Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo>
Lập sơ đồ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873. Trình bày những sự kiện chính về quá trình Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884. Dựa vào nội dung bài học, hoàn thành bảng thống kê kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 theo mẫu.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
? mục 1 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 80 SGK
a, Lập sơ đồ những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
b, Dựa vào tư liệu 20.2, lược đồ 20.3 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1 trang 80, 81, 82 SGK
Lời giải chi tiết:
a, Những sự kiện chính xảy ra trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
Thời gian |
Sự kiện |
9/1858 |
Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. |
2/1859 |
Quân Pháp kéo vào Gia Định, thành Gia Định thất thủ |
2/1861 |
Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa – Vĩnh Long. |
6/1862 |
Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. |
6/1867 |
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn. |
b, Những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873.
- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…
- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Hình thức:
+ Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Định…
+ Dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…
- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp
? mục 2 1
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 83 SGK
Dựa vào sơ đồ 20.5, lược đồ 20.6, 20.7 và thông tin trong bài, em hãy trình bày những sự kiện chính về quá trình Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2 trang 83, 84 SGK
Lời giải chi tiết:
* Năm 1873:
- Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kỳ lần thứ nhất
- Nhân dân ta anh dũng kháng cự. Nguyễn Tri Phương hy sinh
- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác-ni-ê tử trận.
* Năm 1874:
- Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất. Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ.
- Sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc về Pháp.
- Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.
* Năm 1882:
- Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kỳ lần thứ hai, chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ.
- Quân triều đình hầu như tan rã
- Hoàng Diệu tuẫn tiết.
* Năm 1883:
- Trận Cầu giấy lần thứ 2. Riviere tử trận.
- Pháp chiếm cửa biển Thuận An.
- Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
* Năm 1884:
- Triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 84 SGK
Dựa vào nội dung bài học, hoàn thành bảng thống kê kiến thức về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 theo mẫu.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1, 2 trang 80 – 84 SGK
Lời giải chi tiết:
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
Nhân vật tiêu biểu |
1858 – 1873 |
- 9/1858: liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. - 2/1859: Quân Pháp kéo vào Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - 2/1861: Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa – Vĩnh Long. Quân ta kháng cự mạnh nhưng thất bại. - 6/1862: Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Cả hai bên tạm thời hòa hoãn. - 6/1867: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn. Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ diễn ra khắp nơi và ngày càng lan rộng. |
- Nguyễn Trung Trực - Trương Định |
1873 - 1884 |
* Năm 1873: - Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kỳ lần thứ nhất - Nhân dân ta anh dũng kháng cự. Nguyễn Tri Phương hy sinh - Trận Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác-ni-ê tử trận. * Năm 1874: - Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất. Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. - Sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc về Pháp. - Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh. * Năm 1882: - Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kỳ lần thứ hai, chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. - Quân triều đình hầu như tan rã - Hoàng Diệu tuẫn tiết. * Năm 1883: - Trận Cầu giấy lần thứ 2. Ri-vi-e tử trận. - Pháp chiếm cửa biển Thuận An. - Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. * Năm 1884: - Triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. - Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. |
- Nguyễn Tri Phương - Hoàng Diệu - Trần Tấn |
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 84 SGK
Đây là hình ảnh chụp từ trên không về di tích thành Điện Hải thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay. Dựa vào tư liệu và kiến thức trong bài, tham khảo thêm thông tin trên internet, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) để thuyết minh cho du khách khi đến thăm di tích này.
Lời giải chi tiết:
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.
Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
- Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Việt Nam đầu thế kỉ XX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo