Câu 9.a, 9.b, 9.c phần bài tập bổ sung – Trang 48 Vở bài tập Vật lí 8>
Giải bài 9.a, 9.b, 9.c phần bài tập bổ sung – Trang 48 VBT Vật lí 8.
2. Bài tập bổ sung
9.a
Long tiến hành thí nghiệm Tô-ri-xe-li ở chân núi và đo được áp suất khí quyển là 76cmHg. Hỏi khi Long leo lên đỉnh núi cao bao nhiêu mét thì áp suất khí quyển là 72,4cmHg ? Biết rằng cứ lên cao 12m thì chiều cao của thủy ngân trong ống giảm 1mm. Chọn đáp án đúng.
A. 432m.
B. 435m.
C. 430m.
D. 440m.
Phương pháp giải:
Áp suất do cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li gây ra phụ thuộc chiều cao của cột thủy ngân.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Đi từ chân núi lên đỉnh núi, áp suất khí quyển giảm đi là:
Δp = 76cmHg – 72,4cmHg = 3,6cmHg = 36mmHg.
Vì cứ lên cao 12m thì chiều cao của thủy ngân trong ống giảm 1mm nên độ cao đỉnh núi (nơi có áp suất khí quyển 72,4cmHg) là:
h = 12.36 = 432m.
9.b
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn sau: Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, nếu không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao cột nước .................. chiều cao cột thủy ngân vì trọng lượng riêng của nước .................. trọng lượng riêng của thủy ngân.
Phương pháp giải:
Áp suất cột chất lỏng gây ra: p=d.h, trong đó d là trọng lượng riêng chất lỏng, h là độ cao cột chất lỏng.
Trọng lượng riêng của nước nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
Lời giải chi tiết:
Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, nếu không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao cột nước lớn hơn chiều cao cột thủy ngân vì trọng lượng riêng của nước nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
9.c
Lần lượt dùng thủy ngân, nước và rượu để tiến hành thí nghiệm Tô-ri-xe-li không cần tính toán hãy so sánh chiều cao cột chất lỏng trong các ống Tô-ri-xe-li.
Phương pháp giải:
Áp suất cột chất lỏng gây ra: p=d.h, trong đó d là trọng lượng riêng chất lỏng, h là độ cao cột chất lỏng.
Trọng lượng riêng của nước nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
Lời giải chi tiết:
Áp suất khí quyển tại nơi làm thí nghiệm bằng áp suất của cột chất lỏng trong ống To-ri-xe-li, ta có:
\(p = {d_{Hg}}.{h_{Hg}} = {d_{{H_2}O}}.{h_{{H_2}O}} = {d_{Ruou}}.{h_{Ruou}}\)
Mà trọng lượng riêng của thủy ngân, nước và rượu lần lượt là:
\({d_{Hg}} = 136000N/{m^3}\)
\({d_{{H_2}O}} = 10000N/{m^3}\)
\({d_{Ruou}} = 8000N/{m^3}\)
Nên \({d_{Hg}} > {d_{{H_2}O}} > {d_{Ruou}}\)
\({h_{Hg}} < {h_{{H_2}O}} < {h_{Ruou}}\)
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 13, 14 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140, 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 10, 11, 12 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 1, 2, 3, 4,5 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 138, 139 Vở bài tập vật lí 8
- Câu 5, 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra chương I - Cơ học - Trang 92 Vở bài tập Vật lý 8
- Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 13, 14 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140, 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 10, 11, 12 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 140 Vở bài tập Vật lý lớp 8
- Câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8