Bài 65 trang 51 SGK Toán 7 tập 2>
Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức đó?
Đề bài
Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức đó?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Muốn kiểm tra một số \(a\) có phải là nghiệm của đa thức \(f(x)\) không ta làm như sau:
• Tính \(f(a)=?\) (giá trị của \(f(x)\) tại \(x = a\))
• Nếu \(f(a)= 0\) \( \Rightarrow a\) là nghiệm của \(f(x)\)
• Nếu \(f(a)≠0 \Rightarrow a\) không phải là nghiệm của \(f(x)\).
Lời giải chi tiết
a) Ta có: \(A(x) = 2x - 6\)
\(\eqalign{
& A\left( { - 3} \right) = 2.\left( { - 3} \right) - 6 = - 6 - 6 \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= - 12\ne 0 \cr
& A\left( 0 \right) = 2.0 - 6 = 0 - 6 = - 6 \ne 0\cr
& A\left( 3 \right) = 2.3 - 6 = 6 - 6 = 0 \cr} \)
Vậy \(A(x) = 2x - 6\) có nghiệm là \(3\)
b) Ta có: \(B(x) = 3x + \dfrac{1}{2}\)
\(\eqalign{
& B\left( {{{ - 1} \over 6}} \right) = 3.\left( {{{ - 1} \over 6}} \right) + {1 \over 2} = {{ - 3} \over 6} + {1 \over 2}\cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \;\;\;\;\;= {{ - 1} \over 2} + {1 \over 2} = 0 \cr
& B\left( {{{ - 1} \over 3}} \right) = 3.\left( {{{ - 1} \over 3}} \right) + {1 \over 2} = {{ - 3} \over 3} + {1 \over 2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \;\;\;\;\;= - 1 + {1 \over 2} = {{ - 2} \over 2} + {1 \over 2} = {{ - 1} \over 2} \ne 0\cr
& B\left( {{1 \over 6}} \right) = 3.{1 \over 6} + {1 \over 2} = {3 \over 6} + {1 \over 2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\; = {1 \over 2} + {1 \over 2} = 1\ne 0 \cr
& B\left( {{1 \over 3}} \right) = 3.{1 \over 3} + {1 \over 2} = {3 \over 3} + {1 \over 2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\; = 1 + {1 \over 2} = {2 \over 2} + {1 \over 2} = {3 \over 2} \ne 0\cr} \)
\(B(x) = 3x + \dfrac{1}{2}\) có nghiệm là \( - \dfrac{1}{6}\)
c) Ta có: \(M\left( x \right) = {x^2}-3x + 2\)
\(\eqalign{
& M\left( { - 2} \right) = {\left( { - 2} \right)^2} - 3.\left( { - 2} \right) + 2 = 4 + 6 + 2 = 12 \cr
& M\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^2} - 3.\left( { - 1} \right) + 2 = 1 + 3 + 2 = 6 \cr
& M\left( 1 \right) = {1^2} - 3.1 + 2 = 1 - 3 + 2 = 0 \cr
& M\left( 2 \right) = {2^2} - 3.2 + 2 = 4 - 6 + 2 = 0 \cr} \)
\(M\left( x \right) = {x^2}-3x + 2\) có nghiệm là \(1\) và \(2\).
d) Ta có: \(P\left( x \right) = {x^2} + 5x - 6\)
\(\eqalign{
& P\left( { - 6} \right) = {\left( { - 6} \right)^2} + 5.\left( { - 6} \right) - 6 = 36 - 30 - 6 = 0 \cr
& P\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^2} + 5.\left( { - 1} \right) - 6 = 1 - 5 - 6 = - 10 \cr
& P\left( 1 \right) = {1^2} + 5.1 - 6 = 1 + 5 - 6 = 0 \cr
& P\left( 6 \right) = {6^2} + 5.6 - 6 = 36 + 30 - 6 = 60 \cr} \)
\(P\left( x \right) = {x^2} + 5x - 6\) có nghiệm là \(1\) và \(-6\).
e) Ta có: \(Q\left( x \right) = {x^2} + x\)
\(\eqalign{
& Q\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^2} + \left( { - 1} \right) = 1 + \left( { - 1} \right) = 0 \cr
& Q\left( 0 \right) = {0^2} + 0 = 0 \cr
& Q\left( {{1 \over 2}} \right) = {\left( {{1 \over 2}} \right)^2} + {1 \over 2} = {1 \over 4} + {1 \over 2} = {3 \over 4} \cr
& Q\left( 1 \right) = {1^2} + 1 = 1 + 1 = 2 \cr} \)
\(Q\left( x \right) = {x^2} + x\) có nghiệm là \(-1\) và \(0\).
Loigiaihay.com
- Lý thuyết Ôn tập chương 4. Biểu thức đại số
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 4 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 4 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 4 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 4 – Đại số 7
>> Xem thêm