Bài 37 trang 68 SGK Toán 7 tập 1>
Hàm số y được cho trong bảng sau:...
Đề bài
Hàm số \(y\) được cho trong bảng sau:
x |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
y |
0 |
2 |
4 |
6 |
8 |
a) Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng \((x;y)\) của hàm số trên.
b) Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của \(x\) và \(y\) ở câu a.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Để viết tất cả các cặp giá trị tương ứng \((x;y)\) ta liệt kê các cặp giá trị theo từng cột được cho trong bảng giá trị.
b) Cách biểu diễn \(M(a; b)\) trên hệ trục tọa độ.
Từ hoành độ \(x=a\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\) và từ tung độ \(y=b\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm \(M\).
Lời giải chi tiết
a) Tất cả các cặp giá trị tương ứng \((x;y)\) là: \((0;0); (1;2); (2; 4); (3; 6);\)\(\, (4; 8).\)
b) Gọi \(O(0;0), A(1;2); B(2; 4); C(3; 6);\)\(\, D(4; 8).\)
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của \(x\) và \(y\) ở câu a.
+) Xác định điểm có cặp giá trị \((0;0)\) chính là gốc tọa độ \(O\)
+) Xác định điểm có cặp giá trị \((1;2)\): Từ hoành độ \(x=1\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\) và từ tung độ \(y=2\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\). Giao hai đường vuông góc vừa vẽ là điểm cần tìm và kí hiệu là \(A(1;2)\).
+ Tương tự ta xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của \(x\) và \(y\) còn lại.
Loigiaihay.com
- Bài 38 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
>> Xem thêm