Soạn Địa 12, giải bài tập Địa Lí 12 Cánh diều Chương 4. Địa lí các vùng kinh tế - SGK Địa lí 12 Cánh ..

Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên - SGK Địa lí 12 Cánh diều


Dựa vào thông tin và hình 23.1, hãy Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Câu hỏi mục 1 trang 122 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.

- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 122.

Lời giải chi tiết:

- Là vùng kinh tế không giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp Lào và Cam-pu-chia.

- Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta. 

- Vị trí địa lí đã tạo cho vùng nhiều thuận lợi trong mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công và nhiều vùng khác trong cả nước.

- Tổng diện tích tự nhiên của Tây Nguyên khoảng 54,5 nghìn km2

- Lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

? mục I 2

Câu hỏi mục 2 trang 123 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày khái quát về dân số của vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 122 – 123.

Lời giải chi tiết:

- Năm 2021, vùng có trên 6 triệu người; tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25 % (cao hơn trung bình cả nước).

- Mật độ dân số là 111 người/km2; tỉ lệ dân thành thị chiếm 28,9% dân số của vùng (2021).

- Nhiều dân tộc: Kinh, Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Ho, Ba Na, Gia Rai, Tày, Nùng,... 

- Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đa dạng về bản sắc văn hoá truyền thống, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng.

? mục II

Câu hỏi mục II trang 125 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.1, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 123 – 125.

Lời giải chi tiết:

* Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Địa hình, đất: 

+ Các cao nguyên bể mặt khá bằng phẳng, rộng với đất đai màu mỡ, điển hình là đất đỏ ba-dan phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. 

+ Núi cao có cảnh quan tự nhiên và khí hậu phân hóa theo độ cao phát triển du lịch.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hóa theo mùa rõ rệt đa dạng hóa cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt và phát triển du lịch.

- Nguồn nước: 

+ Nhiều hệ thống sông, có trữ lượng thủy năng lớn phát triển thủy điện. 

+ Nhiều thác, hồ cảnh quan phát triển du lịch, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Rừng: Diện tích rừng lớn (năm 2021 chiếm 17,4% diện tích rừng cả nước), tính đa dạng sinh học cao, nhiều loại gỗ quý, nhiều loại cây thân gỗ có giá trị phát triển lâm nghiệp.

- Khoáng sản: bô-xit với trữ lượng hàng tỉ tấn (chiếm hơn 90% cả nước).

* Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ qua đào tạo ngày càng tăng, người dân nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp khai thác và chế biến được đầu tư về vốn, công nghệ.

- Nhiều đường lối, chính sách, chương trình và dự án được đầu tư phát triển thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc, độc đáo gắn với đặc trưng của cộng đồng các dân tộc: 

+ Lễ hội, làng nghề truyền thống. 

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Hạn chế:

- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu, mùa khô kéo dài làm mực nước ngầm hạ thấp công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém gây trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống người dân.

- Tài nguyên rừng suy giảm, làm giảm nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng các loại gỗ, đe dọa đến môi trường sống.

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt là giao thông vận tải và các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục.

? mục III 1

Câu hỏi mục 1 trang 127 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 125 – 127.

Lời giải chi tiết:

- Là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta, chiếm hơn 40 % diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước (2021). 

- Một số cây trồng chính của vùng là: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè.

+ Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có diện tích và sản lượng luôn dẫn dầu cả nước. 

+ Việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến, bảo quản ngày càng tăng nên giá trị của cà phê mang lại lớn và đã góp phần rất lớn đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. 

+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh trong vùng, nhiều nhất ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông.

+ Hồ tiêu ở Tây Nguyên đứng đầu nước ta cả về diện tích và sản lượng (chiếm hơn 2/3 diện tích và sản lượng của cả nước, năm 2021). 

+ Hồ tiêu được trồng nhiều ở Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai.

+ Cao su có diện tích lớn thứ hai cả nước.

+ Gia Lai và Đắk Lắk là hai tỉnh trồng nhiều cao su nhất Tây Nguyên.

+ Điều đứng thứ hai cả nước về diện tích, được trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Chè được trồng nhiều ở Lâm Đồng và Gia Lai. Mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng đã mang lại hiệu quả.

? mục III 2

Câu hỏi mục 2 trang 127 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 127.

Lời giải chi tiết:

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng, năm 2021 đạt 753,7 nghìn m3

- Đắk Lắk và Kon Tum là hai tỉnh có sản lượng gỗ khai thác cao nhất vùng.

- Diện tích rừng trồng tăng lên, năm 2021 là 468,6 nghìn ha (chiếm khoảng 10,2% cả nước), Gia Lai và Lâm Đồng có diện tích rừng trồng lớn nhất vùng.

- Năm 2021, độ che phủ rừng của vùng đạt 46,3%.

- Ở Tây Nguyên, hoạt động lâm sinh và bảo vệ rừng luôn được chú trọng.

- Phát triển lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên và cả Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...

? mục III 3

Câu hỏi mục 3 trang 128 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.2, hãy trình hay sự phát triển và phân bố thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 128.

Lời giải chi tiết:

- Vùng đã khai thác thế mạnh và phát triển thuỷ điện từ rất sớm, trữ năng thuỷ điện tập trung chủ yếu trên các sông Sê San, Srê Pôk và Đồng Nai.

+ Sông Sê San: Nhà máy Thuỷ điện I-a-ly (công suất 720 MW) và 4 bậc thang thuỷ điện là Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Plei Krông với tổng công suất khoảng 1.500 MW. 

+ Sông Srê Pôk: 6 bậc thang thuỷ điện với tổng công suất khoảng 600 MW. 

+ Sông Đồng Nai: Nhà máy Thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 với tổng công suất trên 700 MW.

- Sản lượng diện sản xuất của các nhà máy thuỷ điện chiếm gần 20% sản lượng điện sản xuất của cả nước (năm 2021).

- Xây dựng các nhà máy thuỷ điện cũng như hình thành các bậc thang thuỷ điện ở Tây Nguyên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường. góp phần đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống người dân, ngoài ra còn phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản tại các hồ thuỷ lợi...

- Vấn đề đặt ra: cần lưu ý bảo vệ rừng, đất đai và điều tiết nước trong mùa lũ nhằm tránh những ảnh hưởng lớn đến môi trường, cân bằng sinh thái và dời sống của cộng đồng dân cư.

? mục III 4

Câu hỏi mục 4 trang 128 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 128.

Lời giải chi tiết:

- Khai thác bô-xit được triển khai trong dự án A-lu-min Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhà máy sản xuất a-lu-min Nhân Cơ (Đắk Nông), công suất mỗi dự án là 650 nghìn tấn a-lu-min /năm. 

- Sản lượng bô-xit khai thác của vùng đạt hơn 5 triệu tấn (2021). 

- Các nhà máy bước đầu đã áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến trong khai thác và chế biến bô-xit nên sản lượng và năng suất ngày càng tăng lên.

- Mở ra hướng phát triển công nghiệp mới là khai thác và chế biến quặng bô-xit để tạo a a-lu-min, tiến tới sản xuất nhôm cho vùng và cả nước, đóng góp ngân sách địa phương, rút ngắn khoảng cách chênh lệch kinh tế - xã hội giữa Tây Nguyên và các vùng trên cả nước.

- Việc khai thác cần gắn với chế biến, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại; bảo vệ môi trường, rừng, thu và xử lí bùn đỏ hiệu quả, bền vững. Các mỏ trong khu dân cư cần khai thác sớm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính sách bồi thường phù hợp và ổn định đời sống người dân.

? mục III 5

Câu hỏi mục 5 trang 129 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch vùng Tây Nguyên.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 128 – 129.

Lời giải chi tiết:

- Du lịch phát triển khá nhanh với sự đa dạng về loại hình và sản phẩm du lịch, nổi bật là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị độc đảo của các dẫn động...

- Khách du lịch do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ chủ yếu là khách nội địa, chiếm hơn 90% tổng lượt khách đến vùng. 

- Doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 3% của cả nước (2021).

- Các điểm du lịch, khu du lịch nổi tiếng là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Vườn quốc gia Yok Đôn, Buôn Đôn (Đắk Lắk), Măng Đen (Kon Tum), I-a-ly (Gia Lai).... 

- Hai trung tâm du lịch của vùng là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

? mục IV

Câu hỏi mục 4 trang 129 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở vùng Tây Nguyên. Nêu ví dụ cụ thể.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 129.

Lời giải chi tiết:

- Tạo sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, duy trì môi trường hoà bình, ổn định, nâng cao vị thế chiến lược của Tây Nguyên.

- Cơ sở, nền tảng để củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc vùng, ổn định sinh kế và nâng cao trình độ, duy trì khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền quốc gia và lãnh thổ.

VD:Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là "phên dậu phía Tây của Tổ quốc", là "nóc nhà của Đông Dương" thuộc khu vực Tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Cam-pu-chia nên phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên có vai trò quan trọng với kinh tế đất nước.

Luyện tập 1

Câu hỏi 1 trang 129 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Dựa vào bảng 23.1, hãy vẽ biểu đồ cột nhóm thể hiện diện tích một số cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên năm 2010 và năm 2021. Nêu nhận xét.

Phương pháp giải:

Vẽ biểu đồ và nhận xét.

Lời giải chi tiết:

*Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện diện tích một số cây công nghiệp lâu năm

ở vùng Tây Nguyên năm 2010 và năm 2021

*Nhận xét:

Nhìn chung, giai đoạn 2010 - 2021, diện tích các cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên đều tăng diện tích, chỉ riêng cây chè giảm diện tích. Diện tích các cây có sự chênh lệch, cụ thể:

- Cây cà phê có diện tích lớn nhất, tăng từ 526,7 nghìn ha (2010) lên 657,4 nghìn ha (2021), tăng 130,7 nghìn ha.

- Cây cao su có diện tích đứng thứ 2, tăng từ 214,8 nghìn ha (2010) lên 232,2 nghìn ha (2021), tăng 17,7 nghìn ha.

- Cây điều có diện tích đứng thứ 3, tăng từ 88,1 nghìn ha (2010) lên tới 90,3 nghìn ha (2021), tăng 2,2 nghìn ha.

- Cây hồ tiêu có diện tích tăng nhanh nhất, tăng từ 22,6 nghìn ha (2010) lên đến 85,3 nghìn ha (2021), tăng 62,7 nghìn ha.

- Cây chè giảm diện tích, giảm từ 25 nghìn ha (2010) xuống còn 11,6 nghìn ha (2021), giảm 13,4 nghìn ha.

Luyện tập 2

Câu hỏi 2 trang 129 SGK Địa lí 12, Cánh diều

Thu thập tài liệu, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên theo gợi ý dưới đây:

- Vai trò và tác động (giải quyết việc làm, thu nhập,...).

- Tình hình phát triển (diện tích, sản lượng, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, thị trường tiêu thụ,...).

- Đặc điểm phân bố.

Phương pháp giải:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Cà phê là cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên. Sản xuất cà phê có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trong ngành nông nghiệp của Tây Nguyên, sản xuất cà phê giữ vị trí quan trọng ảnh hưởng lớn tới giá trị sản lượng nông nghiệp. Sản xuất cà phê đóng góp khoảng gần 30% GDP của Tây Nguyên. Hiện khu vực này là vùng chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của Việt Nam. Sản xuất cà phê là nguồn thu ngoại tệ quan trọng với các tỉnh Tây Nguyên, trong tổng kinh ngạch xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên, giá trị xuất khẩu của cà phê luôn chiếm khoảng 80%. Sản xuất cà phê taoh việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vùng có tổng diện tích trồng cà phê khoảng 639000 ha (chiếm tỷ lệ 92% so với cả nước), năng suất đạt 28,5 tấn/ha (cao gấp 1,1 lần so với cả nước), sản lượng khoảng 1669000 tấn, chiếm tỷ lệ 95% so với cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của vùng và được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Âu (EU), Mỹ, Đông Nam Á. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí