Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bánh chưng bánh giầy


Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Bánh chưng bánh giầy" hay nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB 1

      Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

MB 2

      Bánh chưng bánh giày là hai thứ bánh mang đậm hồn quê Việt. Cứ mỗi độ giao thừa, ta hạnh phúc biết bao khi khoảnh khắc ngồi bên bếp lửa hồng trông nồi bánh chưng chín, chọn những chiếc bánh vuông vức nhất, đẹp nhất đặt lên bàn thờ ông bà. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc của chiếc bánh chưng chưa? Ai là người đã sáng tạo ra nó và ý nghĩa của những chiếc bánh mang ý nghĩa gì chưa nhỉ? Chắc hẳn, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình khi nghe truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Đó là một câu chuyện thú vị và sâu sắc.

MB 3

     Hằng năm, mỗi độ xuân về, nhân dân Việt Nam chúng ta lại nô nức, vui vẻ chuẩn bị lá dong, xay đỗ, mua thịt, giã gạo, gói bánh. Nơi này làm bánh giầy, làng nọ gói bánh chưng. Có chỗ làm cả bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên, tế lễ trời đất, vừa đón xuân vừa cầu mong sang năm mới nhà nhà được no ấm, người người được khoẻ mạnh,… Quang cảnh ấy thường nhắc nhở mọi người nhớ lại rồi kể cho nhau nghe truyện Bánh chưng, bánh giầy.

MB 4

     Tết - là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trơi lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng. và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

MB 5

      Trong truyền thuyết dân gian, các yếu tố kì ảo được tạo nên từ các nhân vật ông Bụt bà Tiên có phép thuật nhằm đến giúp đỡ cho những người có số phận nghèo khổ, bất hạnh, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp nữa. “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên của bất cứ gia đình nào trên dải đất hình chữ S đều không thể thiếu được hai thứ sản vật hết sức bình dị đó là bánh chưng và bánh giầy. Và chúng ta không thể không kể đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com



Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí