Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 6 - Đề số 1 >
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được hình thành vào thế kỉ nào?
Đề bài
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được hình thành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỷ thứ VII TCN.
B. Thế kỷ thứ VITCN.
C. Thế kỷ thứ V TCN.
D. Thế kỷ thứ IV TCN.
Câu 2: Ai là người chỉ huy quân ta đánh Tần?
A. Ân Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Thục Phán.
Câu 3: Vua Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ?
A. 10.
B. 13.
C. 14.
D. 15.
Câu 4: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở đâu?
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Ven đồi núi.
C. Trong thung lũng.
D. Ở trong rừng rậm.
Câu 5: (ID: 601578) Vũ khí lợi hại nhất của quân Âu Lạc là
A. đao, kiếm.
B. cung tên, gậy.
C. giáo mác, kiếm.
D. cung nỏ.
Câu 6: Thục Phán tự xưng là An Dương Vương tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở đâu?
A. Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 7: Vì sao nhân dân ta lại tưởng nhớ các Vua Hùng?
A. Đã có công dựng nước.
B. Đã có công sáng lập ra nghề đúc đồng.
C. Đã có công sáng lập ra nghề trồng lúa nước.
D. Đã có công sáng lập ra nghề luyện kim.
Câu 8: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 9: Khối khí lạnh hình thành ở
A. vùng vĩ độ cao.
B. vùng vĩ độ thấp.
C. biển và đại dương.
D. đất liền và núi.
Câu 10: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi
A. 0,4°C.
B. 0,6°C.
C. 1,0°C.
D. 0,8°C.
Câu 12: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ đo là
A. nhiệt kế.
B. khí áp kế.
C. vũ kế.
D. ẩm kế.
Câu 13: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là
A. sinh vật.
B. biển và đại dương.
C. sông ngòi.
D. ao, hồ.
Câu 14: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
A. chí tuyến.
B. ôn đới.
C. Xích đạo.
D. cận cực.
Câu 15: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?
A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.
Câu 16: Việt Nam nằm ở khu vực có lượng mưa trung bình là
A. 500-1000mm.
B. dưới 500mm.
C. trên 2000mm.
D. 1000-2000mm.
Câu 17: Tại sao nói tổ chức bộ máu nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử?
Câu 18: Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ nhắc đến sự kiện nào trong lịch sử dân tộc? Qua sự kiện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.
Câu 19: Phân biệt nguyên nhân của sóng biển, thuỷ triều và dòng biển?
Câu 20: Quan sát hình 16, cho biết:
- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn? Vì sao?
----- HẾT -----
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
1.A |
2.D |
3.D |
4.A |
5.D |
6.B |
7.A |
8.C |
9.A |
10.D |
11.B |
12.A |
13.B |
14.A |
15.D |
16.D |
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Văn Lang.
Cách giải:
Nhà nước Văn Lang được hình thành vào thế kỉ VII TCN.
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.
Cách giải:
Thục Phán là người chỉ huy quân ta đánh Tần.
Chọn D.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Văn Lang.
Cách giải:
Vua Hùng Vương chia đất nước thành 15 bộ.
Chọn D.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Văn Lang.
Cách giải:
Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Chọn A.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.
Cách giải:
Vũ khí lợi hại nhất của quân Âu Lạc là cung nỏ.
Chọn D.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung nước Âu Lạc.
Cách giải:
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
Chọn B.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Nhân dân ta lại tưởng nhớ các Vua Hùng vì các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Chọn A.
Câu 8 (VD):
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Chọn C.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
Chọn A.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có 4 đai áp cao (hai đai áp cao chí tuyến và hai đai áp cao cực) và 3 đai áp thấp (một đai áp thấp xích đạo và hai đai áp thấp ôn đới) xen kẽ nhau.
Chọn D.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi 0,6°C.
Chọn B.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ đo là nhiệt kế.
Chọn A.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là biển và đại dương.
Chọn B.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng chí tuyến nguyên nhân là do vùng chí tuyến có diện tích lục địa lớn còn Xích đạo lại mưa nhiều và diện tích biển, đại dương lớn.
Chọn A.
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Dựa vào nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc để đặt tên cho các khối khí.
Chọn D.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Khí hậu.
Cách giải:
Việt Nam nằm ở khu vực có lượng mưa trung bình là 1000-2000mm.
Chọn D.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
- Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai vì: Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ; Hùng Vương thực chất giống như một thủ lĩnh quân sự; phân hoá giàu – nghèo chưa thực sự sâu sắc; tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết,…
- Ý nghĩa ra đời của nhà nước Văn Lang: kết thúc hoàn toàn thời đại nguyên thuỷ, mở ra thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Câu 18 (VDC):
Phương pháp:
Liên hệ bản thân.
Cách giải:
Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ nhắc đến sự kiện nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược vào năm 179 TCN.
Bài học rút ra: không được chủ quan, cần cảnh giác trong mọi tình huống.
Câu 19 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 6, Nước trên Trái Đất.
Cách giải:
Phân biệt nguyên nhân của sóng biển, thuỷ triều và dòng biển:
- Sóng biển: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.
- Thuỷ triều: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Dòng biển: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.
Câu 20 (VD):
Phương pháp:
Kĩ năng đọc bản đô địa hình tỉ lệ lớn
Cách giải:
Quan sát hình 16:
- Mỗi lát cắt cách nhau 100 m.
- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây
=> Sườn tây dốc hơn sườn đông vì các đường đồng mức ở sườn tây có khoảng cách gần nhau hơn so với các đường đồng mức ở sườn đông.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay