Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn văn lớp 11 - Đề số 7

Đề bài

Câu 1 :

Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Đây là lời nói của Tấm khi hóa thân thành hình ảnh nào?

  • A.

    Chim vàng anh

  • B.

    Cây xoan đào

  • C.

    Khung cửi

  • D.

    Quả thị

Câu 2 :

Khi gặp chữ “kê” nhưng không biết đọc, thầy đồ đã giải quyết như thế nào?

  • A.

    Trả lời liều “Dủ dỉ là con dù dì”

  • B.

    Bảo học trò đọc khẽ

  • C.

    Khấn xin thổ công

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc điểm nghệ thuật của ca dao?

  • A.

    Lời thơ ngắn gọn

  • B.

    Ngôn ngữ trang trọng, bác học

  • C.

    Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

  • D.

    Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian

Câu 4 :

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên:

  • A.

    Nói quá

  • B.

    Chơi chữ

  • C.

    Tương phản

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ trong văn bản sau thuộc loại nào?

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(Tố Hữu)

  • A.

    Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật

  • B.

    Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng

  • C.

    Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • D.

    Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Câu 6 :

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)

 Hai câu thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả Thôi Hiệu?

  • A.

    Nhớ quê hương

  • B.

    Tiếc nuối quá khứ vàng son

  • C.

    Nhớ cha mẹ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Thái độ của Trần Quốc Tuấn khi đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô như thế nào?

  • A.

    Cảm phục, khen ngợi

  • B.

    Cho là phải

  • C.

    Kết tội, định giết chết

  • D.

    Tức giận, đuổi ra khỏi nhà

Câu 8 :

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên phê phán điều gì. Chọn đáp án sai:

  • A.

    Phê phán hiện tượng oan trái, bất công cuả xã hội đương thời

  • B.

    Phê phán thói đút lót của một bộ phận nhân dân

  • C.

    Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời

  • D.

    Phê phán sự hèn nhát, không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân

Câu 9 :

Điển tích được sử dụng trong câu thơ dưới đây:

Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần.

Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

  • A.

    Đỉnh Giáp non thần

  • B.

    Giấc mộng

  • C.

    Đêm xuân

  • D.

    Bâng khuâng

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc điểm của văn bản?

  • A.

    Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

  • B.

    Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).

  • C.

    Mỗi văn bản có thể thể hiện và triển khai nhiều chủ đề khác nhau

  • D.

    Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Đây là lời nói của Tấm khi hóa thân thành hình ảnh nào?

  • A.

    Chim vàng anh

  • B.

    Cây xoan đào

  • C.

    Khung cửi

  • D.

    Quả thị

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tấm hóa thân thành chim vàng anh về quấn quýt bên vua, cảnh cáo Cám: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”.

Câu 2 :

Khi gặp chữ “kê” nhưng không biết đọc, thầy đồ đã giải quyết như thế nào?

  • A.

    Trả lời liều “Dủ dỉ là con dù dì”

  • B.

    Bảo học trò đọc khẽ

  • C.

    Khấn xin thổ công

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Khi gặp chữ “kê” nhưng không biết đọc, thầy đồ nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”

- Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ

- Khấn xin thổ công

Câu 3 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc điểm nghệ thuật của ca dao?

  • A.

    Lời thơ ngắn gọn

  • B.

    Ngôn ngữ trang trọng, bác học

  • C.

    Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

  • D.

    Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm ca dao:

- Lời thơ ngắn gọn

- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

- Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian

Câu 4 :

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên:

  • A.

    Nói quá

  • B.

    Chơi chữ

  • C.

    Tương phản

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: tương phản giữa “chồng em” và “chồng người”.

Câu 5 :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ trong văn bản sau thuộc loại nào?

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(Tố Hữu)

  • A.

    Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật

  • B.

    Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng

  • C.

    Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • D.

    Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Hoán dụ: dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật

- “Đổ máu” – dấu hiệu, thường được dùng thay cho “sự hi sinh, mất mát” nói chung. Trong bài tơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của “chiến tranh”.

Câu 6 :

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)

 Hai câu thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả Thôi Hiệu?

  • A.

    Nhớ quê hương

  • B.

    Tiếc nuối quá khứ vàng son

  • C.

    Nhớ cha mẹ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của tác giả: Nỗi nhớ quê hương.

Câu 7 :

Thái độ của Trần Quốc Tuấn khi đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô như thế nào?

  • A.

    Cảm phục, khen ngợi

  • B.

    Cho là phải

  • C.

    Kết tội, định giết chết

  • D.

    Tức giận, đuổi ra khỏi nhà

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thái độ của Trần Quốc Tuấn: cảm phục, khen ngợi sự thẳng thắn, trung nghĩa của họ.

Câu 8 :

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên phê phán điều gì. Chọn đáp án sai:

  • A.

    Phê phán hiện tượng oan trái, bất công cuả xã hội đương thời

  • B.

    Phê phán thói đút lót của một bộ phận nhân dân

  • C.

    Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời

  • D.

    Phê phán sự hèn nhát, không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên phê phán:

- Phê phán hiện tượng oan trái, bất công cuả xã hội đương thời

- Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời

- Phê phán sự hèn nhát, không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân

Câu 9 :

Điển tích được sử dụng trong câu thơ dưới đây:

Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần.

Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

  • A.

    Đỉnh Giáp non thần

  • B.

    Giấc mộng

  • C.

    Đêm xuân

  • D.

    Bâng khuâng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích SGK trang 116

Lời giải chi tiết :

Đỉnh Giáp non thần: Bài Phú Cao Đường của Tống Ngọc kể rằng vua nước Sở chơi đất Cao Đường nằm mơ thấy một người đàn bà đẹp, hỏi ở đâu, người đó nói là thần nữ núi Vu Giáp

=> Cả câu: Kim Trọng thấy Kiều xuất hiện như là thần nữ núi Vu Giáp.

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc điểm của văn bản?

  • A.

    Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

  • B.

    Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).

  • C.

    Mỗi văn bản có thể thể hiện và triển khai nhiều chủ đề khác nhau

  • D.

    Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các đặc điểm của văn bản

Lời giải chi tiết :

* Các đặc điểm của văn bản:

- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).

- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.