Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn - Toán 9 Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.6 trên 48 phiếu
Lý thuyết Vị trí tương đối của hai đường tròn

1. Hai đường tròn cắt nhau

Xem chi tiết

Mục 1 trang 104, 105

Cho hình 5.31, trong đó giả sử O’A < OA. Ta có: OA – O’A < OO’ < OA + O’A. Hãy vẽ hai đường tròn (O; OA) và (O’; O’A) và cho biết hai đường tròn này có mấy điểm chung?

Xem chi tiết

Mục 2 trang 105

Trên hình 5.33a, ta có OO’ = OA + O’A; trên Hình 5.33b, ta có OO’ = OA. Trong mỗi trường hợp, hãy vẽ hai đường tròn (O; OA) và (O; O’A) và cho biết hai đường tròn đó có mấy điểm chung?

Xem chi tiết

Mục 3 trang 106, 107

Trên hình 5.35a, ta có OO’ > OA + OB, trên Hình 5.35b, ta có OO’ < OA – O’B. Trong mỗi trường hợp, hãy vẽ hai đường tròn (O; OA) và (O’; OB) và cho biết hai đường tròn đó có điểm chung nào không.

Xem chi tiết

Bài 5.24 trang 107

Hình 5.37 cho thấy hình ảnh của những đường tròn qua cách trình bày một số sản phẩm mây tre đan. Bằng cách đánh số các đường tròn, em hãy chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và cặp đường tròn không giao nhau.

Xem chi tiết

Bài 5.25 trang 107

Cho hai điểm O và O’ cách nhau một khoảng 5 cm. Mỗi đường tròn sau đây có vị trí tương đối như thế nào đối với đường tròn (O; 3 cm) . a) Đường tròn (O’; 3 cm) ; b) Đường tròn (O’; 1 cm) c) Đường tròn (O’; 8 cm)

Xem chi tiết

Bài 5.26 trang 107

Cho ba điểm thẳng hàng O, A và O’. Với mỗi trường hợp sau, hãy viết hệ thức giữa các độ dài OO’, OA và O’A rồi xét xem hai đường tròn (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong hay tiếp xúc ngoài với nhau; vẽ hình để khẳng định dự đoán của mình. a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và O’; b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và O’; c) Điểm O’ nằm giữa hai điểm A và O.

Xem chi tiết

Bài 5.27 trang 107

Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng qua A cắt (O) tại B và cắt (O’) tại C. Chứng minh rằng OB // O’C.

Xem chi tiết