Soạn bài Nước Đại Việt ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn>
Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. |
Chuẩn bị
(trang 114, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
- Bối cảnh lịch sử: Đầu năm 1428, sau khi tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
- Tiểu sử tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai. Quê tại Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm hiểu nghĩa của hai dòng đầu.
Phương pháp giải:
Đọc hai dòng đầu và giải nghĩa
Lời giải chi tiết:
Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Điều gì chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ riêng, nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lịch sử riêng, chế độ riêng, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có…
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phần (2) nhằm chứng minh cho điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 2
Lời giải chi tiết:
Việc giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước ta sẽ thất bại và phải trả giá đắt.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả đã nêu lên tư tưởng gì? Diễn đạt nội dung của tư tưởng đó bằng 2 – 3 câu văn.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và giải nghĩa 2 dòng đầu
Lời giải chi tiết:
- Tư tưởng nhân nghĩa: yên dân, trừ bạo.
- Diễn đạt: Tư tưởng “nhân nghĩa” theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ riêng, nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lịch sử riêng, chế độ riêng, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có…
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Luận điểm 1: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”: |
- “Yên dân”: Làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc - “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân |
Luận điểm 2: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền |
Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập, chủ quyền. |
Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc |
Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,... |
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích,…
Phương pháp giải:
Tìm phép đối, phép so sánh, cách sử dụng câu văn biền ngẫu và phân tích tác dụng
Lời giải chi tiết:
Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên)
=> Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và cách viết văn nghị luận của ông?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
- Tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi đã được đánh giá cao.
- Cách viết vô cùng đanh thép, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trả lời câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào?
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Với đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự chủ không thể xâm phạm của đất nước Đại Việt. Tác giả đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của một dân tộc lần lượt là: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,... Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời. Nếu bên Trung Quốc có các nước Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt ta có Triệu, Đinh, Lí, Trần. Mỗi bên cai quản một phương trời. Đại Việt là một quốc gia độc lập không phải chư một nước chư hầu. Tuy mỗi bên có thời kì phát triển và suy yếu khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có. Người ta nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", mà nguyên khí không mất thì nước còn phát triển. Vì Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nên hành vi xâm phạm lãnh thổ của giặc ngoại xâm là sai trái. Nhân dân Đại Việt anh hùng, sẵn sàng đấu tranh và đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thật là chúng ta đã chiến thắng rất nhiều trận đánh lớn.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Chiếu dời đô SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Tự đánh giá học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài giới thiệu một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài giới thiệu một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn