Soạn bài Trong mắt trẻ SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn


Đọc trước đoạn trích Trong mắt trẻ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (Antoine de Saint-Exupéry) và tác phẩm Hoàng tử bé.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

 

Chuẩn bị

(trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc trước đoạn trích Trong mắt trẻ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (Antoine de Saint-Exupéry) và tác phẩm Hoàng tử bé.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả

Lời giải chi tiết:

- Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry (Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri) gọi tắt là Saint-Ex (29/6/1900 – 31/7/1944)

- Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử bé (Le Petit Prince).

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Vì nhân vật “tôi” tôi cho rằng việc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích, nếu người ta có lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

- Sự kiện nhân vật “tôi” gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.

- Nội dung các chương đều đề cập đến việc nhân vật “tôi” gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật “tôi”.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và nêu ý nghĩa hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh: nhân vật “tôi” gặp sự cố máy bay trên sa mạc, trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện.

- Ý nghĩa: khắc sâu vào tâm trí nhân vật “tôi”, anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và đưa ra quan điểm của mình

Lời giải chi tiết:

- Điều dẫn đến sự khác nhau: do cậu còn nhỏ và nhìn bức tranh qua lăng kính của trẻ thơ

- Vì vậy, thay vì nhìn vào những cái thực tế, hoàng tử bé sử dụng sức tưởng tượng phong phú của trẻ con để nhìn bức tranh con cừu

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần cuối văn bản

Lời giải chi tiết:

- Sáu năm sau cuộc gặp gỡ, nhân vật “tôi” vẫn chưa kể cho ai nghe về câu chuyện này. Anh cảm thấy buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không còn được gặp lại hoàng từ bé nữa.

- Anh nhớ đến cậu và nhận ra những điều anh đã quên phải vẽ, anh mặc sức tưởng tượng những điều sẽ xảy ra do sự thiếu sót của anh trong quá trình vẽ, về bông hoa và con cừu.

- Có lẽ, anh vẫn đang mong ngóng ngày gặp lại cậu vì cậu là người duy nhất hiểu anh, được anh coi như một người bạn tâm giao, tri kỉ.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét: sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn; sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem.

- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết:

Những đứa trẻ luôn có những góc nhìn mới mẻ, phong phú. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có một cái nhìn khác với các sự vật hiện tượng nhưng góc nhìn của những đứa trẻ luôn đầy những bất ngờ thú vị

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 7

Câu 7 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn bày tỏ quan điểm cá nhân

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.

Xem thêm cách soạn khác


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí