Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên - SGK Địa lí 12 Cánh diều>
Dựa vào thông tin và hình 3.1, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Bắc Nam
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
? mục I 1
Câu hỏi mục I.1 trang 15 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 3.1, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Bắc Nam
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 14 – 15.
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên nước ta phân hoá theo Bắc Nam, ranh giới là dãy núi Bạch Mã (khoảng 16°B).
|
Phần lãnh thổ phía bắc |
Phần lãnh thổ phía nam |
Khí hậu |
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. - Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao), có 2 - 3 tháng nhiệt độ TB < 18°C. - Biên độ nhiệt độ TB năm lớn, > 10 °C. Tổng số giờ nắng dưới 2000 giờ. - Khí hậu chia thành hai mùa là mùa đông và mùa hạ. |
Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. - Nhiệt độ TB năm > 25°C. - Biên độ nhiệt độ TB năm nhỏ, phổ biến dưới 10°C. - Tổng số giờ nắng > 2000 giờ. - Khí hậu chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô. |
Cảnh quan |
- Cảnh quan đặc trưng là đới rừng nhiệt đới gió mùa. - Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. + Thực vật phổ biến: các loài họ đậu, dâu tằm.... + Động vật trong rừng: các loài công, khỉ, vượn,... - Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các loài cây cận nhiệt và ôn đới như: dẻ, re, sa mu, pơ mu,... các loài thú có lông dày như: gấu, chồn, sóc,... từ phương Bắc xuống. - Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, cây cối xanh tốt; mùa đông tiết trời lạnh, ít mưa, xuất hiện cây rụng lá. |
- Cảnh quan đặc trưng là đới rừng cận xích đạo gió mùa. - Thực vật: cây họ dầu, săng lẻ, tếch,... - Động vật: các loài thú lớn: voi, hổ, báo, bò rừng... từ phương Nam lên, từ phía tây di cư sang. - Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi: mùa mưa có lượng mưa lớn, cây cối phát triển xanh tốt, mùa khô ít mưa, độ ẩm thấp, ở những nơi có mùa khô sâu sắc, kéo dài xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá. |
? mục I 2
Câu hỏi mục I.2 trang 16 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông – Tây.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 15 – 16.
Lời giải chi tiết:
Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 vùng rõ rệt.
Vùng |
Đặc điểm |
Vùng biển, đảo và thềm lục địa |
- Vùng biển, đảo nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới với lượng nhiệt - ẩm dồi dào, có sự phân mùa rõ rệt của khí hậu và chế độ hải văn. + Vùng thềm lục địa có hình thái, độ sâu, chiều rộng khác nhau từ bắc vào nam và có mối quan hệ chặt chẽ với phần lãnh thổ đất liền. + Ở vùng ven biển hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn hoặc hỗn hợp mài mòn - bồi tụ. + Sinh vật vùng biển, đảo phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới. Các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển vừa đặc trưng cho hệ sinh thái vùng biển, vừa có tính đa dạng sinh học cao. |
Vùng đồng bằng ven biển |
- Các vùng đồng bằng: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa sông và biển, kéo dài không liên tục từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). + Chế độ nhiệt - ẩm đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Địa hình thấp, khá bằng phẳng, thấp dần tây bắc - đông nam và tây - đông, thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển và vùng đồi núi liền kề. + Sinh vật tự nhiên nguyên sinh còn lại không nhiều. Các hệ sinh thái khá phong phú, nhất là hệ sinh thái ở các vùng cửa sông, đầm phá và đất ngập nước khác. |
Vùng đồi núi |
- Chiếm phần lớn diện tích nước ta, phân bố ở phía tây và tây bắc, chủ yếu là đồi núi thấp và bị chia cắt mạnh. - Thiên nhiên phân hoá: vùng núi Đông Bắc (cận nhiệt đới gió mùa), vùng núi thấp phía nam Tây Bắc (thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) và ở vùng núi cao (thiên nhiên vùng ôn đới). - Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên đối lập về chế độ mưa: khi Đông Trường Sơn mưa vào thu - đông thì Tây Nguyên khô hạn; đầu mùa hạ Tây Nguyên mưa lớn thì nhiều nơi ở Đông Trường Sơn có thời tiết nóng, ít mưa. |
? mục I 3
Câu hỏi mục I.3 trang 16 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 16 – 17.
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên nước ta phân hoá theo độ cao, thể hiện rõ rệt nhất ở các yếu tố khí hậu, đất và thực vật, tạo thành các đai cao tự nhiên.
Đai |
Đặc điểm |
Nhiệt đới gió mùa |
- Độ cao TB < 600 - 700m ở miền Bắc và lên đến 900 - 1000m ở miền Nam. - Nền nhiệt độ cao (nhiệt độ TB các tháng mùa hạ > 25°C), lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực. - Các nhóm đất chủ yếu: đất feralit vùng đồi núi thấp (phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ), đất phù sa (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,..). - Các kiểu thảm thực vật chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá, trảng cỏ, cây bụi; rừng ngập mặn, ngập nước,... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú. |
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
- Từ độ cao 600 - 700m ở miền Bắc và 900 - 1000m ở miền Nam đến độ cao 2600m. - Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ TB các tháng < 25°C; lượng mưa, độ ẩm tăng lên. - Các nhóm đất: + Từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: đất fe-ra-lit có mùn, chua, tầng đất mỏng. + Từ độ cao trên 1600 - 1700m: đất mùn. - Các kiểu thảm thực vật: + Từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... + Từ độ cao trên 1600 - 1700m: thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân, cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a. |
Ôn đới gió mùa trên núi |
- Từ độ cao trên 2600m, có diện tích nhỏ nhất (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). - Nhiệt độ TB năm < 15 °C, độ ẩm cao, tốc độ gió mạnh, có thể xuất hiện băng tuyết trong mùa đông. - Đất chủ yếu là đất mùn thô. - Thảm thực vật chủ yếu là các loài ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,... |
? mục II 1
Câu hỏi mục II.1 trang 19 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 18 – 19.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí |
Đặc điểm |
Giới hạn |
Ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. |
Địa hình |
- Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về đông nam. + Các dãy núi chủ yếu có hướng vòng cung, mở ra về phía bắc và phía đông. + Địa hình cac-xtơ có diện tích lớn và rất độc đáo. - Đồng bằng Bắc Bộ địa hình thấp, khá bằng phẳng; ở các vùng cửa sông độ cao trung bình là 1 - 2 m. - Phía đông nam là vùng vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng, có nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo. Ở Quảng Ninh có kiểu địa hình bờ biển mài mòn - bồi tụ, khu vực cửa sông Hồng có kiểu địa hình bồi tụ. |
Khí hậu |
- Nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. - Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. |
Sông ngòi |
- Mạng lưới sông ngòi có mật độ khá lớn - Hai hướng chính: vòng cung và tây bắc - đông nam, cùng hướng các dãy núi. - Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa. |
Cảnh quan |
- Tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. - Có sự khác biệt về mùa nóng, mùa lạnh. - Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. - Ở vùng núi cao trên 600m xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới. |
Khoáng sản |
- Nhiều loại khoáng sản nhưng thường có trữ lượng nhỏ. - Khoáng sản chủ yếu: than, sắt, thiếc, von-phram, chì - kẽm, vật liệu xây dựng... - Vùng thềm lục địa phía đông nam có dầu khí ở bể trầm tích Sông Hồng. |
? mục II 2
Câu hỏi mục II.2 trang 19 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 19 – 20.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí |
Đặc điểm |
Giới hạn |
Từ hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam của đồng bằng Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã. |
Địa hình |
- Địa hình cao nhất cả nước với nhiều dỉnh núi cao trên 2000m. - Khu vực Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hướng tây bắc - đông nam. + Giáp biên giới Việt – Lào: các dãy núi trung bình, khoảng 1800m. + Trung tâm: các dãy núi, cao nguyên đá vôi xen kẽ bồn địa, lòng chảo. - Ở Bắc Trung Bộ: vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam và mở rộng về phía biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá. - Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ – mài mòn. - Thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. - Vùng biển có một số đảo: Cồn Cỏ, hòn Mê, hòn Ngư,… |
Khí hậu |
- So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C). - Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. - Mùa mưa khác nhau giữa các khu vực: + Ở Tây Bắc có mưa nhiều vào mùa hạ. + Ở Bắc Trung Bộ mưa nhiều vào thu - đông. |
Sông ngòi |
- Có hướng tây bắc - đông nam. - Một số sông ở Bắc Trung Bộ có hướng tây - đông. - Đặc điểm chế độ nước sông phản ánh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ. - Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6. |
Cảnh quan |
- Tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. - Thành phần loài sinh vật nhiệt đới, các loài thực vật phương Nam. - Ở vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới. |
Khoáng sản |
Khoáng sản chủ yếu: sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi,... |
? mục II 3
Câu hỏi mục II.3 trang 22 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 3.4, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 20 – 22.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí |
Đặc điểm |
Giới hạn |
Phía nam dãy núi Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16°B) trở vào nam. |
Địa hình |
- Bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ. - Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín: Quy Nhơn, Vân Phong, Cam Ranh,..., nhiều đảo và quần đảo → phát triển các ngành kinh tế biển. |
Khí hậu |
- Mang tính chất cận xích đạo gió mùa. + Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ. + Khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. - Có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam. |
Sông ngòi |
- Khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ. - Chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hoá địa hình và chế độ mưa. |
Cảnh quan |
- Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến các loài nhiệt đới, xích đạo. - Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá theo mùa. - Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính đa dạng sinh học lớn nhất cả nước. |
Khoáng sản |
Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xit ở Tây Nguyên,... |
? mục III
Câu hỏi trang 22 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 22.
Lời giải chi tiết:
Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
- Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thế mạnh khác nhau, là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế.
- Phân hóa tự nhiên cũng tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng.
- Sự phân hoá của tự nhiên cũng tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.
- Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng.
- Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.
Luyện tập
Câu hỏi luyện tập trang 22 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Lập bảng so sánh đặc điểm tự nhiên của 3 miền địa lí tự nhiên ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 17 – 22.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí |
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ |
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ |
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ |
Giới hạn |
Ranh giới phía tây - tây nam dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. |
Từ hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam của đồng bằng Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã. |
Phía nam dãy núi Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16°B) trở vào nam. |
Địa hình |
- Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về đông nam. + Các dãy núi chủ yếu có hướng vòng cung, mở ra về phía bắc và phía đông. + Địa hình cac-xtơ có diện tích lớn và rất độc đáo. - Đồng bằng Bắc Bộ địa hình thấp, khá bằng phẳng; ở vùng cửa sông độ cao trung bình 1 - 2 m. - Phía đông nam là vùng vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng, có nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo. Ở Quảng Ninh có kiểu địa hình bờ biển mài mòn - bồi tụ, khu vực cửa sông Hồng có kiểu địa hình bồi tụ. |
- Cao nhất cả nước, nhiều đỉnh cao trên 2000m. - Khu vực Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hướng tây bắc - đông nam. + Giáp biên giới Việt – Lào: các dãy núi trung bình, khoảng 1800m. + Trung tâm: các dãy núi, cao nguyên đá vôi xen kẽ bồn địa, lòng chảo. - Bắc Trung Bộ: vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam và mở rộng về phía biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá. - Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ – mài mòn. - Thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. - Vùng biển có một số đảo: Cồn Cỏ, hòn Mê,… |
- Bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ. - Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín: Quy Nhơn, Vân Phong, Cam Ranh,..., nhiều đảo và quần đảo → phát triển các ngành kinh tế biển. |
Khí hậu |
- Nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. - Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. |
- So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C). - Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. Mùa mưa khác nhau giữa các khu vực: + Ở Tây Bắc có mưa nhiều vào mùa hạ. + Ở Bắc Trung Bộ mưa nhiều vào thu - đông. |
- Mang tính chất cận xích đạo gió mùa. + Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ. + Khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. - Có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn Nam. |
Sông ngòi |
- Mạng lưới sông ngòi có mật độ khá lớn. - Hai hướng chính: vòng cung và tây bắc - đông nam, cùng hướng các dãy núi. - Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa. |
- Hướng tây bắc - đông nam. Một số ở Bắc Trung Bộ có hướng tây - đông. - Chế độ nước sông phản ánh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ. - Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ tiểu mãn vào T5, 6. |
- Khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ. - Chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hoá địa hình và chế độ mưa. |
Cảnh quan |
- Tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. - Có sự khác biệt về mùa nóng, mùa lạnh. - Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. - Ở vùng núi cao trên 600m xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới. |
- Tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. - Thành phần loài sinh vật nhiệt đới, các loài thực vật phương Nam. - Ở vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới. |
- Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến các loài nhiệt đới, xích đạo. - Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá theo mùa. - Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính đa dạng sinh học lớn nhất cả nước. |
Khoáng sản |
- Nhiều loại khoáng sản nhưng thường có trữ lượng nhỏ. - Khoáng sản chủ yếu: than, sắt, thiếc, von-phram, chì - kẽm, vật liệu xây dựng... - Vùng thềm lục địa phía đông nam có dầu khí ở bể trầm tích Sông Hồng. |
Khoáng sản chủ yếu: sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi,... |
Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xit ở Tây Nguyên,... |
Vận dụng
Câu hỏi 2 trang 22 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Địa phương em sinh sống thuộc miền tự nhiên nào? Hãy thu thập thông tin và giới thiệu về một hoặc một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền đó.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Vd: Hà Nội
- Thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Một số đặc điểm tự nhiên nổi bật:
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Địa hình: khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
- Bài 4. Thực hành: Trình bày báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - SGK Địa lí 12 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 26. Thực hành: Viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 30. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 26. Thực hành: Viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó - SGK Địa lí 12 Cánh diều