Ý kiến của anh (chị) trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" - Ngữ Văn 12>
Cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" mới được hơn hai năm và đã thu được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Đề bài
ĐỀ BÀI: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Lời giải chi tiết
Cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" mới được hơn hai năm và đã thu được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ. Đã từ nhiều năm về trước có một câu nói khuyết danh được lưu truyền trong ngành giáo dục: "Trường cho ra trường, lớp cho ra lớp, thầy cho ra thầy, trò cho ra trò, dạy cho ra dạy, học cho ra học”. Có lẽ câu nói ấy muốn nói đến sự quy củ, vẻ khang trang của nhà trường, chất lượng của việc dạy và học.
Nếu ngoài xã hội có hiện tượng tiêu cực như chạy chức, chạy khen thưởng, tệ nạn tham nhũng... thì trong ngành giáo dục có nhiều chuyện tiêu cực trong thi cử như lộ đề thi, bán đề thi, thi hộ, mang tài liệu vào phòng thi để sao chép, dùng điện thoại di động vào phòng thi để nhận đáp án từ ngoài gọi vào. Một số giám thị ngang nhiên vi phạm quy chế thi. Còn có chuyện chạy điểm trong các kì thi tốt nghiệp THPT để được xếp loại giỏi, sẽ được cộng thêm điểm khi thi đại học, cao đẳng. Có nhiều chuyện nực cười như: trường A, trường B... tinh H, tỉnh Q... thi tốt nghệp đỗ 100%, nhưng thi đại học, cao đẳng tỉ lệ hỏng thì thật là thảm bại. Thậm chí có khá nhiều học sinh được xếp loại giỏi trong kì thi tốt nghiệp nhưng điểm trung bình môn thi đại học chỉ mới được 2 hoặc 3!
Thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi có lần đã hỏi: “Có nghìn lẻ một chuyện cười thời hiện đại về thi cử”. Lúc nào kết thúc một chuyện vui cười ra nước mắt, thầy lại nhỏ nhẹ nhắc: “Thi cử là chuyện khó, chuyện nghiêm túc. Các em cần phải chăm chỉ và nỗ lực học tập...”.
Tại sao những tiêu cực trong thi cử lại kéo dài nhiều năm và trở thành “bệnh”? Đó là bệnh thành tích trong giáo dục. Dạy và học chấm chớ, đại khái như tỉ lệ tốt nghiệp cao tít cung mây. “Thành tích” được đăng báo, tỉnh và huyện tuyên dương, thầy hiệu trưởng vẻ vang, các thầy cô giáo rạng rỡ. Phụ huynh nở mày nở mặt: học sinh mừng vui. Bằng khen, phần thưởng, liên hoan lu bù... Đó đây cũng có người sớm nhận ra tệ nạn đó, nhưng không dám nói ra, hoặc không được phép nói ra. Vì thế, bệnh thành tích trong giáo dục “ngày một thêm trầm trọng”.
Là một học sinh lớp 12, với học lực chỉ trên trung bình. Kì thi tốt nghiệp, thi cao đẳng, thi trung cấp chuyên nghiệp là một thử thách to lớn đối với tôi đang ở gần phía trước. Tôi luôn tự nhắc nhở mình phải chăm chỉ và cố gắng học tập, ôn tập, giảm bớt chơi đùa, dành nhiều thời gian cho việc học. Tôi hi vọng cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một cuộc vận động sẽ làm trong sạch ngành giáo dục, có tác dụng đẩy mạnh cuộc thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. Đẩy lùi được căn bệnh trầm kha ấy, chắc chắn chất lượng học tập và thi cử của thế hệ trẻ sẽ được đánh giá đúng, thực chất hơn.
Loigiaihay.com
- Bàn luận về lợi ích và hứng thú của công việc tự học - Ngữ Văn 12
- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" - Ngữ Văn 12 - Bài 2
- Bạn nghĩ gì về việc chúng ta tự học - Ngữ Văn 12
- Bình luận về nỗi lo và sự rèn luyện, tu dưỡng - Ngữ Văn lớp 12
- Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích - một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay - Ngữ Văn 12
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"