Dựa vào thông tin mục 4, hãy trình bày biểu hiện của đất và sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta
Trình bày được những biểu hiện đặc trưng của đất và sinh vật ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta
Biểu hiện của đất và sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta:
- Đất: Trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình hình thành đất đặc trưng là quá trình feralit.
+ Điều kiện nhiệt, ẩm cao làm cho các quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra một lớp đất dày.
+ Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazo dễ tan (Ca2+, Mg, Na, K) làm đất chua và tích tụ oxit sắt (Fe,O,) và oxit nhôm (Al₂O), tạo ra màu đỏ vàng nên loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng.
+ Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit
=> Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
- Sinh vật: Thảm thực vật rừng có lượng sinh khối lớn và năng suất sinh học cao.
+ Trong rừng, các thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế: Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu,...; động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới như công, trí, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng....
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Do ảnh hưởng của gió mùa nên nước ta có các loại rừng nhiệt đới gió mùa khác nhau, từ rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, trảng cỏ, cây bụi....
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên dất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Các bài tập cùng chuyên đề
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của:
-
A.
thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm cách xa vùng xích đạo.
-
B.
vị trí nằm gần chí tuyến, gió mùa hạ, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh.
-
C.
gió mùa Tây Nam, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, nằm gần chí tuyến.
-
D.
Tín Phong bán cầu bắc, Thời gian mặt trời lên thiên đỉnh, xa xích đạo.
Dựa vào thông tin mục 1, các hình 2.1, 2.2, 2.3 và kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi ở nước ta
Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên:
- Địa hình và đất.
- Sông ngòi và sinh vật.
Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt trung bình năm và số giờ nắng của ba trạm khí tượng ở nước ta.
Phát biểu nào sau đây không đúng về địa hình đồi núi nước ta?
-
A.
Bị xâm thực mạnh và có độ dốc lớn.
-
B.
Phân hóa thành các vùng núi khác nhau.
-
C.
Hướng núi đa dạng và phân bậc rõ rệt.
-
D.
Được hình thành trong Tân kiến tạo.
Khí hậu tác động đến sông ngòi được thêt hiện rõ qua
-
A.
Tốc độ dòng chảy, hướng chảy của sông, mật độ và mạng lưới.
-
B.
Mạng lưới, hướng chảy, mật độ chế độ nước sông, tốc độ sông.
-
C.
Mật độ, mạng lưới, tổng lượng nước phù sa, chế độ sông.
-
D.
Lưu lượng nước, độ dốc của sông, hướng chảy, mật độ sông.
Sự phân hóa chế độ nhiệt ở vùng biển nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của
-
A.
địa hình bờ biển, chế độ mưa và gió Tây hải lưu.
-
B.
địa hình bờ biển, gió Đông Bắc và hải lưu.
-
C.
vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và hải lưu.
-
D.
vị trí địa lí, gió hướng Tây Nam và hải lưu.
Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của các khối khí có nguồn gốc biển nhiệt đới nên có
-
A.
cân bằng ẩm luôn dương, số ngày mưa phùn ít.
-
B.
lượng mưa năm cao, số ngày mưa năm khá lớn.
-
C.
độ ẩm lớn, lượng mưa phân hóa theo dải hội tụ.
-
D.
bão và áp thấp nhiệt đới, độ bốc hơi nước thấp.
Đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải khác nhau chủ yếu ở đâu?
-
A.
diện tích.
-
B.
đất đai.
-
C.
độ cao.
-
D.
nguồn gốc hình thành.