Bài 13. Vấn đề phát triển công nghiệp - SGK Địa lí 12 Cánh diều>
Dựa vào thông tin bài học, hãy: - Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. - Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
? mục I 1
Câu hỏi mục I.1 trang 64 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta.
- Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 63 – 64.
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng. Giai đoạn 2010 – 2021, tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm từ 10,2% xuống còn 3%; tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 86,2% lên 93%.
- Trong nội bộ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có sự chuyển dịch theo hướng vừa đa dạng hoá vừa chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn (như công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, công nghiệp dệt, may và giày, dép,...).
- Nguyên nhân của sự chuyển dịch:
+ Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.
+ Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
+ Chịu sự tác động của thị trường (nhân tố điều tiết sản xuất), những thay đổi của nhu cầu thị
trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.
+ Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội.
? mục I 2
Câu hỏi mục I.2 trang 65 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta.
- Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 64 – 65.
Lời giải chi tiết:
* Sự chuyển dịch:
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
+ Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng từ 20,9% (2010) xuống còn 6,5% (2021).
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao và tăng từ 27,7% (2010) lên 34,4% (2021).
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng lớn nhất và tăng từ 51,4% (2010) lên 59,1% (2021).
- Kinh tế Nhà nước quản lí các ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn với tài nguyên và an ninh quốc phòng: công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên; sản xuất điện.....
- Kinh tế ngoài Nhà nước tập trung phát triển các ngành có tiềm năng và lợi thế trong nước như: dệt, may và giày, dép; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống....
- Kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chú trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,…
* Nguyên nhân: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch để phù hợp với mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế.
? mục I 3
Câu hỏi mục I.3 trang 65 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy:
- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta.
- Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 65.
Lời giải chi tiết:
* Phân bố công nghiệp theo không gian có sự chuyển dịch:
- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, ưu tiên phát triển tại các vùng có lợi thế về vị trí địa lí, giao thông, tài nguyên, lao động... và có khả năng trở thành động lực tăng trưởng; mở rộng không gian phát triển công nghiệp để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại vùng đồng bằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, khu công nghệ cao để thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí hiện đại.
- Hình thành và phát triển các cụm liên kết công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên, nhóm sản phẩm chuyên môn hoá và tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao ở một số vùng, địa bàn trọng điểm.
→ Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành và chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.
? mục II 1a
Câu hỏi mục II.1a trang 67 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 67.
Lời giải chi tiết:
- Nước ta có trữ lượng than khá lớn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.
- Than có nhiều loại: than an-tra-xit (khoảng 3,5 tỉ tấn), than nâu (khoảng 210 tỉ tấn), than bùn, than mỡ,...
- Than ở nước ta được khai thác từ thời Pháp thuộc, phát triển mạnh từ công cuộc Đổi mới, nhất là từ sau năm 2005 đến nay, do nhu cầu sử dụng than trong nước tăng lên, phục vụ cho sản xuất điện, cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2021, sản lượng than của nước ta đạt 48,3 triệu tấn và được khai thác nhiều nhất ở Quảng Ninh.
- Do việc khai thác và sử dụng than ảnh hưởng nhiều đến môi trường nên ngành này đang thực hiện đổi mới máy móc, công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất tài nguyên và bảo vệ môi trường.
? mục II 1b
Câu hỏi mục II.1b trang 68 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 67 – 68.
Lời giải chi tiết:
- Trữ lượng dầu thô và khí tự nhiên ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí, tập trung ở các bể trầm tích trên vùng biển và thềm lục địa, trong đó 4 bể có trữ lượng đáng kể và đang khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai – Thổ Chu và Sông Hồng.
- Hoạt động khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở trong nước được bắt đầu từ thế kỉ XX tại mỏ Bạch Hổ, sau đó dần mở rộng ra các mỏ khác có trữ lượng lớn: Đại Hùng, Rạng Đông,…
- Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng nhanh trong những thập kỉ trước đây.
+ Ngành công nghiệp lọc hoá dầu phát triển với các nhà máy Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi), Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
+ Dầu thô và khí tự nhiên trong nước được khai thác chủ yếu ở vùng biển Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Việc khai thác dầu thô đã được mở rộng, liên doanh với những dự án khai thác ở nước ngoài: Ma-lai-xi-a, Liên bang Nga, An-giê-ri, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la nhưng sản lượng khai thác nhỏ.
+ Xu hướng phát triển: áp dụng quy trình công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu quả và giá trị sử dụng các sản phẩm dầu thô và khí tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường.
? mục II 2
Câu hỏi mục II.2 trang 69 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 68 – 69.
Lời giải chi tiết:
- Tiềm năng phong phú, đa dạng gồm: thuỷ năng, năng lượng hoá thạch (than, dầu thô, khí tự nhiên,...), năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối,...).
- Phát triển tương đối sớm với sự ra đời của Nhà máy Điện Cửa Cấm (Hải Phòng).
- Giá trị sản xuất và sản lượng điện tăng liên tục do nhu cầu của sản xuất và đời sống.
- Cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi.
- Các nhà máy nhiệt điện than: Phả Lại (Hải Dương), Quảng Ninh, Vĩnh Tân (Ninh Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh).... các nhà máy nhiệt điện khí: Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau 1, 2 (Cà Mau).....
- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,...
- Điện gió, điện mặt trời được đẩy mạnh và phát triển ở nhiều vùng nước ta: điện gió ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre,... điện mặt trời ở Bình Định, Phú Yên,...
- Mạng lưới điện quốc gia được hình thành và phát triển để khắc phục sự mất cân đối về nguồn điện giữa các vùng, cải thiện chất lượng điện áp thông qua đường dây tài diện 500 kV Bắc - Nam. Năm 2021, tổng chiều dài dường dây 500 kV Bắc - Nam là 9 008 km.
- Xu hướng phát triển: tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) và thuỷ điện; đổi mới công nghệ của nhiều nhà máy điện đang vận hành; kiểm soát phát thải khí nhà kính; đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
? mục II 3
Câu hỏi mục II.3 trang 70 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 70.
Lời giải chi tiết:
- Ngành có vị trí then chốt và phát triển nhanh nhờ: khai thác được lợi thế về nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, chính sách ưu tiên phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ứng dụng công nghệ hiện đại,...
- Giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành đứng đầu và tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (chiếm 25,3 %, năm 2021). Giai đoạn 2015 - 2021, các sản phẩm của ngành (thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện,...) luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu trị giá xuất khẩu ở nước ta.
- Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ (các vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po,...).
- Định hướng phát triển của ngành là ưu tiên sản xuất sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện, phát triển phần mềm, điện tử y tế,...
? mục II 4
Câu hỏi mục II.4 trang 71 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 79 – 71.
Lời giải chi tiết:
- Ngành có lịch sử lâu đời, phát triển dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (từ nông nghiệp và thuỷ sản), nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước,...
- Giá trị sản xuất tăng liên tục, song tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước có xu hướng giảm dần (chiếm 12,6 %, năm 2021).
- Cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm: xay xát gạo, sản xuất thực phẩm (cà phê, chè, đường kính,...), chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thuỷ sản; sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho thuỷ sản; sản xuất nước tinh khiết, rượu, bia,...
- Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, sở hữu nhiều thương hiệu lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh cao.
- Phân bố tương đối rộng, tập trung ở Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,...); Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng,...) và Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Đồng Tháp,...).
- Định hướng phát triển: khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn (đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn cho công nghiệp chế biến), ưu tiên chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông nghiệp và thuỷ sản nước ta.
? mục II 5
Câu hỏi mục II.5 trang 72 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 13.3, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt, may và giày, dép ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 71 – 72.
Lời giải chi tiết:
- Là các ngành công nghiệp thế mạnh và truyền thống của nước ta, phát triển dựa vào nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Giá trị sản xuất, tỉ trọng của công nghiệp dệt, may và giày, dép ngày càng tăng (chiếm 11,1%, năm 2021), đứng sau ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống.
- Sản phẩm đa dạng: sợi, vải, quần áo, giày – dép da, giày vải, giày thể thao,...
- Sản lượng sản phẩm tăng liên tục.
- Nhiều thương hiệu dệt, may trang phục, giày, dép đã tạo dựng được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước.
- Phân bố rộng rãi khắp cả nước, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- Định hướng phát triển: ưu tiên tập trung vào thiết kế mẫu mã, chủ động sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, chuyển từ gia công sang sản xuất quần áo thời trang, giày cao cấp xuất khẩu; đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống (Trung Quốc, ASEAN), thúc đẩy các thị trường tiềm năng (Liên bang Nga, EU, Nhật Bản,...).
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập trang 72 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Hoàn thành bảng thể hiện đặc điểm phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta theo mẫu sau vào vở ghi.
Tên ngành công nghiệp |
Đặc điểm phát triển và phân bố |
|
|
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 67 – 72.
Lời giải chi tiết:
Tên ngành công nghiệp |
Đặc điểm phát triển và phân bố |
Công nghiệp khai thác than |
- Nước ta có trữ lượng than khá lớn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc. - Nhiều loại than: than an-tra-xit (khoảng 3,5 tỉ tấn), than nâu (khoảng 210 tỉ tấn), than bùn, than mỡ,... - Than ở nước ta được khai thác từ thời Pháp thuộc, phát triển mạnh từ công cuộc Đổi mới, nhất là từ sau năm 2005 đến nay. Năm 2021, sản lượng than của nước ta đạt 48,3 triệu tấn và được khai thác nhiều nhất ở Quảng Ninh. - Do việc khai thác và sử dụng than ảnh hưởng nhiều đến môi trường nên ngành này đang thực hiện đổi mới máy móc, công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất tài nguyên và bảo vệ môi trường. |
Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên |
- Trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí, tập trung ở các bể trầm tích trên vùng biển và thềm lục địa, trong đó 4 bể có trữ lượng đáng kể và đang khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai – Thổ Chu và Sông Hồng. - Hoạt động khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở trong nước được bắt đầu từ thế kỉ XX tại mỏ Bạch Hổ, sau đó dần mở rộng ra các mỏ khác có trữ lượng lớn: Đại Hùng, Rạng Đông,… - Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: + Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng nhanh trong những thập kỉ trước đây. + Ngành công nghiệp lọc hoá dầu phát triển với các nhà máy Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi), Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu)... + Dầu thô và khí tự nhiên trong nước được khai thác chủ yếu ở vùng biển Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. + Việc khai thác dầu thô đã được mở rộng, liên doanh với những dự án khai thác ở nước ngoài nhưng sản lượng khai thác nhỏ. + Xu hướng phát triển: áp dụng quy trình công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu quả và giá trị sử dụng các sản phẩm dầu thô và khí tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. |
công nghiệp sản xuất điện |
- Tiềm năng phong phú, đa dạng: thuỷ năng, năng lượng hoá thạch (than, dầu thô, khí tự nhiên,...), năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối,...). - Phát triển tương đối sớm với Nhà máy Điện Cửa Cấm (Hải Phòng). - Giá trị sản xuất và sản lượng điện tăng liên tục. - Cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi. - Các nhà máy nhiệt điện than: Phả Lại (Hải Dương), Quảng Ninh, Vĩnh Tân (Ninh Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh).... các nhà máy nhiệt điện khí: Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau 1, 2 (Cà Mau)..... - Các nhà máy thuỷ điện lớn: Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,... - Điện gió, điện mặt trời được đẩy mạnh và phát triển ở nhiều vùng: điện gió ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre,... điện mặt trời ở Bình Định, Phú Yên,... - Mạng lưới điện quốc gia được hình thành và phát triển thông qua đường dây tài diện 500 kV Bắc - Nam. Năm 2021, tổng chiều dài dường dây 500 kV Bắc - Nam là 9 008 km. - Xu hướng phát triển: tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) và thuỷ điện; đổi mới công nghệ của nhiều nhà máy điện đang vận hành; kiểm soát phát thải khí nhà kính; đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia. |
Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính |
- Ngành có vị trí then chốt và phát triển nhanh nhờ: khai thác được lợi thế về nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, chính sách ưu tiên phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ứng dụng công nghệ hiện đại,... - Giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành đứng đầu và tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (25,3% - 2021). Giai đoạn 2015 - 2021, các sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện,...luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu trị giá xuất khẩu ở nước ta. - Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Định hướng phát triển của ngành là ưu tiên sản xuất sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện, phát triển phần mềm, điện tử y tế,... |
Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống |
- Ngành có lịch sử lâu đời, phát triển dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (từ nông nghiệp và thuỷ sản), nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước,... - Giá trị sản xuất tăng liên tục, song tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước có xu hướng giảm dần (12,6 %, năm 2021). - Cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm: xay xát gạo, sản xuất thực phẩm (cà phê, chè, đường kính,...), chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thuỷ sản; sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho thuỷ sản; sản xuất nước tinh khiết, rượu, bia,... - Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, sở hữu nhiều thương hiệu lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh cao. - Phân bố tương đối rộng, tập trung ở Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,...); Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng,...) và Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Đồng Tháp,...). - Định hướng phát triển: khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn (đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn cho công nghiệp chế biến), ưu tiên chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông nghiệp và thuỷ sản nước ta. |
Công nghiệp dệt, may và giày, dép |
- Là các ngành thế mạnh và truyền thống của nước ta, phát triển dựa vào nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Giá trị sản xuất, tỉ trọng của ngày càng tăng (chiếm 11,1% - 2021), đứng sau ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống. - Sản phẩm đa dạng: sợi, vải, quần áo, giày - dép da, giày vải, giày thể thao,... - Sản lượng sản phẩm tăng liên tục. - Nhiều thương hiệu dệt, may trang phục, giày, dép đã tạo dựng được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước. - Phân bố rộng rãi khắp cả nước, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. - Định hướng phát triển: ưu tiên tập trung vào thiết kế mẫu mã, chủ động sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, chuyển từ gia công sang sản xuất quần áo thời trang, giày cao cấp xuất khẩu; đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống (Trung Quốc, ASEAN), thúc đẩy các thị trường tiềm năng (Liên bang Nga, EU, Nhật Bản,...). |
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng trang 72 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong hai nội dung dưới đây về phát triển công nghiệp ở địa phương:
- Vai trò của công nghiệp đối với huyện, thị xã, thành phố nơi em sinh sống.
- Một ngành công nghiệp đặc trưng ở địa phương.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Nội dung 1: Báo cáo ngắn về vai trò của công nghiệp đối với huyện, thị xã, thành phố nơi em sinh sống
VD: Sản xuất công nghiệp Bắc Ninh
Gợi ý:
Nội dung 2: Viết báo cáo ngắn về một ngành công nghiệp đặc trưng ở địa phương
VD: Công nghiệp điện tử ở Bắc Ninh
Bắc Ninh hiện có hơn 1770 doanh nghiệp đến từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đã, đang đầu tư vào địa bàn. Nhờ đó, công nghiệp của Bắc Ninh phát triển thêm nhiều ngành mới, sản phẩm mới. Trong đó, nổi bật nhất là ngành công nghiệp điện tử với sự đóng góp của các tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới: Samsung (Hàn Quốc); Canon (Nhật Bản); Foxconn (Đài Loan)… góp phần thúc đẩy Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất điện tử hàng đầu của cả nước, làm thay đổi và tạo nên đột phá của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh tập trung vào các sản phẩm phân khúc giá trị cao như: điện thoại thông minh, thiết bị điện tử, linh phụ kiện điện tử tích hợp chuỗi giá trị… Với sự hiện diện 3 nhà máy của Tập đoàn Samsung (SEV, SDV, SDIV) tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD đầu tư vào KCN Yên Phong, từ năm 2018 Bắc Ninh đã vươn lên vị trí số 1 về quy mô sản xuất công nghiệp trong cả nước, đồng thời trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp điện tử lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, ngành sản xuất sản phẩm điện tử chiếm tới 79,3% toàn ngành công nghiệp và là ngành chủ lực góp phần phát triển lĩnh vực công nghiệp, tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Trong thời gian qua, lao động ngành điện tử tại Bắc Ninh có những bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực. Năm 2022, toàn tỉnh tuyển sinh học nghề 60.000 người. Trong đó, trình độ cao đẳng 3.800 người, trung cấp 4.500 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 51.700 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77% (tăng 1% so với năm 2021).
Hiện nay, một trong những ưu tiên phát triển trong ngành điện tử của Bắc Ninh là sản xuất thiết bị bán dẫn. Bắc Ninh có sẵn nhu cầu với mảng thiết bị bán dẫn và có khả năng xây dựng chuỗi giá trị bằng việc thu hút được Tập đoàn Amkor đầu tư tại KCN Yên Phong II-C, tổng vốn đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn của ngành công nghiệp điện tử Bắc Ninh là nguồn lao động chất lượng cao, được đào tạo còn thiếu. Công tác nghiên cứu, dự báo cung - cầu và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác, lao động công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là người ngoài tỉnh, lao động ngoài tỉnh ở các khu công nghiệp chiếm gần 67,22%, gây nhiều khó khăn cho tỉnh Bắc Ninh về ổn định đội ngũ lao động, gây sức ép về nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn.
- Bài 14. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 15. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở nước ta - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 17. Thương mại và dịch vụ - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu thực tế về một số hoạt động và sản phẩm dịch vụ của địa phương - SGK Địa lí 12 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 26. Thực hành: Viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 30. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 29. Thực hành: Viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SGK Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 26. Thực hành: Viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó - SGK Địa lí 12 Cánh diều