Soạn bài Trong mắt trẻ SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết>
Đọc trước đoạn trích Trong mắt trẻ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (Antoine de Saint-Exupéry) và tác phẩm Hoàng tử bé.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Văn bản đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương. |
Chuẩn bị
(trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước đoạn trích Trong mắt trẻ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (Antoine de Saint-Exupéry) và tác phẩm Hoàng tử bé.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry, thường được biết tới với tên Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử bé (Le Petit Prince).
* Tác giả:
- Tên: Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri;
- Năm sinh – năm mất: 1900 – 1944;
- Nhà văn lớn của Pháp;
- Các sáng tác lấy đề tài, cảm hứng từ hững chuyến bay và cuộc sống của người phi công;
- Đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn.
- Tác giả là một phi công và từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- Ông có những tác phẩm xuất sắc như Hoàng tử bé, Bay đêm, Cõi người ta, Phi công thời chiến…
* Tác phẩm:
- Hoàng tử bé đã được dùng để đặt cho một thiên thể: hành tinh 2578 Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. Hoàng tử bé từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp, được dịch ra hơn 250 thứ tiếng, đã phát hành hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục được in khoảng 2 triệu bản mỗi năm, được chuyển thể thành truyện tranh, phim… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8 bản dịch tác phẩm Hoàng tử bé.
- Phần trích trong tác phẩm là chương I & chương II.
Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry, thường được biết tới với tên Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Hoàng tử bé, nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công bị rơi xuống sa mạc với cậu bé ngoài hành tinh. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc.
Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince, phát âm: [lə p(ə)ti pʁɛ̃s]), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ông đã thuê ngôi biệt thự The Bevin House ở Asharoken, Long Island, New York trong khi viết tác phẩm này. Cuốn tiểu thuyết cũng bao gồm nhiều bức tranh do chính Saint-Exupéry vẽ. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại, được phát triển thành một sê ri truyện tranh 39 chương bởi Élyum Studio, và một phiên bản graphic novel bìa cứng chuyển thể bởi danh họa tài năng Joann Sfar. Truyện còn được dùng như tài liệu cho những người muốn làm quen với ngoại ngữ.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/)
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nguyên nhân khiến nhân vật "tôi" trở thành phi công là vì nhân vật "tôi" tôi cho rằng việc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích, nếu người ta có lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.
Vì nhân vật “tôi” tôi cho rằng việc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích, nếu người ta có lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.
Nhân vật "tôi" cho rằng việc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích, nếu người ta có lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.
Nhân vật tôi yêu môn Địa lí và nhận thấy rằng khi làm phi công, "tôi" sẽ vận dụng được những kiến thức về môn Địa lí mình yêu thích để xác định được vị trí, phương hướng bay chính xác , kể cả khi bay vào ban đêm.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Có thể cho rằng nhận xét của hoàng từ bé về những bức vẽ của "tôi" là bất ngờ, đầy thú vị vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích. Trước đây, mỗi khi nhân vật "tôi" đưa bức tranh của mình cho người khác xem, không ai có thể nhận ra nội dung thật sự mà anh muốn vẽ cả.
Vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích.
Vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích. Trước đây, mỗi khi nhân vật "tôi" đưa bức tranh của mình cho người khác xem, không ai có thể nhận ra nội dung thật sự mà anh muốn vẽ cả.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn trích trên kể về sự kiện nhân vật "tôi" gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.
Nội dung các chương I, II và XXVII đều đề cập đến việc nhân vật "tôi" gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật "tôi".
- Sự kiện nhân vật “tôi” gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.
- Nội dung các chương đều đề cập đến việc nhân vật “tôi” gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật “tôi”.
- Đoạn trích trên kể về sự kiện nhân vật "tôi" gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.
- Nội dung các chương I, II và XXVII đều đề cập đến việc nhân vật "tôi" gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật "tôi".
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và nêu ý nghĩa hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật "tôi" gặp sự cố máy bay và phải sống cô đơn trên sa mạc. Trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện. Sự xuất hiện bất thường của hoàng tử bé giữa sa mạc hoang vu khiến nhân vật tôi phải ngạc nhiên, rồi lại bất ngờ khi tìm ra người có khả năng xem hiểu các bức tranh mà anh vẽ, nhận ra điều quan trọng của mỗi bức tranh. Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh éo le càng khiến nó khắc sâu vào tâm trí nhân vật "tôi", anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng vì phải sống cô độc giữa sa mạc.
- Hoàn cảnh: nhân vật “tôi” gặp sự cố máy bay trên sa mạc, trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện.
- Ý nghĩa: khắc sâu vào tâm trí nhân vật “tôi”, anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng
– Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tỉnh huống sống còn: cô độc trên sa mạc rộng lớn, nước chỉ còn dùng đủ tám ngày, tự mình sửa chữa máy bay để mong thoát khỏi nơi đây, đang thiếp đi vì mệt mỏi.
– Trong bối cảnh ấy, khi cạn dần sức lực, hi vọng, con người rất cần một chỗ dựa. Có thể nói hoàng tử bé xuất hiện rất đúng lúc, xuất hiện một cách đối lập hoàn toàn với những gì mà nhân vật “tôi” đang gặp (ngoại hình đẹp đẽ, “chẳng có vẻ gì là lạc đường hay mệt mỏi, không là người vì đói khát, cũng chẳng hề tỏ ra sợ sệt”, lời nói và phản ứng rất nhẹ nhàng, yêu cầu một vấn đề thiên về khía cạnh tinh thần chứ không phải những thứ giúp thoát khỏi tình trạng cô đơn, lạc lõng nơi sa mạc) để thực sự trở thành một điểm tựa tinh thần cho nhân vật “tôi”. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, đầy thử thách như vậy, giá trị của việc hoàng tử bé xuất hiện càng được thể hiện rõ.
- Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé: Nhân vật "tôi" gặp hoàng từ bé khi đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra do máy bay gặp sự cố. Trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện.
- Sự xuất hiện bất thường của hoàng tử bé giữa sa mạc hoang vu khiến nhân vật tôi từ ngạc nhiên, rồi lại đến bất ngờ khi tìm ra người có khả năng thấu hiểu các bức tranh mà anh vẽ và nhận ra điều quan trọng của mỗi bức tranh. Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh éo le ấy càng khiến khắc sâu vào tâm trí của nhân vật "tôi". Anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu mình trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng nhất khi sống cô độc một mình giữa sa mạc.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và đưa ra quan điểm của mình
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Điều dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ là do cậu còn nhỏ. Cậu nhìn bức tranh qua lăng kính của trẻ thơ. Thế giới của trẻ thơ rất phong phú, chúng nhìn thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau và vì tò mò, vì chưa hiểu qua nhiều về thế giới nên chúng mặc sức tưởng tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy, thay vì nhìn vào những cái thực tế, hoàng tử bé sử dụng sức tưởng tượng phong phú của trẻ con để nhìn nó, cậu đã nhìn thấy những điều mà người lớn không thể thấy, cảm nhận được những điều mà người mà người lớn không cảm nhận được.
- Điều dẫn đến sự khác nhau: do cậu còn nhỏ và nhìn bức tranh qua lăng kính của trẻ thơ
- Vì vậy, thay vì nhìn vào những cái thực tế, hoàng tử bé sử dụng sức tưởng tượng phong phú của trẻ con để nhìn bức tranh con cừu
– Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng từ bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ đó là ở chỗ người lớn không còn / không có khả năng tưởng tượng. liên tưởng phong phú như trẻ thơ. Người lớn đã nhìn bức tranh ở bề mặt chứ không chú tâm đến sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện mà trẻ con muốn trình bày. Nói đúng hơn, người lớn đã không nhìn tranh vẽ của trẻ con bằng đôi mắt của trẻ con.
– Điều này đã tác động sâu sắc đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cửu vì bằng sự phát hiện tinh tế, khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú, sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, cậu đã nhận ra những điều mà nhiều người khó có thể thấy:
+ Cậu chỉ nhìn cái hộp mà hình dung ra cả một chú cừu đang ở trong hộp ấy, tưởng tượng được cả vẻ ngoài lẫn trạng thái của chú cừu đó.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần cuối văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Sáu năm sau cuộc gặp gỡ, nhân vật "tôi" vẫn chưa kể cho ai nghe về câu chuyện này. Anh cảm thấy buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không còn được gặp lại hoàng từ bé nữa. Có lẽ, anh coi hoàng tử bé như một người bạn tâm dao, một người duy nhất trên thế gian thấu hiểu anh. Anh mãi chẳng quên được cuộc gặp gỡ này. Anh vẫn luôn nghĩ về cậu rồi tự hỏi liệu cậu đã trở về hành tinh của mình. Trong những đêm tối, anh lại thích nhìn bầu trời đầy sao và lắng nghe sao trời như thể qua nó anh có thể nghe được âm thanh quen thuộc của cậu.
Anh nhớ đến cậu và nhận ra những điều anh đã quên phải vẽ, anh mặc sức tưởng tượng những điều sẽ xảy ra do sự thiếu sót của anh trong quá trình vẽ, về bông hoa và con cừu. Nhân vật "tôi" vẫn luôn tự tưởng tượng như vậy rồi tự thấy thú vị, hạnh phúc, rồi lại lo lắng, tự hỏi. Đối với mọi người lớn khác, đó có thể chỉ là điều tầm phào không đáng quan tâm, nhưng với anh, nó quan rất quan trọng, bởi nó luôn nhắc nhở anh nhớ đến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, nhớ đến người bạn nhỏ có thể xem hiểu các bức tranh của anh như xem hiểu tâm hồn anh.
Đối với nhân vật "tôi", việc phải sống cô độc giữa sa mạc hoang vu thật đáng buồn. Những khung cảnh đó của là quang cảnh anh cho là đẹp nhất. Bởi tại nơi đó, anh gặp cậu, gặp được người bạn nhỏ lướt qua cuộc đời anh nhanh như một cơn gió. Cũng vì thế mà anh đã nhắn nhủ với những ai đã ghé ngang nơi đây, nếu một lần nhìn thấy hoàng tử bé, hãy viết thư cho anh ngay. Có lẽ, anh vẫn đang mong ngóng ngày gặp lại cậu.
=> Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé là vì cậu là người duy nhất hiểu anh, được anh coi như một người bạn tâm giao, tri kỉ.
- Sáu năm sau cuộc gặp gỡ, nhân vật “tôi” vẫn chưa kể cho ai nghe về câu chuyện này. Anh cảm thấy buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không còn được gặp lại hoàng từ bé nữa.
- Anh nhớ đến cậu và nhận ra những điều anh đã quên phải vẽ, anh mặc sức tưởng tượng những điều sẽ xảy ra do sự thiếu sót của anh trong quá trình vẽ, về bông hoa và con cừu.
- Có lẽ, anh vẫn đang mong ngóng ngày gặp lại cậu vì cậu là người duy nhất hiểu anh, được anh coi như một người bạn tâm giao, tri kỉ.
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:
+ Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”.
+ Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.
+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.
– Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé:
+ Hoàng tử bé như là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”.
+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, là động lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có.
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:
Sáu năm sau cuộc gặp gỡ, nhân vật "tôi" vẫn chưa kể cho ai nghe về câu chuyện này. Anh cảm thấy buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không còn được gặp lại hoàng từ bé nữa. Có lẽ, anh coi hoàng tử bé như một người bạn tâm dao, một người duy nhất trên thế gian thấu hiểu anh. Anh mãi chẳng quên được cuộc gặp gỡ này. Anh vẫn luông nghĩ về cậu rồi tự hỏi liệu cậu đã trở về hành tinh của mình. Trong những đêm tối, anh lại thích nhìn bầu trời đầy sao và lắng nghe sao trời như thể qua nó anh có thể nghe được âm thanh quen thuộc của cậu.
Đối với nhân vật "tôi", việc phải sống cô độc giữa sa mạc hoang vu thật đáng buồn. Nhưng khung cảnh đó của là quang cảnh anh cho là đẹp nhất. Bởi tại nơi đó, anh gặp cậu, gặp được người bạn nhỏ lướt qua cuộc đời anh nhanh như một cơn gió. Cũng vì thế mà anh đã nhắn nhủ với những ai đã ghé ngang nơi đây, nếu một lần nhìn thấy hoàng tử bé, hãy viết thư cho anh ngay. Có lẽ, anh vẫn đang mong ngóng ngày gặp lại cậu.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản Trong mắt trẻ sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện.
Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.
- Nhận xét: sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn; sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem.
- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.
- Điểm đặc sắc về hình thức trình bày của văn bản là có những tranh vẽ minh họa bám sát diễn biến câu chuyện.
- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.
Văn bản Trong mắt trẻ sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện.
Em ấn tượng với bức tranh cuối cùng nhất bởi nó đã đã lột tả được sự cô đơn của tác giả khi phải sống cô độc giữa sa mạc.
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?
Phương pháp giải:
Rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những đứa trẻ luôn có những góc nhìn mới mẻ, phong phú. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có một cái nhìn khác với các sự vật hiện tượng nhưng góc nhìn của những đứa trẻ luôn đầy những bất ngờ thú vị.
Thông điệp:
- Trẻ em rất cần sự động viên, khuyến khích của người lớn đối với những nguyện vọng, mơ ước của mình vì điều đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm của người lớn với các em.
- Trẻ em cần lắng nghe những khuyên bảo của người lớn trên con đường thực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ từ gia đình. Các em cũng cần học cách thuyết phục người khác chấp nhận những ước mơ của mình bằng tất cả sự cầu thị, tự tin và kiên định.
- Mỗi người đều cần học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt, có sự tôn trọng cần thiết đối với góc nhìn riêng của từng cá nhân về một sự vật, hiện tượng.
- Đừng bao giờ đánh mất sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có ở thời thơ ấu vì đây chính là những nền tảng quan trọng để giúp mỗi cá nhân có thể trưởng thành nhanh chóng.
Thông điệp em rút ra sau khi đọc đoạn trích: Mỗi người đều có cái nhìn riêng về sự vật, và chẳng có ai giống ai cả.
CH cuối bài 7
Câu 7 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn bày tỏ quan điểm cá nhân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.
Em hoàn toàn đồng ý với nhận xét: "Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích". Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.
Bài đọc
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên 8 CD
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đổi tên cho xã
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người mẹ vườn cau
- Văn bản Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ"
- Văn bản Bộ phim "Người cha và con gái"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên 8 CD
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đổi tên cho xã
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người mẹ vườn cau
- Văn bản Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ"
- Văn bản Bộ phim "Người cha và con gái"