Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7 >
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
Đề bài
Bài 1: Cho x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \({1 \over 2}\) và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ \({1 \over 3}\). Chứng tỏ x tỉ lệ thuận với z và tìm hệ số tỉ lệ.
Bài 2: Cho biết x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi \(x = 4\) thì \(y = -2\). Tìm hệ số tỉ lệ của k của y đối với x và biểu diễn y theo x.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Hai đại lượng tỷ lệ thuận \(x\) và \(y\) liên hệ với nhau bởi công thức \(y = kx\), (với \(k\) là một hằng số khác \(0\)), thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
Lời giải chi tiết:
Vì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \({1 \over 2}\) nên \(x = {1 \over 2}y\)
Vì y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ \({1 \over 3}\) nên \(y = {1 \over 3}z \)
\(\Rightarrow x = {1 \over 2}y = {1 \over 2}.{1 \over 3}z = {1 \over 6}z.\)
Vậy x tỉ lệ thuận với z và hệ số tỉ lệ \(k = {1 \over 6}.\)
LG bài 2
Phương pháp giải:
Hai đại lượng tỷ lệ thuận \(x\) và \(y\) liên hệ với nhau bởi công thức \(y = kx\), (với \(k\) là một hằng số khác \(0\)), thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
Lời giải chi tiết:
Vì x và y tỉ lệ thuận với nhau nên ta có công thức \(y = kx\) (với \(k \ne 0\))
Theo đề bài khi \(x = 4\) thì \(y = -2\), nên thay vào công thức trên, ta có: \( - 2 = k.4 \Rightarrow k = - {1 \over 2}\)
Vậy: \(y = - {1 \over 2}x.\)
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 2 - Đại số 7
- Bài 4 trang 54 SGK Toán 7 tập 1
>> Xem thêm