Bài 5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo>
Dựa vào thông tin trong bài và lược đồ 5.2, em hãy cho biết quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII đã diễn ra như thế nào. Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 5.3, em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thời các chúa Nguyễn. Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa như thế nào.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
? mục 1 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 29 SGK
Dựa vào thông tin trong bài và lược đồ 5.2, em hãy cho biết quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII đã diễn ra như thế nào.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1 trang 29, 30 SGK
Lời giải chi tiết:
Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
- Năm 1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.
- Năm 1597: Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn đất hoang.
- Năm 1611: Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên tới Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn…khai hoang mở đất
- Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam.
- Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận và Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.
- Năm 1698: Nguyễn Hữu Cảnh thành lập Phủ Gia Định.
- Năm 1708: sáp nhập vùng đất Cà Mau, Kiên Giang vào lãnh thổ Đại Việt
- Năm 1757: thu phục vùng đất Sóc Trăng, Bạc Liêu
- Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đất phương Nam xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển.
? mục 2 a
Trả lời câu hỏi mục 2a trang 31 SGK
Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 5.3, em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thời các chúa Nguyễn.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2a trang 31 SGK
Lời giải chi tiết:
Quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa của các chúa Nguyễn:
- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635) đã thành lập hải đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm đội Bắc Hải, “sai đội Hoàng Sa kiêm quản”
- Hải đội Hoàng Sa đảm nhận việc khai thác và canh giữ các đảo ở Biển Đông, chạy dài ngoài khơi, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống vùng đảo Trường Sa, tới tận vùng đảo Côn Lôn ngày nay.
- Hải đội có quyền thu gom những hàng hoá của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.
? mục 2 b
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 31 SGK
Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2b trang 31, 32 SGK
Lời giải chi tiết:
Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII-XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 32 SGK
Hoàn thành bảng thống kê các vùng đất được khai phá của Đại Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII với các thông tin.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1 trang 30 SGK
Lời giải chi tiết:
Mốc thời gian |
Năm 1597 |
Năm 1611 |
Năm 1693 |
Năm 1698 |
Năm 1708 |
Năm 1757 |
Vùng đất được khai phá |
Vào khai khẩn vùng đất Phú Yên |
Phủ Phú Yên được thành lập |
Chiêm thành (Ninh Thuận và Bình Thuận) |
Phủ Gia Định, Mỹ Tho, Hà Tiên |
sáp nhập vùng đất Cà Mau, Kiên Giang vào lãnh thổ Đại Việt |
Nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Đình, Bến Nghé, Hà Tiên |
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 32 SGK
Nội dung bài học quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được phản ánh như thế nào trong câu ca dao sau:
"Người đi dao rựa dắt lưng,
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao."
Lời giải chi tiết:
Câu ca dao phản ánh quá trình khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi. Người dân được khuyến khích đến những vùng đất xa, để xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế, dần dần biến những vùng đất hoang thành các trung tâm giao thương sôi động.
- Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Phong trào Tây Sơn - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo