.

    Kim tinh.

  • B.

    Hải Vương tinh.

  • C.

    Thủy tinh.

  • D.

    Thiên Vương tinh.

Câu 24 :

Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...” 

  • A.

    Tư liệu truyền miệng

  • B.

    Tư liệu gốc.

  • C.

    Tư liệu hiện vật

  • D.

    Tư liệu chữ viết.

Câu 25 :

Điền từ vào câu sau: “Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loại động vật, thực vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…). Chúng trở thành…hay được gọi là…, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.”

  • A.

    Vật tổ…tôm tem.

  • B.

    vật tổ… tôn giáo.

  • C.

    tô tem… vật tổ.

  • D.

    tôn giáo… tô tem.

Câu 26 :

Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?

  • A.

    Tư liệu chữ viết.

  • B.

    Tư liệu gốc.

  • C.

    Tư liệu truyền miệng.

  • D.

    Tư liệu hiện vật.

Câu 27 :

Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là

  • A.

    xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.

  • B.

    thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.

  • C.

    thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

  • D.

    xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.

Câu 28 :

Đâu là đặc điểm của thị tộc?

  • A.

    Có 5-7 gia đình, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

  • B.

    vài chục gia đình có quan hệ huyết thống.

  • C.

    Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

  • D.

    Đứng đầu là tộc trưởng, tù trưởng

Câu 29 :

Kim loại đầu tiên mà Người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là

  • A.

    đồng thau

  • B.

    đồng đỏ.

  • C.

    sắt.

  • D.

    nhôm.

Câu 30 :

Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

  • A.

    Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

  • B.

    Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.

  • C.

    Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.

  • D.

    Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.

Câu 31 :

Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?

  • A.

    10

  • B.

    100

  • C.

    1000

  • D.

    10000

Câu 32 :

Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?

  • A.

    Đồng hồ cát

  • B.

    Đồng hồ đeo tay

  • C.

    Đồng hồ Mặt Trời

  • D.

    Đồng hồ nước

Câu 33 :

Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?

  • A.

    Khởi nghĩa Lí Bí.

  • B.

    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

  • C.

    Khởi nghĩa Phùng Hưng

  • D.

    Khởi nghĩa Bà Triệu

Câu 34 :

Những người đứng đầu thị tộc khi xã hội xuất hiện giai cấp chuyển thành giai cấp nào?

  • A.

    Giai cấp thống trị.

  • B.

    Địa chủ phong kiến.

  • C.

    Lãnh chúa.

  • D.

    Quý tộc.

Câu 35 :

Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả

  • A.

    181 vĩ tuyến.

  • B.

    180 vĩ tuyến.

  • C.

    18 vĩ tuyến.

  • D.

    19 vĩ tuyến.

Câu 36 :

Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả

  • A.

    360 kinh tuyến.

  • B.

    36 kinh tuyến.

  • C.

    180 kinh tuyến.

  • D.

    18 kinh tuyến.

Câu 37 :

Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ?

  • A.

    Lược đồ trí nhớ bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.

  • B.

    Lược đồ trí nhớ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.

  • C.

    Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.

  • D.

    Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.

Câu 38 :

Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học.

1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.

2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.

3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.

  • A.

    1-2-3-4.

  • B.

    1-4-3-2.

  • C.

    1-3-2-4.

  • D.

    1-4-2-3.

Câu 39 :

Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?

  • A.

    Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.

  • B.

    Dự báo thời tiết.

  • C.

    Bảo vệ biên giới.

  • D.

    Ngắm sao băng.

Câu 40 :

Trái Đất có sự sống vì

  • A.

    có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời

  • B.

    có dạng hình cầu.

  • C.

    có sự phân bố lục địa và đại dương.

  • D.

    có kích thước rất lớn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

  • A.

    Anh.

  • B.

    Pháp.

     

  • C.

    Đức.

  • D.

    Liên Bang Nga.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn, nước Anh.

Câu 2 :

Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là

  • A.

    vĩ tuyến.

  • B.

    kinh tuyến.

  • C.

    xích đạo

  • D.

    đường chuyển ngày quốc tế.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là kinh tuyến.

Câu 3 :

Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

  • A.

    Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ

  • B.

    Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ

  • C.

    Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

  • D.

    Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” là do:

- Lịch sử giúp tái hiện lại bức tranh quá khứ sinh động

- Khi xem xét bức tranh đó, con người có thể hiểu được quá khứ và rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

=> Đáp án D: Giá trị của lịch sử không phải là giá trị nhất thời mà nó là giá trị lâu dài, bền vững.

Câu 4 :

Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là

  • A.

    Mộc tinh.

  • B.

    Thủy tinh.

  • C.

    Kim tinh.

  • D.

    Thổ tinh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:

  1. Thủy tinh.
  2. Kim tinh.
  3. Trái Đất.
  4. Hỏa tinh.
  5. Mộc tinh.
  6. Thổ tinh.
  7. Thiên Vương tinh.
  8. Hải Vương tinh.

Cho nên đứng thứ nhất là Thủy tinh.

Câu 5 :

Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?

  • A.

    Giáo dục

  • B.

    Chiến tranh.

  • C.

    Sản xuất

  • D.

    Lao động

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thông qua lao động, người nguyên thủy từng bước chinh phục tự nhiên.

Câu 6 :

Hóa thạch đầu tiên về Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy ở đâu?

  • A.

    Thẩm Hai.

  • B.

    Viên Chăn.

  • C.

    Đồng Nai.

  • D.

    Gia-va.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Đông Nam Á là trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

Câu 7 :

Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhà chính trị nổi tiếng Xi-xê-rông đã nói: ““Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.

Câu 8 :

Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?

  • A.

    Khi biết sử dụng lao, mũi tên.

  • B.

    Khi công cụ lao động được cải thiện.

  • C.

    Khi phát hiện ra đồ sắt

  • D.

    Khi phát hiện ra đồ đồng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi biết sử dụng lao, cung tên nguồn thức ăn của Người tối cổ trở lên phong phú hơn, họ có thể săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh.

Câu 9 :

Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để

  • A.

    xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.

  • B.

    hệ thống hóa kiến thức của bài học.

  • C.

    mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

  • D.

    giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

Câu 10 :

Lịch sử là gì?

  • A.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

  • B.

    Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

  • C.

    Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay

  • D.

    Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 11 :

Các tổ chức xã hội của thời kì nguyên thủy gồm

  • A.

    bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

  • B.

    công xã nguyên thủy, bộ lạc, nôm. 

  • C.

    nôm, bộ lạc, công xã thị tộc

  • D.

    nôm, bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các tổ chức xã hội của thời kì nguyên thủy gồm bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.

Câu 12 :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, nhân dân ta rút được bài học kinh nghiệm gì?

  • A.

    Không tin lời kẻ địch.

  • B.

    Không kết bạn với giặc ngoại xâm.

  • C.

    Cố gắng sáng tạo vũ khí tối tân.

  • D.

    Không lơ là, mất cảnh giác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, ông ta chúng ta muốn nhắc nhở chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác trước những thế lực chống phá. Đấy chính là nguyên nhân khiến nước ta rơi vào hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Câu 13 :

Đâu không phải là đặc điểm tổ chức xã hội của người tinh khôn?

  • A.

    Vài chục gia đình có quan hệ huyết thuyết.

  • B.

    Có từ 5-7 gia đình lớn.

  • C.

    Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

  • D.

    Đứng đầu là tộc trưởng, tù trưởng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm không phải tổ chức xã hội của người tinh khôn đó là có từ 5-7 gia đình lớn.

Câu 14 :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?

  • A.

    Xi-xê-rông.

  • B.

    Hê-rô-đốt.

  • C.

    Hồ Chí Minh.

  • D.

    Võ Nguyên Giáp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.

Câu 15 :

Điểm tiến bộ trong công cụ lao động của Người tinh khôn so với Người tối cổ là gì?

  • A.

    có lỗ tra cán

  • B.

    dùng đồ gốm.

  • C.

    mài gọn.

  • D.

    kích thước to hơn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điểm tiến bộ trong công cuộc lao động của Người tinh khôn so với Người tối cổ đó là các công cụ đã có lỗ tra cán, để giảm bớt sức lao động của con người.

Câu 16 :

Tại sao lịch sử lại có những quan điểm khác nhau khi đánh giá về một vấn đề lịch sử?

  • A.

    Dựa vào các nguồn tư liệu, các nhà sử học thường chỉ làm sáng tỏ được một phần lịch sử.

  • B.

    Do mỗi người tiếp cận một nguồn sử liệu khác nhau.

  • C.

    Do các nguồn sử liệu không đáng tin cậy, gây nên những tranh cãi.

  • D.

    Do hệ tư tưởng chi phối đến các nhà sử học nên có sự đánh giá khác nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dựa vào các nguồn sử liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mình, vì vậy chúng ta có thể bắt gặp nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ.

Câu 17 :

Một thập kỉ bằng bao nhiêu năm?

  • A.

    10

  • B.

    100

  • C.

    1000

  • D.

    10000

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một thiên niên kỉ bằng 10 năm.

Câu 18 :

Cách thức lao động chính của người tinh khôn là?

  • A.

    Săn bắt, hái lượm

  • B.

    Trồng lúa nước

  • C.

    Trồng trọt, chăn nuôi

  • D.

    chế tác công cụ lao động

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách thức lao động chính của người tinh khôn là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 19 :

Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:

  • A.

    Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

  • B.

    Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.

  • C.

    Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

  • D.

    Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ hệ toạ độ đã cho ta có:

- Vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B -> Nước ta thuộc bán cầu Bắc.

- Kinh độ: 102°109′Đ – l09°24′Đ -> Nước ta thuộc bán cầu Đông hay Tây.

=> Như vậy, nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.

Câu 20 :

Đối diện với kinh tuyến gốc là

  • A.

    kinh tuyến 900

  • B.

    kinh tuyến 1800

  • C.

    kinh tuyến 3600

  • D.

    kinh tuyến 1000

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trái Đất hình cầu, kinh tuyến là những đường thẳng cắt dọc (từ cực Bắc  đến cực Nam), một vòng Trái Đất tương đương 3600 với 360 kinh tuyến.

=> Do vậy đối diện kinh tuyến gốc 00 (một nửa vòng Trái Đất) là kinh tuyến 1800.

Câu 21 :

Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?

  • A.

    Giáo dục.

  • B.

    Chiến tranh.

  • C.

    Sản xuất

  • D.

    Lao động

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thông qua lao động, người nguyên thủy từng bước chinh phục tự nhiên.

Câu 22 :

Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?

  • A.

    Khi biết sử dụng lao, mũi tên.

  • B.

    Khi công cụ lao động được cải thiện.

  • C.

    Khi phát hiện ra đồ sắt.

  • D.

    Khi phát hiện ra đồ đồng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi biết sử dụng lao, cung tên nguồn thức ăn của Người tối cổ trở lên phong phú hơn, họ có thể săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh.

Câu 23 :

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?

  • A.

    Kim tinh.

  • B.

    Hải Vương tinh.

  • C.

    Thủy tinh.

  • D.

    Thiên Vương tinh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:

  1. Thủy tinh.
  2. Kim tinh.
  3. Trái Đất.
  4. Hỏa tinh.
  5. Mộc tinh.
  6. Thổ tinh.
  7. Thiên Vương tinh.
  8. Hải Vương tinh.

nên ta chọn đáp án D. Thiên Vương tinh.

Câu 24 :

Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...” 

  • A.

    Tư liệu truyền miệng

  • B.

    Tư liệu gốc.

  • C.

    Tư liệu hiện vật

  • D.

    Tư liệu chữ viết.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...

Câu 25 :

Điền từ vào câu sau: “Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loại động vật, thực vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…). Chúng trở thành…hay được gọi là…, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.”

  • A.

    Vật tổ…tôm tem.

  • B.

    vật tổ… tôn giáo.

  • C.

    tô tem… vật tổ.

  • D.

    tôn giáo… tô tem.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loại động vật, thực vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…). Chúng trở thành vật tổ hay được gọi là tô tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.”

Câu 26 :

Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?

  • A.

    Tư liệu chữ viết.

  • B.

    Tư liệu gốc.

  • C.

    Tư liệu truyền miệng.

  • D.

    Tư liệu hiện vật.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chùa Một Cột là tư liệu hiện vật được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Câu 27 :

Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là

  • A.

    xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.

  • B.

    thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.

  • C.

    thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

  • D.

    xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
=> Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu.

Câu 28 :

Đâu là đặc điểm của thị tộc?

  • A.

    Có 5-7 gia đình, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

  • B.

    vài chục gia đình có quan hệ huyết thống.

  • C.

    Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

  • D.

    Đứng đầu là tộc trưởng, tù trưởng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thị tộc gồm 5-7 gia đình, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Câu 29 :

Kim loại đầu tiên mà Người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là

  • A.

    đồng thau

  • B.

    đồng đỏ.

  • C.

    sắt.

  • D.

    nhôm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát hiện ra kim loại và bước phát triển mới của xã hội nguyên thủy.

Lời giải chi tiết :

Kim loại đầu tiên mà Người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là đồng đỏ.

Câu 30 :

Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

  • A.

    Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

  • B.

    Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.

  • C.

    Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.

  • D.

    Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng đồng xung quang bằng cách miêu tả bằng lời, vẽ bức họa khung cảnh, vẽ một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích, về các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa phương. Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương gọi là lược đồ trí nhớ.

Câu 31 :

Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?

  • A.

    10

  • B.

    100

  • C.

    1000

  • D.

    10000

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.

Câu 32 :

Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?

  • A.

    Đồng hồ cát

  • B.

    Đồng hồ đeo tay

  • C.

    Đồng hồ Mặt Trời

  • D.

    Đồng hồ nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.

Câu 33 :

Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?

  • A.

    Khởi nghĩa Lí Bí.

  • B.

    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

  • C.

    Khởi nghĩa Phùng Hưng

  • D.

    Khởi nghĩa Bà Triệu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự kiện lịch sử diễn ra trước năm 938 chiến thắng Bạch Đằng 690 năm là khởi nghĩa Bà Triệu. Ta lấy 938-690=248. Đây là năm diễn ra khởi nghĩa của Bà Triệu (hay có tên thật là Triệu Thị Trinh).

Câu 34 :

Những người đứng đầu thị tộc khi xã hội xuất hiện giai cấp chuyển thành giai cấp nào?

  • A.

    Giai cấp thống trị.

  • B.

    Địa chủ phong kiến.

  • C.

    Lãnh chúa.

  • D.

    Quý tộc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chuyển biến về xã hội

Lời giải chi tiết :

Người đứng đầu thị tộc khi xã hội xuất hiện giai cấp trở thành giai cấp thống trị.

Câu 35 :

Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả

  • A.

    181 vĩ tuyến.

  • B.

    180 vĩ tuyến.

  • C.

    18 vĩ tuyến.

  • D.

    19 vĩ tuyến.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Với mỗi vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên bề mặt quả Địa Cầu từ cực Bắc đến cực Nam có tất cả 181 vĩ tuyến. Trong đó, 1 vĩ tuyến là đường Xích đạo, 90 vĩ tuyến ở nửa cầu Bắc và 90 vĩ tuyến ở nửa cầu Nam.

=> Cứ cách 100 vẽ một vĩ tuyến thì ta có: 90 : 10 = 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 90 : 10 =  9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam.

 Xích đạo 00 là 1 vĩ tuyến dài nhất ở giữa hai bán cầu

=> Vậy cứ cách 100 vẽ một vĩ tuyến thì ta có: 9 + 9 + 1 = 19 vĩ tuyến.

=> Chọn D

Câu 36 :

Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả

  • A.

    360 kinh tuyến.

  • B.

    36 kinh tuyến.

  • C.

    180 kinh tuyến.

  • D.

    18 kinh tuyến.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 1° ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả 360 kinh tuyến.

=> Vậy cứ cách 10°, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả: 360 : 10 = 36 kinh tuyến.

Câu 37 :

Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ?

  • A.

    Lược đồ trí nhớ bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.

  • B.

    Lược đồ trí nhớ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.

  • C.

    Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.

  • D.

    Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ:

D. Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.

=> Giải thích: Khi xây dựng một bản đồ mới cần có các yếu tố trên.

Câu 38 :

Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học.

1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.

2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.

3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.

  • A.

    1-2-3-4.

  • B.

    1-4-3-2.

  • C.

    1-3-2-4.

  • D.

    1-4-2-3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học: 1 - 4 - 2 - 3.

1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.

2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.

3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.

Câu 39 :

Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?

  • A.

    Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.

  • B.

    Dự báo thời tiết.

  • C.

    Bảo vệ biên giới.

  • D.

    Ngắm sao băng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet.

Lời giải chi tiết :

- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.

Ví dụ:  Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).

Câu 40 :

Trái Đất có sự sống vì

  • A.

    có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời

  • B.

    có dạng hình cầu.

  • C.

    có sự phân bố lục địa và đại dương.

  • D.

    có kích thước rất lớn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) -> con người và sinh vật có thể phát triển, trên Trái Đất tồn tại sự sống.