Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào. Nêu những nét chính về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của chủ nghĩa đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
? mục 1 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 44 SGK
Dựa vào hình 9.1, tư liệu 9.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm nào?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1 trang 44, 45 SGK
Lời giải chi tiết:
* Biểu hiện
- Cuối thế kỉ XIX, bắt đầu xuất hiện các công ty độc quyền, chiếm và kiểm soát gần như hoàn toàn đối với một ngành công nghiệp.
Tiêu biểu là các cartel ở Đức, syndicat ơt Pháp, trust ở Mĩ
- Sự tập trung sản xuất, tập trung nguồn vốn lớn dẫn đến sự hình thành những ngân hàng lớn trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính, chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản
- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
* Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX khi có sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa.
? mục 2 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 46 SGK
a, Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thể kỉ XX có những chuyển biến lớn về kinh tế như thế nào?
b, Nêu những nét chính về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
c, Từ lược đồ 9.5, em hãy xác định vị trí thuộc địa của các nước để quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2 trang 46, 47 SGK
Lời giải chi tiết:
a, Những chuyển biến lớn về kinh tế
- Sau năm 1870, tốc độ phát triển công nghiệp của Anh, Pháp chậm lại trong khi Đức và Mỹ liên tục phát triển.
- Các công ty độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu như luyện kim, đóng tàu và khai thác mỏ.
- Giữa thập niên 90 của thế kỉ XIX, công nghiệp Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới, Đức giữ vị trí thứ hai. Anh và Pháp mất vị thế bá chủ về sản xuất công nghiệp nhưng lại là hai nước xuất khẩu tư bản nhiều nhất do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
b, * Những nét chính về chính sách đối nội
- Tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước.
- Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến.
+ Ở Anh, quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
+ Ở Đức, nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.
- Ở Pháp, nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.
- Tại Mỹ, sau nội chiến (1861 - 1865), hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyển.
* Những nét chính về chính sách đối ngoại
- Tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.
- Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Caribbean, Phi-líp-pin.
+ Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa" cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các để quốc khác ở thị trường Trung Quốc.
- Ở Đức, dưới thời Thủ tướng Bismarck, chính sách đối ngoại là lập các liên minh, cô lập Pháp.
+ Cuối thế kỉ XIX, Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.
c,
- Màu xanh lá cây là thuộc địa của Anh
- Màu tím là thuộc địa của Pháp
- Màu vàng là thuộc địa của Đức
- Màu cam là thuộc địa của Mĩ.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 47 SGK
a, Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của chủ nghĩa đế quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
b, Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gì?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1, 2 trang 45 – 47 SGK
Lời giải chi tiết:
a,
b, Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 47 SGK
Em hãy sưu tầm tư liệu về nhân vật Bismarck để hiểu rõ hơn về chính sách đối nội và đối ngoại của Đức cuối thế kỉ XIX.
Lời giải chi tiết:
Otto Eduard Leopold von Bismarck (1815 - 1898) là nhà lãnh đạo của nước Đức và Vương quốc Phổ vào thế kỷ 19. Ông giữ chức Thủ tướng Phổ từ 1862 đến 1890 và là người tạo dựng cho sự thống nhất của nước Đức, vốn gồm nhiều vương quốc khác nhau xáp nhập lại. Ông giữ chức Thủ tướng của Đế quốc Đức từ năm 1871 và được nhiều người gọi là "Thủ tướng thép" do đường lối quân chủ bảo thủ của ông.
Năm 1862, Bixmac đang làm đại sứ Phổ tại Pháp thì được vua Phổ mời về làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Bixmac chủ trương thực hiện việc thống nhất nước Đức "từ trên xuống" bằng chính sách "sắt và máu".
Năm 1866, Bixmac gây chiến và đánh bại áo. Phổ trở thành người đứng đầu Liên hiệp Đức. Nhưng Phổ cũng mới chỉ tập hợp được các bang ở miền Bắc Đức, còn các bang ở miền Nam không tham gia vì bị Napôlêông III ngăn cản. Năm 1870, Bixmac gây chiến tranh với Pháp và đánh bại Pháp. Tháng 1 - 1871, đế quốc Đức thống nhất được thành lập, vua Phổ Vinhem I được suy tôn là Đức hoàng.
Sau khi lên ngôi hoàng đế Đức, Vinhem I đã cử Bixmac làm Thủ tướng. Bixmac giữ chức vụ này trong suốt 20 năm. Bixmac thực hiện chính sách phản động để củng cố và phát triển thế lực của đế quốc Đức, đặc biệt là đấu tranh khốc liệt chống phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa bằng "đạo luật đặc biệt". Tuy vậy, phong trào công nhân XHCN Đức vẫn tiếp tục lớn mạnh, vì thế năm 1890, hoàng đế Đức Vinhem II đã buộc Bixmac phải từ chức.
- Bài 10. Công xã Pa-ri (năm 1871) - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo