Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Nghiệm của phương trình \(\sin x.\cos x = 0\) là:

  • A.

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \).

  • B.

    \(x = \dfrac{k\pi }{2}\).

  • C.

    \(x = k2\pi \).

  • D.

    \(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \).

Câu 2 :

Hàm số nào sau đây có đồ thị không là đường hình sin?

  • A.

    \(y = \sin x\)

  • B.

    \(y = \cos x\)

  • C.

    \(y = \sin 2x\)  

  • D.

    \(y = \cot x\) 

Câu 3 :

Tính tổng các nghiệm của phương trình \(2\cos \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = 1\) trên \(\left( { - \pi ;\pi } \right)\).

  • A.

    \(\dfrac{{2\pi }}{3}\)

  • B.

    \(\dfrac{\pi }{3}\)

  • C.

    \(\dfrac{{4\pi }}{3}\)

  • D.

    \(\dfrac{{7\pi }}{3}\)

Câu 4 :

Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 2{\sin ^2}x + {\cos ^2}2x\):

  • A.

    \(\max y = 4;\min y = \dfrac{3}{4}\)

  • B.

    \(\max y = 3;\min y = 2\)

  • C.

    \(\max y = 4;\min y = 2\)

  • D.

    \(\max y = 3,\min y = \dfrac{3}{4}\)

Câu 5 :

Nghiệm của phương trình \(\sin x =  - 1\) là:

  • A.

    \(x =  - \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • B.

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(x =  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D.

    \(x =  - \pi  + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Câu 6 :

Hàm số \(y = \cos x\) nghịch biến trên mỗi khoảng:

  • A.

    \(\left( {\dfrac{\pi }{2} + k2\pi ;\dfrac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right)\)

  • B.

    \(\left( { - \pi  + k2\pi ;k2\pi } \right)\)

  • C.

    \(\left( {k2\pi ;\pi  + k2\pi } \right)\)                           

  • D.

    \(R\)

Câu 7 :

Hàm số nào dưới đây là hàm số chẵn?

  • A.

    \(y = {x^2} - \sin x\)

  • B.

    \(y = {x^2} + \sin x\)

  • C.

    \(y = {x^3} - \sin x\)

  • D.

    \(y = \cos x - {x^2}\)

Câu 8 :

Hàm số \(y = \sin x\) có tập xác định là:

  • A.

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • B.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • C.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D.

    \(R\)

Câu 9 :

Với giá trị nào của \(m\) dưới đây thì phương trình \(\sin x = m\) có nghiệm?

  • A.

    \(m =  - 3\)

  • B.

    \(m =  - 2\)      

  • C.

    \(m = 0\)

  • D.

    \(m = 3\)

Câu 10 :

Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3\sin x + 4\cos x + 1\):

  • A.

    \(\max y = 6;\min y =  - 2\)

  • B.

    \(\max y = 4;\min y =  - 4\)

  • C.

    \(\max y = 6;\min y =  - 4\)

  • D.

    \(\max y = 6;\min y =  - 1\)

Câu 11 :

Tập nghiệm của phương trình \(\tan x.\cot x = 1\) là:

  • A.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • B.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • C.

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D.

    \(R\)

Câu 12 :

Nghiệm của phương trình \(\sin 3x = \cos x\) là:

  • A.

    \(x = \dfrac{\pi }{8} + \dfrac{{k\pi }}{2},x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)           

  • B.

    \(x = k2\pi ,x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(x = k\pi ,x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D.

    \(x = \dfrac{\pi }{8} + \dfrac{{k\pi }}{2},x =  - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nghiệm của phương trình \(\sin x.\cos x = 0\) là:

  • A.

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \).

  • B.

    \(x = \dfrac{k\pi }{2}\).

  • C.

    \(x = k2\pi \).

  • D.

    \(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng công thức nhân đôi $2\sin x. \cos x =\sin 2x$ đưa về phương trình lượng giác cơ bản đối với \(\sin 2x\).

Bước 2: Sử dụng công thức $\sin x=0 \Leftrightarrow x=k\pi$

 

Lời giải chi tiết :

Bước 1:

\(\sin x.\cos x = 0 \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\sin 2x = 0\)

Bước 2:

\( \Leftrightarrow \sin 2x = 0 \Leftrightarrow 2x = k\pi \) \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{k\pi }}{2}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Câu 2 :

Hàm số nào sau đây có đồ thị không là đường hình sin?

  • A.

    \(y = \sin x\)

  • B.

    \(y = \cos x\)

  • C.

    \(y = \sin 2x\)  

  • D.

    \(y = \cot x\) 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hàm số sin, cos đều có đồ thị là đường hình sin nên các đáp án A, B, C đều có đồ thị là đường hình sin.

Câu 3 :

Tính tổng các nghiệm của phương trình \(2\cos \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = 1\) trên \(\left( { - \pi ;\pi } \right)\).

  • A.

    \(\dfrac{{2\pi }}{3}\)

  • B.

    \(\dfrac{\pi }{3}\)

  • C.

    \(\dfrac{{4\pi }}{3}\)

  • D.

    \(\dfrac{{7\pi }}{3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Giải phương trình \(\cos x = \cos \alpha  \Leftrightarrow x =  \pm \alpha  + k2\pi \).

- Tìm các nghiệm của phương trình thỏa mãn \(\left( { - \pi ;\pi } \right)\) rồi tính tổng.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(2\cos \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = 1 \Leftrightarrow \cos \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = \dfrac{1}{2} = \cos \dfrac{\pi }{3} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \\x - \dfrac{\pi }{3} =  - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \\x = k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)

Với \( - \pi  < x < \pi \) thì \(\left[ \begin{array}{l} - \pi  < \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi  < \pi  \Leftrightarrow  - \dfrac{{5\pi }}{3} < k2\pi  < \dfrac{\pi }{3} \Leftrightarrow  - \dfrac{5}{6} < k < \dfrac{1}{6} \Rightarrow k = 0\\ - \pi  < k2\pi  < \pi  \Leftrightarrow  - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{1}{2} \Rightarrow k = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{2\pi }}{3}\\x = 0\end{array} \right.\)

Vậy tổng các nghiệm của phương trình trong khoảng \(\left( { - \pi ;\pi } \right)\) là \(\dfrac{{2\pi }}{3}\).

Câu 4 :

Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 2{\sin ^2}x + {\cos ^2}2x\):

  • A.

    \(\max y = 4;\min y = \dfrac{3}{4}\)

  • B.

    \(\max y = 3;\min y = 2\)

  • C.

    \(\max y = 4;\min y = 2\)

  • D.

    \(\max y = 3,\min y = \dfrac{3}{4}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng công thức hạ bậc $2{\sin ^2}x=1 - \cos 2x$ và công thức \({\cos ^2}2x=(\cos 2x)^2\)

Bước 2: Biến đổi hàm số về tam thức bậc hai ẩn \(t = \cos 2x\).

Bước 3: Sử dụng kiến thức về hàm bậc hai $y=ax^2+bx+c$ để đánh giá GTLN, GTNN của \(y=f(x)\) trên [c;d]

+) Tìm $f(c),f(d)$ và f tại đỉnh của parabol \(x=-\dfrac{b}{2a}\)

+) GTLN và GTNN của 3 số tìm được chính là GTLN và GTNN của hàm số ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Bước 1:

Theo công thức hạ bậc ta có: $2{\sin ^2}x=1 - \cos 2x$

=>\(y = 2{\sin ^2}x + {\cos ^2}2x\)\( = 1 - \cos 2x + {\cos ^2}2x\)

\(=(\cos 2x)^2- \cos 2x +1\)

Bước 2:

Đặt \(t = \cos 2x;t \in \left[ { - 1;1} \right]\) ta được \(y = f\left( t \right) = {t^2} - t + 1;t \in \left[ { - 1;1} \right]\).

Bước 3:

Ta cần tìm GTLN và GTNN của hàm số \(f\left( t \right) = {t^2} - t + 1\) trên đoạn \( \in \left[ { - 1;1} \right]\).

\( \Rightarrow f\left( 1 \right) = 1;f\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{3}{4};f\left( { - 1} \right) = 3\)

Số lớn nhất là $3$, số nhỏ nhất là \(\dfrac{3}{4}\).

\( \Rightarrow \max y = 3;\min y = \dfrac{3}{4}\).

Câu 5 :

Nghiệm của phương trình \(\sin x =  - 1\) là:

  • A.

    \(x =  - \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • B.

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(x =  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D.

    \(x =  - \pi  + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\sin x =  - 1 \Leftrightarrow \sin x = \sin \left( { - \dfrac{\pi }{2}} \right) \Leftrightarrow x =  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Câu 6 :

Hàm số \(y = \cos x\) nghịch biến trên mỗi khoảng:

  • A.

    \(\left( {\dfrac{\pi }{2} + k2\pi ;\dfrac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right)\)

  • B.

    \(\left( { - \pi  + k2\pi ;k2\pi } \right)\)

  • C.

    \(\left( {k2\pi ;\pi  + k2\pi } \right)\)                           

  • D.

    \(R\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hàm số \(y = \cos x\) nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( {k2\pi ;\pi  + k2\pi } \right)\)

Câu 7 :

Hàm số nào dưới đây là hàm số chẵn?

  • A.

    \(y = {x^2} - \sin x\)

  • B.

    \(y = {x^2} + \sin x\)

  • C.

    \(y = {x^3} - \sin x\)

  • D.

    \(y = \cos x - {x^2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = f\left( x \right)\) là hàm số chẵn nếu \(f\left( x \right) = f\left( { - x} \right)\), là hàm số lẻ nếu \(f\left( { - x} \right) =  - f\left( x \right)\).

$\sin(-x)=-\sin x$; $\cos (-x)=\cos x$

$(-x)^2=x^2$;

$(-x)^3=-x^3$

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(y(x) = {x^2} - \sin x\)

\( \Rightarrow y\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^2} - \sin \left( { - x} \right) = {x^2} + \sin x\)

Ta có:

\({x^2} + \sin x \ne{x^2} - \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne y(x)$

\({x^2} + \sin x \ne-{x^2}+ \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne -y(x)$ 

=>Hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Đáp án B: \(y = {x^2} + \sin x \Rightarrow y\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^2} + \sin \left( { - x} \right) = {x^2} - \sin x\)

Ta có:

\({x^2} - \sin x \ne{x^2} + \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne y(x)$

\({x^2} - \sin x \ne-{x^2}- \sin x \)$\Rightarrow y\left( { - x} \right) \ne -y(x)$ 

=>Hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Đáp án C: \(y = {x^3} - \sin x \Rightarrow y\left( { - x} \right) = {\left( { - x} \right)^3} - \sin \left( { - x} \right) =  - {x^3} + \sin x =  - y\left( x \right)\)

=>$y(-x)=-y(x)$

=> Hàm số là lẻ.

Đáp án D: $y = \cos x - {x^2} \Rightarrow y\left( { - x} \right) = \cos \left( { - x} \right) - {\left( { - x} \right)^2} = \cos x - {x^2} = y\left( x \right)$

=>$y(-x)=y(x)$

=> Hàm số là chẵn.

Câu 8 :

Hàm số \(y = \sin x\) có tập xác định là:

  • A.

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • B.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • C.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D.

    \(R\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hàm \(y = \sin x\) có TXĐ \(D = R\).

Câu 9 :

Với giá trị nào của \(m\) dưới đây thì phương trình \(\sin x = m\) có nghiệm?

  • A.

    \(m =  - 3\)

  • B.

    \(m =  - 2\)      

  • C.

    \(m = 0\)

  • D.

    \(m = 3\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình \(\sin x = m\) có nghiệm nếu \(\left| m \right| \le 1\) và vô nghiệm nếu \(\left| m \right| > 1\)

Đáp án A: $|m|=|-3|=3>1$=> Loại

Đáp án B: $|m|=|-2|=2>1$=> Loại

Đáp án C: $|m|=|0|=0\le 1$ => Nhận

Đáp án D: $|m|=|3|=3>1$=> Loại

Câu 10 :

Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3\sin x + 4\cos x + 1\):

  • A.

    \(\max y = 6;\min y =  - 2\)

  • B.

    \(\max y = 4;\min y =  - 4\)

  • C.

    \(\max y = 6;\min y =  - 4\)

  • D.

    \(\max y = 6;\min y =  - 1\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng bất đẳng thức Bu – nhi – a Cốp – xki: \(\left( {{a^2} + {b^2}} \right)\left( {{c^2} + {d^2}} \right) \ge {\left( {ac + bd} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

\(y = 3\sin x + 4\cos x + 1 \Leftrightarrow y - 1 \)\(= 3\sin x + 4\cos x\)

\({\left( {y - 1} \right)^2} = {\left( {3\sin x + 4\cos x} \right)^2}\)

Ta coi \(a = 3;b = 4;c = \sin x;d = \cos x\)

Theo BĐT Bu-nhi-a Cốp-xki ta được:

\({\left( {3.\sin x + 4.\cos x} \right)^2}\)\( \le \left( {{3^2} + {4^2}} \right)\left( {{{\sin }^2} + {{\cos }^2}x} \right) = 25.1\)

\( \Rightarrow {\left( {y - 1} \right)^2} \le 25 \Leftrightarrow  - 5 \le y - 1 \le 5\)

\( \Leftrightarrow  - 5 + 1 \le y \le 5 + 1 \Leftrightarrow  - 4 \le y \le 6\)

Vậy \(\max y = 6;\min y =  - 4\)

Câu 11 :

Tập nghiệm của phương trình \(\tan x.\cot x = 1\) là:

  • A.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • B.

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • C.

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D.

    \(R\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức \(\tan x.\cot x = 1\) nên ta chỉ cần tìm điều kiện xác định của phương trình.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne 0\\\sin x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\x \ne k\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow x \ne \dfrac{{k\pi }}{2} \Rightarrow D = R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

Do \(\tan x.\cot x = 1,\forall x \in D\) nên tập nghiệm của phương trình là \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\) 

Câu 12 :

Nghiệm của phương trình \(\sin 3x = \cos x\) là:

  • A.

    \(x = \dfrac{\pi }{8} + \dfrac{{k\pi }}{2},x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)           

  • B.

    \(x = k2\pi ,x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C.

    \(x = k\pi ,x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D.

    \(x = \dfrac{\pi }{8} + \dfrac{{k\pi }}{2},x =  - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Biến đổi phương trình về dạng \(\sin x = \sin y\) hoặc \(\cos x = \cos y\)

Sử dụng công thức: $\sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - x} \right)=\cos x$

- Giải phương trình lượng giác cơ bản:

\(\sin x = \sin y \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = y + k2\pi \\x = \pi  - y + k2\pi \end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\sin 3x = \cos x \Leftrightarrow \sin 3x = \sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - x} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x =\left( { \dfrac{\pi }{2} - x } \right)+ k2\pi \\3x = \pi  - \left( {\dfrac{\pi }{2} - x } \right)+ k2\pi \end{array} \right. \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}4x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \\2x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{8} + \dfrac{{k\pi }}{2}\\x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.