Soạn văn 8, ngữ văn 8 cánh diều Bài 5. Nghị luận xã hội

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) CD


Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Trong lịch sử Trung Quốc xưa kia nhà Thương, nhà Chu đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh - Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, ông muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Bố cục

3 phần

- Phần 1 (Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”): Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2 (“Huống gì” đến “muôn đời”): Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3 (Còn lại): Thông báo quyết định dời đô.

Giọng đọc

Hào hùng, đanh thép

Nội dung chính

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.

2. Đề tài

Ban bố thiên hạ về việc dời đô

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Thể loại

Chiếu 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí