
1. Bài tập trong SBT
10.1.
Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào
A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. trọng lượng riêng và thể tích của vật.
D. trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Phương pháp giải:
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V
trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V
Trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
10.3.
Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất ?
Phương pháp giải:
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V ; trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
\(\left( {V = \displaystyle{m \over D}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ba vật làm bằng 3 chất khác nhau nên khối lượng riêng của chúng khác nhau
Vì mđồng = msắt = mnhôm
=> Vđồng < Vsắt < Vnhôm
Do: \(\left( {V = \displaystyle{m \over D}} \right)\)
Do đó lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng nhôm là lớn nhất lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng đồng là bé nhất.
10.5.
Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ac-si-mét có thay đổi không ? Tại sao ?
Phương pháp giải:
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V ; trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Lời giải chi tiết:
- Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng sắt khi nhúng trong nước là:
FA = dnước .Vsắt =10000.0,002 = 20N
- Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:
Frượu = drượu.Vsắt = 8000N/m3.0,002m3 = 16N
- Lực đẩy Ac-si-met không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau vì lực đẩy Ac-si-met chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, nếu nhúng vật ở những độ sâu khác nhau thì thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ vẫn không đổi.
Loigiaihay.com
Giải bài 10.a, 10.b, 10.c phần bài tập bổ sung – Trang 51, 52 VBT Vật lí 8.
Giải trang 49, 50 VBT vật lí 8 Mục III - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 10
Giải trang 49 VBT vật lí 8 Mục I - Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó, Mục II - Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 10
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: