Bài 36 trang 68 SGK Toán 7 tập 1>
Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(-4; -2); B(-2; -1), C(-2; -3); D(-4; -3). Tứ giác ABCD là hình gì?
Đề bài
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A(-4; -1); B(-2; -1), C(-2; -3);\) \( D(-4; -3).\) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
* Cách biểu diễn \(M(a; b)\) trên hệ trục tọa độ.
Từ hoành độ \(x=a\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\) và từ tung độ \(y=b\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm \(M\).
Lời giải chi tiết
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) (hình vẽ) và đánh dấu các điểm như sau:
Từ tọa độ của các điểm ta vẽ các đường vuông góc với các trục \(Ox,Oy\), giao điểm của các đường vuông góc là vị trí các điểm cần đánh dấu.
- Đánh dấu điểm \(A(-4; -1)\): Từ hoành độ \(x=-4\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\) và từ tung độ \(y=-1\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm \(A\).
- Tương tự như thế ta đánh dấu các điểm \(B,C,D.\)
Theo hình vẽ tứ giác \(ABCD\) là hình vuông vì có \(4\) cạnh bằng nhau và \(4\) góc vuông.
Loigiaihay.com
- Bài 37 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
- Bài 38 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
>> Xem thêm