Đoạn văn "Tôi cũng ngồi lặng lẽ [...] tôi quý năm quyển sách của tôi..." thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật ông giáo.
Soạn bài Lão Hạc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết>
Đọc trước truyện ngắn Lão Hạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một số bài viết xung quanh tác phẩm Lão Hạc
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. |
Chuẩn bị
(trang 4, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước truyện ngắn Lão Hạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một số bài viết xung quanh tác phẩm Lão Hạc
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 nhưng giấy khai sinh ghi là 1917. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Tham khảo bài viết: Lão Hạc - Truyện ngắn Nam Cao.
+ Nam Cao (tên khai sinh là Trần Hữu Tri, 29 tháng 10, năm 1915 hoặc 1917 – 30 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam.
+ Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20.
- Tác giả Nam Cao(1915/1917 – 1951): tên thật là Trần Hữu Tri. Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học. Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ. Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may. Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội. Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1948, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1950, ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí văn nghệ.
- Quan điểm sáng tác
+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” ": “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”
+ Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 5, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đoạn văn “Tôi cũng ngồi lặng lẽ […] tôi quý năm quyển sách của tôi…” thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn văn liên quan đến nhân vật ông giáo trong tác phẩm.
Liên quan đến nhân vật ông giáo
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đoạn văn này giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cuộc sống của lão Hạc: Tình cảnh đáng thương, nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Lão Hạc nuôi con chó mà con trai để lại làm bạn.
Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.
Đoạn văn này giúp hiểu thêm về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc: nhà nghèo, vợ mất sớm, chỉ còn đứa con trai; con trai bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt không về. Chỉ có con chó vàng mà con trai để lại làm bạn.
Đoạn văn giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc: Lão Hạc là một con người có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo đến mức không thể lấy ra trăm bạc để lấy vợ cho người con trai duy nhất của mình, con trai ông phẫn chí đi đồn điền cao su Nam Kỳ, đi sáu năm rồi vẫn chưa về.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những lời nói của lão Hạc với “cậu Vàng” thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ những lời lão Hạc nói với cậu Vàng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Lời nói của lão Hạc với cậu Vàng thể hiện nỗi nhớ mong, tình cảm mà lão dành cho cậu con trai đi mãi không về đồng thời cũng thể hiện tình yêu mà lão Hạc dành cho cậu Vàng.
- Thể hiện nỗi nhớ mong, tình cảm dành cho cậu con trai
- Thể hiện tình yêu dành cho cậu Vàng
Thể hiện nỗi nhớ thương dành cho con trai đi mãi không về, đồng thời cũng là tình cảm mà lão Hạc dành cho cậu Vàng.
Những câu nói thể hiện việc lão Hạc rất yêu quý con chó của mình. Lão coi nó như con cháu trong nhà, như một con người để tâm sự, trò chuyện.
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu nói của lão Hạc “chua chát” ở chỗ nào?
Phương pháp giải:
Đọc và phân tích kĩ lời nói của lão Hạc
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Câu nói của lão Hạc chua chát ở chỗ lão rất yêu quý cậu Vàng nhưng vì hoàn cảnh lão buộc phải bán cậu đi, cuối cùng để che đậy cho những xót xa vì mất đi người bạn lão đành tìm một lí do là “hoá kiếp” cho cậu Vàng được làm người.
- Lão rất yêu quý cậu Vàng nhưng vì hoàn cảnh lão buộc phải bán cậu đi
- Để che đậy cho những xót xa vì mất đi người bạn lão đành tìm một lí do là “hoá kiếp” cho cậu Vàng được làm người.
Câu nói của lão Hạc "chua chát" ở chỗ ông nói về kiếp người của mình, về kiếp sống nghèo khổ của mình. Lão rất yêu quý cậu Vàng nhưng vì hoàn cảnh lão buộc phải bán cậu đi, cuối cùng để che đậy cho những xót xa vì mất đi người bạn lão đành tìm một lí do là “hoá kiếp” cho cậu Vàng được làm người.
Câu nói của lão Hạc chua chát ở chỗ: lão rất yêu quý cậu Vàng nhưng vì hoàn cảnh lão buộc phải bán nó đi và để che đậy cho nỗi xót xa vì mất đi người bạn trung thành lão đành tìm một lí do là “hoá kiếp” cho cậu Vàng được làm người.
Đọc hiểu 5
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và tìm ra hàm ý trong những việc nhờ vả của lão Hạc
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm:
- Yêu thương con trai, luôn mong ngóng con trở về
- Lo lắng chu toàn cho con
- Có lòng tự trọng (không muốn làm ảnh hưởng đến người khác)
- Là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này
- Yêu thương, lo lắng chu toàn và luôn mong ngóng con trai trở về
- Có lòng tự trọng
- Là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình
Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm:
- Yêu thương con trai, luôn mong ngóng con trở về
- Lo lắng chu toàn cho con
- Có lòng tự trọng (không muốn làm ảnh hưởng đến người khác)
- Là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này
Lão đến nhờ cậy ông giáo hai việc:
+ Trông nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
+ Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.
=> Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện tình yêu thương con của một người cha. Lão luôn lo lắng cho tương của con, nghĩ cho cuộc đời con. Bao nhiêu tiền bán được cây trái trong mảnh vườn nhỏ lão đều để dành cho con, chắt chiu từng hào cũng là lo cho con. Tiền bán cậu Vàng lão cũng để cho con. Dù trong cái đói quay quắt, cái nghèo nàn bao trùm lấy bản thân thì lão cũng nhất quyết không bán đi bất cứ một sào vườn nào mà phải để trọn vẹn cho con. Cuộc đời lão luôn nghĩ về con, mọi việc lão làn đều là vì con, lo lắng cho con.
Đọc hiểu 6
Câu 6 (trang 11, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những từ ngữ nào thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc?
Phương pháp giải:
Đọc và chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường của lão Hạc
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc: cắn rơm cắn cỏ, lạy, ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương…..
Từ ngữ: cắn rơm cắn cỏ, lạy, ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương…
Những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc:
+ "cắn rơm căn cỏ"
+ "lạy ông giáo"
Đọc hiểu 7
Câu 7 (trang 11, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời tâm sự của ông giáo
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Lời tâm sự của ông giáo ở đây là nói với người đọc, cũng là một lời độc thoại để người đọc hiểu hơn về vợ của ông giáo.
Nói với người đọc, cũng là một lời độc thoại.
Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với chính mình cũng là cho những người đọc. Câu nói thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.
Đọc hiểu 8
Câu 8 (trang 12, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Điều gì khiến ông giáo thấy “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Điều khiến ông giáo thấy “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”: ông giáo nghĩ lão Hạc - một người lương thiện nhưng cũng bị tha hoá, xấu xa giống như Binh Tư.
Ông giáo nghĩ lão Hạc - một người lương thiện nhưng cũng bị tha hoá, xấu xa
Vì ông giáo nghĩ lão Hạc - một người lương thiện nhưng cũng bị tha hoá, xấu xa giống như Binh Tư.
Điều khiến ông giáo thấy "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm buồn..." là: việc ông giáo thấy lão Hạc đi xin bả chó. Ông giáo nghĩ rằng lão Hạc vốn là người đáng kính nay lại theo gót Binh Tư để kiếm cái ăn. Ông nghĩ lão Hạc đã sa đọa không còn giữ được bản thân và điều này khiến ông rất buồn.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 – 15 dòng.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tóm tắt
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi con chó Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.
Lão Hạc là một nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì nhà quá nghèo con trai lão quẫn trí đã đăng kí đi làm đồn điền cao su. Lão Hạc sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm dài, lão đã không đủ sức làm thuê như trước, đến đường cùng, lão đã ra một quyết định hết sức đau đớn là bán cậu Vàng. Sau đó lão đem tiền bán chó và mảnh vườn để gửi ông giáo lo trước tiền ma chay. Ông giáo là một người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Trước đó, lão nói dối Binh Tư- một người àm nghề trộm chó rằng xin bả chó để bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là để tự kết liễu đời mình. Sau đó, Lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không một ai hiểu nguyên nhân lão chết ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Truyện có những nhân vật nào đáng chú ý? Phần (1) và (2) (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với phần sau của truyện?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Truyện có những nhân vật đáng chú ý: Lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng.
- Phần 1 và 2 (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò dẫn dắt, giới thiệu và kết nối đối với phần sau của truyện, giúp người đọc hiểu rõ hơn về câu chuyện và nội dung ở các phần sau của văn bản.
- Những nhân vật đáng chú ý: Lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng.
- Phần 1 và 2 (in chữ nhỏ) mở đầu có vai trò dẫn dắt, giới thiệu và kết nối.
- Truyện có những nhân vật đáng chú ý: Lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng.
- Phần (1) và (2) mở đầu văn bản có vai trò giới thiệu hoàn cảnh khốn khổ của lão Hạc; từ đó, tô đậm thêm những ngang trái xảy đến với lão Hạc trong phần (3) cũng như góp phần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn kết cục đầy bi thảm của lão Hạc ở cuối ở văn bản.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích nhân vật lão Hạc:
a. Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đặc biệt? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ai?
b. Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?
c. Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. Từ các chi tiết đó, em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi theo tiến trình văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Hoàn cảnh của lão Hạc: Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn. Trong nhà tài sản không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều nhỏ và một con chó được ông rất yêu quý đặt tên là cậu Vàng. Ông không có tiền cho con trai cưới vợ, người con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình. Sau một trận ốm, khi đã quá túng quẫn lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.
Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.
b. - Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:
+ Sau khi bán chó lão chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt "ầng ậc nước", mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu...Lão dằn vặt đau đớn đến tận cùng.
+ Lão đã ăn năn, dằn vặt, day dứt vì mình đã "lừa một con chó".
+ Lão khóc trong đau đớn vì không thể tha thứ cho bản thân mình.
+ Sau đó, lão tự an ủi bản thân vì đã "hóa kiếp cho nó".
- Nguyên nhân khiến lão Hạc có hành động như vậy là do tình cảnh nghèo khó, khốn cùng lão bị dồn vào đến chân tường, không còn sự lựa chọn nào khác. Do sau trận ốm lão không thể tự lo cho bản thân và một phần cũng vì thương con, lo con trai sau khi đi đồn điền cao su về không có tiền lấy vợ.
c.
- Trước khi chết, lão sang nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.
- Các chi tiết, từ ngữ miêu tả cái chết của Lão Hạc: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Từ một số chi tiết về lão Hạc ở nửa sau tác phẩm, em nhận thấy lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa. Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ. Lão Hạc cũng là một người rất coi trọng nhân phẩm, danh dự. Ông coi trọng nó hơn cả mạng sống của mình.
a.
- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.
- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.
b.
Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng |
|
Hành động |
- Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình. - Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”. |
Tâm trạng |
Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó” |
Nguyên nhân |
Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác. |
c.
- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.
- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.
a. Hoàn cảnh
Biểu hiện |
Đối tượng thuật lại |
- Nghèo khổ, vợ đã mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su. - Sống cô đơn, chỉ bầu bạn với mỗi con chó mà con trai từng nuôi. |
- Chính nhân vật lão Hạc thuật lại.
- Qua lời kể của nhân vật ông giáo. |
- Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa. - Cuối cùng, lão đành đau đớn bán đi con chó. |
- Chính nhân vật lão Hạc thuật lại.
- Qua lời kể của nhân vật ông giáo. |
- Sau khi nhờ ông giáo giữ tiền lo ma chay và giấy tờ mảnh vườn để lại cho con, lão Hạc sống rất khổ sở. - Cuối cùng, lão xin bả chó của Bình Tư để kết thúc cuộc đời trong vật vã, đau đớn. |
- Chủ yếu qua lời kể của nhân vật ông giáo. |
b.
- Hành động sau khi bán chó:
+ “Cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng “trông lão cười như mếu”.
+ Khóc hu hu.
- Tâm trạng sau khi bán chó:
+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó. + Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng.
+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân.
- Nguyên nhân dẫn đến hành động và tâm trạng trên:
+ Việc “lừa một con chó” mâu thuẫn với nhân cách tử tế từ trước tới giờ của lão.
- Lão Hạc xem cậu vàng như một người bạn, thậm chí là một người thân của mình.
+ Lão Hạc nhận thức được sự bế tắc của số phận khi phải lừa bán con chó.
c.
- Việc làm trước khi chết:
+ Nhờ ông giáo đứng tên văn tự để trông nom hộ ba sào vườn. + Gửi ông giáo ba mươi đồng để làm đám tang nếu lão có mệnh hệ gì.
- Diễn biến của cái chết:
+ “Vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”, “tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên”.
+ Chịu sự hành hạ khổ sở đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. – Nhận xét về nhân vật
+ Số phận: đầy bi thảm.
• Đói nghèo đã buộc nhân vật phải bán đi kỷ vật của con trai và cũng là người bạn thân thiết của bản thân.
• Bao nhiêu cơ cực đã đẩy nhân vật vào đường cùng, đành phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và giữ gìn lòng tự trọng
cho bản thân.
+ Phẩm chất: rất tốt đẹp.
• Rất mực thương con, luôn muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con được sống hạnh phúc.
• Dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng.
a. Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đáng chú ý? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của những ai?
- Hoàn cảnh của lão Hạc: Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn. Trong nhà tài sản không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều nhỏ và một con chó được ông rất yêu quý đặt tên là cậu Vàng. Ông không có tiền cho con trai cưới vợ, người con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình. Sau một trận ốm, khi đã quá túng quẫn lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.
b.
- Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:
+ Sau khi bán chó lão chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt "ầng ậc nước", mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu...Lão dằn vặt đau đớn đến tận cùng.
+ Lão đã ăn năn, dằn vặt, day dứt vì mình đã "lừa một con chó".
+ Lão khóc trong đau đớn vì không thể tha thứ cho bản thân mình.
+ Sau đó, lão tự an ủi bản thân vì đã "hóa kiếp cho nó".
- Theo em, nguyên nhân khiến lão Hạc có hành động như vậy là do tình cảnh quá nghèo khó, lão bị dồn vào đến bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác. Do sau trận ốm lão không thể tự lo cho bản thân và một phần cũng vì thương con, lo con trai sau khi đi đồn điền cao su về không có tiền lấy vợ.
c.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc,…)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và chú ý những chi tiết về ông giáo
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, nhưng ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.
Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, qua đó thể hiện những suy nghĩ, tâm tư của bản thân ông trước những bão giông của cuộc đời.
- Nhận xét: Là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Là người chứng kiến mọi đau khổ của rất nhiều người nhưng không thể làm gì.
- Vai trò: dẫn dắt câu chuyện, đồng thời là người tham gia vào câu chuyện.
* Hoàn cảnh:
- Có hoàn cảnh tương tự lão Hạc:
+ Nghèo khổ, vất vả.
+ Vì cuộc sống mà phải dứt ruột bán đi những thứ vô cùng quý giá với bản thân.
Ít nhiều gắn bó với lão Hạc:
+ Được lão chia sẻ những dự định, nỗi niềm.
+ Được lão tin tưởng nhờ cậy hai chuyện quan trọng cuối cùng. b) Suy nghĩ
- Thường có sự đối chiếu giữa hoàn cảnh của bản thân với hoàn
cảnh của lão Hạc.
- Có những bình luận, đánh giá khá sắc sảo, tinh tế về những chuyện lão Hạc kể hoặc những điều biết về lão Hạc.
- Càng về cuối tác phẩm càng nhiều những day dứt, suy tư về nhân thế.
* Tình cảm, thái độ dành cho lão Hạc:
– Thoạt đầu có vẻ dửng dưng, thờ ơ khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó và tâm sự về con trai.
– Cảm thông, chia sẻ, muốn giúp đỡ lúc thấy lão Hạc đau đớn vì
bán chó.
– Buồn bã, khó hiểu khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ.
– Thoáng nghi ngờ, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó.
* Vai trò của nhân vật:
– Bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho nhân vật lão Hạc.
– Với vai trò người kể chuyện, nhân vật đã giúp câu chuyện sinh động hơn nhờ sự đan xen, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong quá trình trần thuật.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945?
Phương pháp giải:
Trả lời câu hỏi theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Với truyện ngắn “Lão Hạc”, Nam Cao đã gửi gắm sự yêu thương, cảm thông và đau xót với số phận đau khổ, nghiệt ngã của người nông dân nghèo trước CMT8.
Tác giả gửi gắm sự yêu thương, cảm thông và đau xót.
Khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945 với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì sau:
- Nhà văn xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ.
- Nhà văn trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng.
- Nhà văn chia sẻ và cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ.
Theo em, khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm:
- Sự thấu hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.
- Đề cao vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân.
- Nêu nên sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc.và yêu tố mà em ấn tượng nhất.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với Lão Hạc.
+ Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
+ Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
- Yếu tố nghệ thuật mà em ấn tượng nhất chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều đại diện cho một tầng lớp trong xã hội cũ, họ sống lầm than, nghèo khổ, chật vật và không có lối thoát. Cách xây dựng nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xã hội cũng như số phận chung của những người lao động thấp cổ bé họng lúc bấy giờ.
- Nghệ thuật:
+ Ngôi kể thứ nhất – người kể chứng kiến toàn bộ câu chuyện.
+ Phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
+ Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
- Em ấn tượng nghệ thuật xây dựng nhân vật giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xã hội cũng như số phận chung của những người lao động thấp cổ bé họng lúc bấy giờ.
– Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc:
+ Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tâm lí tinh tế.
+ Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện.
+ Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác.
– Yếu tố nghệ thuật mà em ấn tượng nhất chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều đại diện cho một tầng lớp trong xã hội cũ, họ sống lầm than, nghèo khổ, chật vật và không có lối thoát. Cách xây dựng nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xã hội cũng như số phận chung của những người lao động thấp cổ bé họng lúc bấy giờ.
Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với Lão Hạc.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
- Trong các yếu tố nghệ thuật nêu trên, em ấn tượng với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Nhà văn Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng, khắc họa tâm lí nhân vật. Các nhân vật như Lão Hạc, ông giáo hiện ra một cách chân thực, sống động, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ rất riêng. Đồng thời, qua những nhân vật đó, chúng ta thấy được cuộc sống của những người dân thời xưa.
CH cuối bài 7
Câu 7 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Rút ra bài học cho bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí bởi đó là những tư tưởng, chiêm nghiệm về cuộc sống mà nhà văn muốn truyền tải đến người đọc, để ta hiểu thêm về con người và hoàn cảnh sống thời bấy giờ.
Em thích nhất đoạn văn “Chao ôi! Với những người ở quanh ta…..xa tôi dần dần.” vì đoạn văn này thể hiện sự cảm thông của tác giả với người lao động trong xã hội cũ, họ đã quá khổ sở để lo cho chính bản thân mình mà không thể động lòng thương với bất cứ ai.
Em thích nhất đoạn: “Chao ôi! Với những người ở quanh ta… xa tôi dần dần.” vì đoạn văn này thể hiện sự cảm thông của tác giả với người lao động trong xã hội cũ.
Em thích nhất đoạn văn “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta… không bao giờ ta thương....” vì đoạn văn này thể hiện sự cảm thông của tác giả với người lao động trong xã hội cũ, họ đã quá khổ sở để lo cho chính bản thân mình mà không thể động lòng thương với bất cứ ai.
Đoạn văn “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta [...] không bao giờ ta thương...” nêu bài học trong cách đánh giá người khác: Bản tính tốt của con người nhiều khi đang bị những biểu hiện tiêu cực che lấp đi; do vậy, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu, đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để có thể thông cảm, chia sẻ và yêu thương họ. Đoạn văn trên đã góp phần làm nên một nét đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc (trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người và đó cũng là một đặc trưng khá nổi bật trong những sáng tác của Nam Cao (tác phẩm thường có tính triết lí sâu sắc)
- Soạn bài Trong mắt trẻ SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên 8 CD
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đổi tên cho xã
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người mẹ vườn cau
- Văn bản Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ"
- Văn bản Bộ phim "Người cha và con gái"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên 8 CD
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đổi tên cho xã
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người mẹ vườn cau
- Văn bản Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ"
- Văn bản Bộ phim "Người cha và con gái"