Đề bài

Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Phương pháp giải

Quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục I.1 (Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa)

Lời giải của GV Loigiaihay.com

* Tính chất nhiệt đới

- Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Vì vậy, nước ta có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ những vùng núi cao), miền Nam thường có nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc.

- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng số giờ nắng dao động tùy nơi, trung bình từ 1400 – 3000 giờ/năm.

* Tính chất ẩm

- Nước ta có độ ẩm không khí cao, thường trên 80%. Lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 2000 mm/năm có sự phân hóa; nơi mưa nhiều 3500 – 4000 mm/năm; nơi mưa ít dưới 1000 mm/ năm.

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các khối khí du chuyển qua biển kết hợp yếu tố địa hình.

* Tính chất gió mùa

Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa, hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông

+ Từ T11 – T4 năm sau, các khối khí lạnh từ áp cao Xi-bia tràn xuống theo hướng đông bắc, đem lại mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn.

+ Càng di chuyển xuống phía nam càng biến tính, ít lạnh hơn, gần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ, mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Gió mùa hạ: Từ T5 – T10, có 2 luồng gió tây nam thổi vào nước ta.

+ Nửa đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, đem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên; khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần Tây Bắc. 

+ Giữa và cuối mùa hạ: các khối không khí từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Thời gian này còn có sự hình thành và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, gây ra các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, do sự hình thành của áp thấp Bắc Bộ nên gió có hướng đông nam.

=> Khí hậu phân chia theo mùa ở các khu vực khác nhau: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của:

  • A.

    thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm cách xa vùng xích đạo.

  • B.

    vị trí nằm gần chí tuyến, gió mùa hạ, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh.

  • C.

    gió mùa Tây Nam, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, nằm gần chí tuyến.

  • D.

    Tín Phong bán cầu bắc, Thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, xa xích đạo.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dựa vào thông tin mục 1, các hình 2.1, 2.2, 2.3 và kiến thức đã học, hãy:

- Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

- Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi ở nước ta

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Dựa vào thông tin mục 4, hãy trình bày biểu hiện của đất và sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên:

- Địa hình và đất.

- Sông ngòi và sinh vật.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt trung bình năm và số giờ nắng của ba trạm khí tượng ở nước ta.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về địa hình đồi núi nước ta?

  • A.

    Bị xâm thực mạnh và có độ dốc lớn.

  • B.

    Phân hóa thành các vùng núi khác nhau.

  • C.

    Hướng núi đa dạng và phân bậc rõ rệt.

  • D.

    Được hình thành trong Tân kiến tạo.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khí hậu tác động đến sông ngòi được thêt hiện rõ qua

  • A.

    Tốc độ dòng chảy, hướng chảy của sông, mật độ và mạng lưới.

  • B.

    Mạng lưới, hướng chảy, mật độ chế độ nước sông, tốc độ sông.

  • C.

    Mật độ, mạng lưới, tổng lượng nước phù sa, chế độ sông.

  • D.

    Lưu lượng nước, độ dốc của sông, hướng chảy, mật độ sông.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Sự phân hóa chế độ nhiệt ở vùng biển nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của

  • A.

    địa hình bờ biển, chế độ mưa và gió Tây hải lưu.

  • B.

    địa hình bờ biển, gió Đông Bắc và hải lưu.

  • C.

    vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và hải lưu.

  • D.

    vị trí địa lí, gió hướng Tây Nam và hải lưu.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của các khối khí có nguồn gốc biển nhiệt đới nên có

  • A.

    cân bằng ẩm luôn dương, số ngày mưa phùn ít.

  • B.

    lượng mưa năm cao, số ngày mưa năm khá lớn.

  • C.

    độ ẩm lớn, lượng mưa phân hóa theo dải hội tụ.

  • D.

    bão và áp thấp nhiệt đới, độ bốc hơi nước thấp.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải khác nhau chủ yếu ở đâu?

  • A.

    diện tích.

  • B.

    đất đai.

  • C.

    độ cao.

  • D.

    nguồn gốc hình thành.

Xem lời giải >>